Đề bài

Xác định cảm xúc của tác giả ở khổ thơ này. Dựa vào đâu em xác định như vậy?

Phương pháp giải

Vận dụng tri thức ngữ văn

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

Khổ thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, nhớ cuộc sống tự do, yêu quê hương đất nước và say mê cách mạng của nhân vật trữ tình. Tác giả đã sử dụng điệp từ “đâu” để nhắc nhớ tới những hình ảnh quen thuộc của quê hương

Cách 2

Cảm xúc: tiếng lòng da diết với cuộc đời, nhớ cuộc sống tự do, yêu quê hương đất nước và say mê cách mạng. Căn cứ vào điệp từ “đâu” để xác định.

Cách 3

Cảm xúc của tác giả ở khổ này là nỗi nhớ thương, dựa vào điệp từ “đâu” được lặp đi lặp lại 4 lần.

Cách 4

Thể hiện cảm xúc nhớ đồng da diết.

Vần thơ làm hiện lên một không gian nghệ thuật bức tranh đồng quê: diễn tả một tâm trạng nghệ thuật ấy là nỗi nhớ đồng da diết. Nhớ hương vị quê hương, nhớ cồn thơm đất nhả mùi", nhớ luống cày, nhớ hương lúa. Nhở lũy tre, ruồng tre xanh trùm bóng mát rượi "thở yên vui". Chữ  thở trong câu thơ "đâu ruồng tre mát thở yên vui" được sử dụng tài tình, gợi tả âm thanh rì rào, lao xao của lá tre, khúc nhạc yên vui, êm đềm của làng quê ta bao đời nay. Một sự chuyển đổi cảm giác đầy thi vị. Nhớ đồng là nhớ "từng ô mạ xanh mơn mởn" - tươi đẹp và xanh non. Nhớ đồng là nhớ vị "bùi" của sắn, vị “ngọt" của khoai. Các tính từ - bổ ngữ: "thơm", "mát", "yên vui", “xanh mơm mởm” "ngột", "bùi"... đã tô đậm vẻ đẹp của đồng quê. Bức tranh quê trong hoài niệm hiện lên thân thuộc, bình dị, xinh đẹp và đáng yêu biết bao! Bị tù đày mà xa cách quê hương. Cảnh sắc quê hương giờ đây chỉ hiện lên trong hoài niệm, trong nỗi nhớ vơi đầy. Chữ ''đâu” bốn lần xuất hiện diễn tả một cách xúc động, đầy ám ảnh nỗi nhớ đồng gắn liền với nỗi đau buồn cô đơn của nhà thơ đang bị đày đọa trong chốn ngục tù.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Vùng đất hoặc con người nào đã để lại trong em ấn tượng sâu đậm?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Việc lặp lại hai dòng thơ trong bài thơ Nhớ đồng có tác dụng gì?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Xác định thể thơ của bài thơ Nhớ đồng và cách gieo vần, ngắt nhịp trong khổ thơ thứ hai.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Tìm những câu thơ, những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ Nhớ đồng và nêu tác dụng của việc sử dụng các cách diễn đạt đó

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Nhận xét về cách sắp xếp các phần trong bố cục của bài thơ Nhớ đồng. Từ đó, xác định sự vận động của mạch cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ Nhớ đồng. Căn cứ vào đâu để em xác định như vậy?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Xác định chủ đề của bài thơ Nhớ đồng. Chủ đề đó được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật nào?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Theo em, tác giả muốn gửi thông điệp gì tới người đọc qua bài thơ Nhớ đồng?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Viết khoảng năm câu hoặc vẽ bức tranh thể hiện sự tưởng tượng của em về cảnh sắc, con người được gọi tả trong Nhớ đồng. Những hình ảnh tưởng tượng đó có tác dụng thế nào đối với việc hiểu nội dung bài thơ?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Nhớ đồng là sáng tác của tác giả nào?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Tố Hữu sáng tác bài thơ Nhớ đồng để tặng người bạn nào?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Nhớ đồng được in trong tập thơ nào?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Bài thơ Nhớ đồng được sáng tác trong những ngày tháng Tố Hữu bị giam cầm ở nhà lao nào?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Giá trị nội dung của bài thơ Nhớ động – Tố Hữu là?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Bài thơ Nhớ đồng nằm trong phần nào của tập thơ Từ ấy?

Xem lời giải >>