Đề bài

Ở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã biểu hiện một cái nhìn mới mẻ, tiến bộ về người nông dân so với văn học trung đại. Theo em, điều đó thể hiện ở những điểm nào?

Phương pháp giải

Tìm các chi tiết, từ ngữ miêu tả hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ từ đó đưa ra nhận xét 

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

Ở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã biểu hiện một cái nhìn mới mẻ, tiến bộ về người nông dân so với văn học trung đại:

“ Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó”

+ Các từ: “ há để”; “ hình dung” làm cho lời văn giống như lời khẳng định, lời tuyên ngôn về trách nhiệm gánh vác giang sơn

→  Nhận thức người nông dân về trách nhiệm với đất nước: mong muốn đấu tranh cho nền độc lập tổ quốc. Trong trận nghĩa đánh Tây, người nông dân vốn chỉ tay cuốc, tay cày đã vụt đứng lên thành những anh hùng hiên ngang, lẫm liệt. Lần đầu tiên trong văn học trung đại, người nông dân đã có sự tự nguyện ý thức về trách nhiệm công dân khi đất nước bị xâm lăng.

→  Nhận thức ở người nông dân có sự thay đổi, là bước phát triển trong lịch sử tư tưởng yêu nước Việt Nam thời trung đại.

Cách 2

- Xuất thân: Người nông dân trong "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" là người nông dân nghèo bị áp bức, bị bóc lột và chứng kiến cảnh đất nước rơi vào tay giặc trước sự bất lực của triều đình.

- Vẻ đẹp của người nông dân :

+ Ở văn học trung đại, người nông dân hiện lên với vẻ đẹp của sự chăm chỉ, cần mẫn, kiên trì, chịu thương chịu khó, hiền lành, chất phác.

+ Người nông dân trong "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" tuy cũng có vẻ ngoài chân chất, mộc mạc, tuy nhiên ở họ sáng lên vẻ đẹp của người chiến sĩ, anh dũng, gan trường, bất chấp hiểm nguy vì Tổ quốc.

- Tư tưởng :

+ Người nông dân trong văn học trung đại cũng như bao quần thần, họ mang nặng tư tưởng trung quân ái quốc .

+ Người nông dân trong "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" đã có sự thay đổi lớn về mặt tư tưởng khi vua chỉ là bù nhìn, đi ngược lại với quyền lợi của người dân. Tình yêu nước đối lập với lòng trung vua.

Cách 3

Ở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã biểu hiện một cái nhìn mới mẻ, tiến bộ về người nôn dân so với văn học trung đại. Theo em, điều đó thể hiện ở những điểm:

- Nhấn mạnh gốc gác nông dân của người nghĩa sĩ: Trong bài văn tế, Nguyễn Đình Chiểu đã nhấn mạnh rằng những người nghĩa sĩ vốn là nông dân. Điều này tạo ra một cái nhìn mới, tiến bộ hơn so với văn học trung đại, khi mà thường chỉ ca ngợi những anh hùng là quan tử, nho sĩ mà bỏ qua người nông dân

- Sử dụng ngôn ngữ và chi tiết bình thường, quen thuộc trong đời sống hàng ngày: Nguyễn Đình Chiểu đã dùng nhiều ngôn ngữ và chi tiết bình thường, quen thuộc trong đời sống hàng ngày để dựng lên hình ảnh rất sống độn của thế hệ những người chống Pháp tiêu biểu buổi ấy.

- Tạo ra hình ảnh người anh hùng từ người nông dân: Với bài văn tế này, lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc, văn chương có cái nhìn tiến bộ, mới mẻ về hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân. Những người nông dân này, dù quanh năm nghèo khó, chưa từng cầm vũ khí nhưng khi quân Pháp đến thì xông lên chiến đấu quên mình, biểu thị tinh thần dũng mãnh bất khuất, tiêu biểu cho ý chí độc lập, tự do của dân tộc. 

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Địa danh nào sau đây là quê hương của Nguyễn Đình Chiểu?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Nguyễn Đình Chiểu xuất thân trong gia đình như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Nội dung nào dưới đây không đúng về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Nhận định nào dưới đây nói chính xác về Nguyễn Đình Chiểu?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Cuộc đời sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu được chia làm mấy giai đoạn, đó là những giai đoạn nào?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Tác phẩm nào không phải là sáng tác giai đoạn sau khi thực dân Pháp xâm lược của tác giả Nguyễn Đình Chiểu?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu mang đậm màu sắc của:

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Đáp án không phải là đặc điểm thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Đáp án không phải mẫu người lí tưởng trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Nguyễn Đình Chiểu được xem là nhà thơ tiêu biểu nhất cho dòng văn chương đạo đức, ngoài ra còn được xem là:

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Nguyễn Đình Chiểu thường được người đời gọi là?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Nguyễn Đình Chiểu sống ở thế kỉ bao nhiêu?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Nguyễn Đình Chiểu đã mắc phải căn bệnh nào?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Đâu không phải nội dung tư tưởng trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng so sánh Nguyễn Đình Chiểu với?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Mục đích của tác phẩm Văn Tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là:

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Đọc trước Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, tìm hiểu những từ ngữ khó, những điển cố được sử dụng trong văn bản.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và hoàn cảnh sáng tác Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc giúp cho việc đọc hiểu tác phẩm 

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Chú ý hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ trong cuộc sống đời thường.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được miêu tả như thế nào trong chiến đấu?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Tiếng khóc trong bài văn tế có sự cộng hưởng nhiều nguồn cảm xúc. Đó là những cảm xúc nào?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Chú ý tình cảm, tâm nguyện của người còn sống đối với người đã hi sinh.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Dựa vào phần Kiến thức ngữ văn, hãy xác định bố cục và nêu ý chính trong các phần của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ đã được tái hiện như thế nào trong phần Thích thực của bài văn tế? ( Chú ý hình ảnh của họ trong sinh hoạt đời thường, khi kẻ thù xâm phạm đất nước, trong “trận nghĩa đánh Tây”).

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Tiếng khóc của tác giả xuất phát từ những nguồn cảm xúc nào? Tiếng khóc trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có bi lụy không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Phân tích một số thành công nghệ thuật của bài văn tế ( nghệ thuật sử dụng từ ngữ, các biện pháp tu từ, đối,..)

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Từ bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 10-12 dòng ) chia sẻ suy nghĩ của mình về hai chữ “ nhục” và “ vinh” trong cuộc sống.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Bạn biết gì về vai trò của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông đối với phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Bộ cuối thế kỉ XIX? Hãy chia sẻ với bạn cùng nhóm.

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Đọc từ câu 3 đến câu 9: Nghĩa sĩ Cần Giuộc xuất thân từ đâu? Điều gì thôi thúc họ ra trận?

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Đọc từ câu 10 đến câu 15: Bạn hình dung như thế nào về điều kiện và tinh thần chiến đấu của những nghĩa sĩ Cần Giuộc?

Xem lời giải >>