Hãy nêu tên những truyện cười mà em biết. Chọn kể một truyện cười em cho là thú vị.
Dựa vào kiến thức và hiểu biết của em để trả lời.
Một số truyện cười mà em biết: Thầy bói xem voi; Tam đại con gà; Đi chợ; Nhưng nó phải bằng hai mày…
Kể lại truyện Thầy bói xem voi: Năm ông thầy bói mù góp tiền để xem con voi có hình thù thế nào. Mỗi ông sờ một bộ phận của voi. Ông sờ vòi bảo con voi sun sun như con đỉa; ông sờ ngà bảo con voi chần chẫn như cái đòn càn; ông sờ tai bảo con voi như cái quạt thóc; ông sờ chân nói con voi như cái cột đình; ông sờ đuôi lại bảo con voi tun tủn như các chổi sể cùn. Năm ông cãi nhau rồi đánh nhau toác đầu chảy máu.
Cách 2- Truyện cười: Thầy bói xem voi; Tam đại con gà; Đi chợ; Nhưng nó phải bằng hai mày…
- Kể truyện Thầy bói xem voi:
+ Năm ông thầy bói mù góp tiền để xem con voi có hình thù thế nào.
+ Mỗi ông sờ một bộ phận của voi rồi phán theo ý kiến chủ quan
+ Năm ông cãi nhau rồi đánh nhau toác đầu chảy máu.
Cách 3- Một số truyện cười: Kẻ ngốc nhà giàu, Đẽo cày giữa đường, Tam đại con gà, Đi chợ,…
- Kể chuyện: Tam đại con gà
Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ” đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.
Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ.
Một hôm, dạy sách Tam thiên tự , sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm.
Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba.
Thấy vậy, thấy lấy làm sắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào:
– Dủ dỉ là con dù dì… Dủ dỉ là con dù dì…
– Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”?
Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ:
– Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tôi dạy cháu thế là dạy cho cháu nó biết tận tam đại con gà kia.
Chủ nhà càng không hiểu, hỏi:
– Tam đại con gà là nghĩa ra làm sao?
– Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!
Cách 4Truyện cười: Lợn cưới áo mới, Trạng Lợn, Trạng Quỳnh,…
Truyện cười em cho là thú vị nhất: Trạng Quỳnh.
Các bài tập cùng chuyên đề
Trong truyện Treo biển, vì sao nhà hàng cất cái biển?
Các truyện Lợn cưới, áo mới; Treo biển; Nói dóc gặp nhau phê phán những tính xấu nào của con người?
Đối thoại của hai nhân vật trong truyện Lợn cưới, áo mới có gì đặc biệt? Trong tình huống đó, cách hỏi và trả lời thông thường sẽ như thế nào?
Tính cách anh chàng có áo mới trong truyện Lợn cưới, áo mới được thể hiện qua những chi tiết nào?
Nhà hàng bán cá trong truyện Treo biển đã hành động như thế nào trước những lời nhận xét của mọi người? Nếu là chủ nhà hàng thì em sẽ làm gì trước những lời nhận xét đó?
Ở truyện Treo biển, sự lặp lại tình huống bị chê – gỡ biển nhiều lần có tác dụng gì?
Có điều gì khác thường ở lời nói của hai nhân vật trong truyện Nói dóc gặp nhau?
Theo em, trong Nói dóc gặp nhau, chi tiết nào tạo ra sự bất ngờ cho truyện?
Đối với thói hư tật xấu của con người, truyện cười có thể đả kích, lên án hay bông đùa, giễu cợt nhẹ nhàng, giáo dục kín đáo. Em có nhận xét gì về sắc thái của tiếng cười trong mỗi câu chuyện ở bài học Chùm truyện cười dân gian Việt Nam này?
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về một tính cách đáng phê phán được nói đến trong những truyện cười thuộc Chùm truyện cười dân gian Việt Nam.
Những tính xấu của con người bị phê phán trong các truyện Lợn cưới, áo mới; Treo biển; Nói dóc gặp nhau:
Điểm đặc biệt trong lời đối thoại của hai nhân vật trong truyện Lợn cưới, áo mới:
Trong tình huống của truyện, cách hỏi và trả lời thông thường sẽ là:
Những chi tiết thể hiện tính cách của anh chàng có áo mới trong truyện Lợn cưới, áo mới:
Hành động của nhà hàng bán cá trong truyện Treo biển trước những lời nhận xét của mọi người:
Nếu là chủ nhà hàng, trước những lời nhận xét của mọi người, em sẽ:
Tác dụng của việc lặp lại nhiều lần tình huống bị chê – gỡ biển trong truyện Treo biển:
Điều khác thường ở lời nói của hai nhân vật trong truyện Nói dóc gặp nhau:
Chi tiết tạo ra sự bất ngờ cho truyện Nói dóc gặp nhau:
Nhận xét về sắc thái của tiếng cười trong mỗi câu chuyện:
- Lợn cưới, áo mới:
- Treo biển:
- Nói dóc gặp nhau:
Đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về một tính cách đáng phê phán được nói đến trong chùm truyện cười dân gian Việt Nam đã học: