Phân tích một số thành công nghệ thuật của bài văn tế ( nghệ thuật sử dụng từ ngữ, các biện pháp tu từ, đối,..)
Đọc lại tác phẩm và tìm ra các hình ảnh, từ ngữ đặc sắc nghệ thuật
Cách 1
- Sử dụng từ ngữ giản dị, gần gũi và lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân Nam Bộ
- Nhiều thủ pháp nghệ thuật được sử dụng rất thành công:
+ Phép đối được sử dụng rộng rãi, đạt hiệu quả nghệ thuật cao. Đối từ ngừ: trống kì>< trống giục, lướt tới>< xông vào, đâm ngang >< chém ngược, hè trước >< ó sau… Đối ý: ta (manh áo vải, ngọn tầm vông) >< địch (đạn nhỏ, đạn to, tàu sắt, tàu đồng); vũ khí thô sơ (rơm con cúi, lưỡi dao phay) >< chiến thắng lớn (đốt xong nhà dạy đạo, chém rớt đầu quan hai)… Những phép đối nói trên đã khắc họa vẻ đẹp bi tráng của người nông dân nghĩa sĩ.
+ Các hình ảnh biểu tượng (súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ…)
+ So sánh (trông tin quan như trời hạn trông mưa, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ), đặc tả (đạp rào lướt tới, xô cửa xông vào),..
- Giọng văn thay đổi linh hoạt, phù hợp với nội dung biểu đạt, trạng thái cảm xúc, trên nền âm hưởng chủ đạo là thống thiết.
+ Khi gợi lại cuộc sống lam lũ, nghèo khó của người nông dân: Giọng văn bùi ngùi, trầm lắng
+ Khi tái hiện trận công đồn: Nhịp điệu văn nhanh, mạnh, dồn dập, khắc họa những hành động khẩn trương, quyết liệt, gợi tả khí thế sôi động, tâm trạng hào hứng, hả hê: kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà, ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ.
+ Khi ca ngợi những người nghĩa sĩ xả thân vì nước: Lời văn trở nên trang trọng, tự hào
Cách 2- Nghệ thuật sử dụng từ ngữ :
+ Các động từ mạnh : Hành động: đạp, xô, đấm, đánh, đâm, chém,.. Sử dụng một loạt các động từ gợi sức mạnh, tư thế hiên ngang, tinh thần quả cảm của nghĩa sĩ.
+ Từ láy "cui cút" tái hiện cuộc sống chịu khó, lam lũ, bao lo toan, vất vả nhưng vẫn nghèo túng của những người nông dân. “vấy vá”, “bòng bong”,...một loạt từ láy tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.
- Biện pháp tu từ
+ Liệt kê : “việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy,...tập mác, tập cờ.” – nhấn mạnh các công việc thường ngày của người nông dân khác xa so với những bài tập luyện chiến trận. Nổi rõ người nông dân chất phác, cả một đời chưa động đến giáo mác.
+ So sánh : “Chưa ắt còn danh nổi như phao...mất tiếng vang như mõ” ; “trông tin quan như trời hạn trông mưa”, tăng giá trị biểu cảm, cụ thể hóa hình ảnh.
- Đối :
+ “Súng giặc đất rền” – “Lòng dân trời tỏ” : phác họa khung cảnh dữ dội. Đối lập giữa thế lực xâm lược hung bạo với vũ khí tối tân và ý chí chiến đấu của nhân dân.
+ “..việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy,..” – “tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ” : Nhấn mạnh đến sự đối lập giữa công việc hàng ngày của người nông dân và công việc của những chiến sĩ chiến đấu.
Các bài tập cùng chuyên đề
Địa danh nào sau đây là quê hương của Nguyễn Đình Chiểu?
Nguyễn Đình Chiểu xuất thân trong gia đình như thế nào?
Nội dung nào dưới đây không đúng về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu?
Nhận định nào dưới đây nói chính xác về Nguyễn Đình Chiểu?
Cuộc đời sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu được chia làm mấy giai đoạn, đó là những giai đoạn nào?
Tác phẩm nào không phải là sáng tác giai đoạn sau khi thực dân Pháp xâm lược của tác giả Nguyễn Đình Chiểu?
Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu mang đậm màu sắc của:
Đáp án không phải là đặc điểm thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu?
Đáp án không phải mẫu người lí tưởng trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu?
Nguyễn Đình Chiểu được xem là nhà thơ tiêu biểu nhất cho dòng văn chương đạo đức, ngoài ra còn được xem là:
Nguyễn Đình Chiểu thường được người đời gọi là?
Nguyễn Đình Chiểu sống ở thế kỉ bao nhiêu?
Nguyễn Đình Chiểu đã mắc phải căn bệnh nào?
Đâu không phải nội dung tư tưởng trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu?
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng so sánh Nguyễn Đình Chiểu với?
Mục đích của tác phẩm Văn Tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là:
Đọc trước Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, tìm hiểu những từ ngữ khó, những điển cố được sử dụng trong văn bản.
Tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và hoàn cảnh sáng tác Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc giúp cho việc đọc hiểu tác phẩm
Chú ý hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ trong cuộc sống đời thường.
Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được miêu tả như thế nào trong chiến đấu?
Tiếng khóc trong bài văn tế có sự cộng hưởng nhiều nguồn cảm xúc. Đó là những cảm xúc nào?
Chú ý tình cảm, tâm nguyện của người còn sống đối với người đã hi sinh.
Dựa vào phần Kiến thức ngữ văn, hãy xác định bố cục và nêu ý chính trong các phần của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ đã được tái hiện như thế nào trong phần Thích thực của bài văn tế? ( Chú ý hình ảnh của họ trong sinh hoạt đời thường, khi kẻ thù xâm phạm đất nước, trong “trận nghĩa đánh Tây”).
Tiếng khóc của tác giả xuất phát từ những nguồn cảm xúc nào? Tiếng khóc trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có bi lụy không? Vì sao?
Ở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã biểu hiện một cái nhìn mới mẻ, tiến bộ về người nông dân so với văn học trung đại. Theo em, điều đó thể hiện ở những điểm nào?
Từ bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 10-12 dòng ) chia sẻ suy nghĩ của mình về hai chữ “ nhục” và “ vinh” trong cuộc sống.
Bạn biết gì về vai trò của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông đối với phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Bộ cuối thế kỉ XIX? Hãy chia sẻ với bạn cùng nhóm.
Đọc từ câu 3 đến câu 9: Nghĩa sĩ Cần Giuộc xuất thân từ đâu? Điều gì thôi thúc họ ra trận?
Đọc từ câu 10 đến câu 15: Bạn hình dung như thế nào về điều kiện và tinh thần chiến đấu của những nghĩa sĩ Cần Giuộc?