Tiếng khóc của tác giả xuất phát từ những nguồn cảm xúc nào? Tiếng khóc trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có bi lụy không? Vì sao?
Đọc lại phần 3 của tác phẩm và trả lời câu hỏi
Cách 1
- Tiếng khóc của tác giả xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc khác nhau
+ Nỗi nuối tiếc, hận cho những người phải hi sinh sự nghiệp dang dở, chí nguyện chưa thành.
+ Nỗi xót xa của gia đình của những nghĩa sĩ khi mất người thân
+ Nỗi căm hờn với kẻ thù đã gây ra biết bao khó khăn, đau khổ
+ Tiếng khóc uất nghẹn trước tình cảnh đau thương của dân tộc
- Tiếng khóc trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc tuy bi thiết nhưng không đượm màu tang tóc, bi lụy bởi nó mang âm hưởng tự hào, của sự khẳng định.
→ Nhà thơ thay mặt nhân dân khóc thương biểu dương công của những người nghĩa sĩ đã dũng cảm, kiên cường đứng lên để bảo vệ tổ quốc. Đồng thời, đó là tiếng khóc khích lệ tinh thần chiến đấu, sự nghiệp còn dang dở của những người còn sống.
Cách 2- Tiếng khóc của tác giả xuất phát từ nhưng nguồn cảm xúc :
+ Nỗi nuối tiếc, xót thương cho những người phải hi sinh đương lúc sự nghiệp dang dở, ước nguyện chưa thành
+ Nỗi xót xa của những gia đình mất người thân
+ Nỗi căm hờn những kẻ gây ra khó khăn, đau khổ cho dân tộc
+ Tiếng khóc uất nghẹn trước tình cảnh đau thương của dân tộc
- Tiếng khóc trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc tuy ai oán nhưng không bi luỵ, bởi lẽ :
+ Đó là tiếng khóc nhân nghĩa, tiếng khóc của lòng đồng cảm, thấu hiểu trước cái chết và cuộc sống đau thương, khổ nhục của dân tộc trước cuộc xâm lược của thực dân.
+ Đó là tiếng khóc thương biểu dương chiến công của những người nghĩa sĩ, tiếng khóc khích lệ tinh thần chiến đấu, sự nghiệp còn dang dở của người nghĩa sĩ.
→ Tiếng khóc ở đây không mang màu sắc bi lụy, thê lương mà mang âm hưởng hào hùng, tiếp thêm sức mạnh, niềm tự hào dân tộc.
Cách 3Tiếng khóc của tác giả xuất phát từ những nguồn cảm xúc khác nhau:
- Nỗi nuối tiếc, hận cho những người phải hi sinh sự nghiệp dang dở, chí nguyện chưa thành
- Nỗi xót xa của gia đình của những những nghĩa sĩ khi mất người thân
- Nỗi căm hờn với kẻ thù đã gây ra biết bao khó khăn, đau khổ
- Tiếng khóc uất nghẹn trước tình cảnh đau thương của dân tộc
- Sự cảm phục và tự hào với những người nông dân đã dũng cảm, kiên cường để bảo vệ nền độc lập Tổ quốc.
Tiếng khóc trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có bi lụy nhưng không đượm màu tang tóc, bi lụy bởi nó mang âm hưởng tự hào, của sự khẳng định.
Các bài tập cùng chuyên đề
Địa danh nào sau đây là quê hương của Nguyễn Đình Chiểu?
Nguyễn Đình Chiểu xuất thân trong gia đình như thế nào?
Nội dung nào dưới đây không đúng về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu?
Nhận định nào dưới đây nói chính xác về Nguyễn Đình Chiểu?
Cuộc đời sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu được chia làm mấy giai đoạn, đó là những giai đoạn nào?
Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu mang đậm màu sắc của:
Đáp án không phải là đặc điểm thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu?
Đáp án không phải mẫu người lí tưởng trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu?
Nguyễn Đình Chiểu được xem là nhà thơ tiêu biểu nhất cho dòng văn chương đạo đức, ngoài ra còn được xem là:
Nguyễn Đình Chiểu thường được người đời gọi là?
Nguyễn Đình Chiểu sống ở thế kỉ bao nhiêu?
Nguyễn Đình Chiểu đã mắc phải căn bệnh nào?
Đâu không phải nội dung tư tưởng trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu?
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng so sánh Nguyễn Đình Chiểu với?
Mục đích của tác phẩm Văn Tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là:
Đọc trước Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, tìm hiểu những từ ngữ khó, những điển cố được sử dụng trong văn bản.
Tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và hoàn cảnh sáng tác Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc giúp cho việc đọc hiểu tác phẩm
Chú ý hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ trong cuộc sống đời thường.
Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được miêu tả như thế nào trong chiến đấu?
Tiếng khóc trong bài văn tế có sự cộng hưởng nhiều nguồn cảm xúc. Đó là những cảm xúc nào?
Chú ý tình cảm, tâm nguyện của người còn sống đối với người đã hi sinh.
Dựa vào phần Kiến thức ngữ văn, hãy xác định bố cục và nêu ý chính trong các phần của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ đã được tái hiện như thế nào trong phần Thích thực của bài văn tế? ( Chú ý hình ảnh của họ trong sinh hoạt đời thường, khi kẻ thù xâm phạm đất nước, trong “trận nghĩa đánh Tây”).
Phân tích một số thành công nghệ thuật của bài văn tế ( nghệ thuật sử dụng từ ngữ, các biện pháp tu từ, đối,..)
Ở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã biểu hiện một cái nhìn mới mẻ, tiến bộ về người nông dân so với văn học trung đại. Theo em, điều đó thể hiện ở những điểm nào?
Từ bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 10-12 dòng ) chia sẻ suy nghĩ của mình về hai chữ “ nhục” và “ vinh” trong cuộc sống.
Bạn biết gì về vai trò của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông đối với phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Bộ cuối thế kỉ XIX? Hãy chia sẻ với bạn cùng nhóm.
Đọc từ câu 3 đến câu 9: Nghĩa sĩ Cần Giuộc xuất thân từ đâu? Điều gì thôi thúc họ ra trận?
Đọc từ câu 10 đến câu 15: Bạn hình dung như thế nào về điều kiện và tinh thần chiến đấu của những nghĩa sĩ Cần Giuộc?
Hai câu 24, 25 thể hiện tình cảm, cảm xúc của ai trước sự hi sinh của những người nghĩa sĩ?