Đề bài

Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ đã được tái hiện như thế nào trong phần Thích thực của bài văn tế? ( Chú ý hình ảnh của họ trong sinh hoạt đời thường, khi kẻ thù xâm phạm đất nước, trong “trận nghĩa đánh Tây”).

Phương pháp giải

Tìm các chi tiết, từ ngữ miêu tả hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

- Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân được miêu tả bằng bút pháp tả thực:

a. Trước khi giặc đến:

+ Xuất thân: là những người nông dân nghèo khó “cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó”

+ Cuộc sống: gắn bó với công việc ruộng đồng: việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy vốn quen làm...

+ Sử dụng từ láy "cui cút" tái hiện cuộc sống chịu khó, lam lũ, bao lo toan, vất vả nhưng vẫn nghèo túng của những người nông dân

→ Bản tính hiền lành, chất phác của người nông dân 

+ Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ,…

→ Xa lạ, không hiểu biết với công việc nhà binh, chiến tranh.

b. Khi kẻ thù xâm phạm đất nước:

+ Tâm trạng lo âu, hồi hộp luôn trong trạng thái bất ổn của người nông dân

+ Lòng căm thù giặc tột cùng gian: hơn 10 tháng, đã 3 năm đến mức phản ứng tự nhiên mà quyết liệt: muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ,...

+ Nhận thức: “một mối xa thư đồ sộ”, “ hai vầng nhật nguyệt chói lòa”

→ Nhận thức về trách nhiệm của mình trước hoàn cảnh đất nước.

+ Hành động: “Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình”; “chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”

 → Tâm thế mới: tự nguyện bổ sung vào đội quân chiến đấu với quyết tâm.

c. Trong “ trận nghĩa đánh Tây”:

+ Những người nghĩa sĩ nông dân vốn chẳng được huấn luyện, vũ khí chiến đấu chính là những nông cụ thô sơ

+Tinh thần dũng cảm, kiên cường, quật cường, xả thân 

→ Tư thế hiên ngang, tinh thần quả cảm của nghĩa sĩ

Cách 2

- Hình ảnh người nông dân trong sinh hoạt đời thường : “Chưa quen cung ngựa,...chỉ biết ruộng trâu”; “tập khiên, tập súng,...mắt chưa từng ngó”. Họ chưa từng có kinh nghiệm chiến đấu trước đó, họ chỉ là những người lao động cần mẫn, chăm chỉ, chất phác.

- Hình ảnh người nông dân khi kẻ thù xâm phạm đất nước : Họ nhận thức trách nhiệm của bản thân, tự nguyện chiến đấu, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc “Nào đợi ai đòi, ai bắt,...chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi...”

- Hình ảnh người nông dân trong “trận nghĩa đánh Tây” : hào hùng, anh dũng,họ trở nên dũng cảm, kiên cường : “coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to...liều mình như chẳng có”. Người nông dân mang khí phách nghĩa sĩ “Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh”.

Cách 3

Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ đã được tái hiện trong phần Thích thực của bài văn tế:

- Trong sinh hoạt đời thường: Họ là những người nông dân nghèo khổ, chăm chỉ, cần mẫn làm ăn. Họ là “dân áp, dân lân”, “ngoài cật có một manh áo vải”. Bản tính lại hiền lành, chất phác, quanh năm suốt tháng “côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó”. Bên trong lũy tre làng, họ “chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”, thành thục với nghề nông trang.

- Khi kẻ thù xâm lược đất nước: Có sự chuyển biến về tình cảm, nhận thức, hành động tự nguyện. Khi nghe tin quân giặc đến, dù là dân thường nhưng những người nông dân lòng đầy sốt ruột.

- Trong trận đánh Tây: Họ được so sánh với lính thú thời xưa.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Địa danh nào sau đây là quê hương của Nguyễn Đình Chiểu?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Nguyễn Đình Chiểu xuất thân trong gia đình như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Nội dung nào dưới đây không đúng về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Nhận định nào dưới đây nói chính xác về Nguyễn Đình Chiểu?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Cuộc đời sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu được chia làm mấy giai đoạn, đó là những giai đoạn nào?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu mang đậm màu sắc của:

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Đáp án không phải là đặc điểm thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Đáp án không phải mẫu người lí tưởng trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Nguyễn Đình Chiểu được xem là nhà thơ tiêu biểu nhất cho dòng văn chương đạo đức, ngoài ra còn được xem là:

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Nguyễn Đình Chiểu thường được người đời gọi là?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Nguyễn Đình Chiểu sống ở thế kỉ bao nhiêu?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Nguyễn Đình Chiểu đã mắc phải căn bệnh nào?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Đâu không phải nội dung tư tưởng trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng so sánh Nguyễn Đình Chiểu với?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Mục đích của tác phẩm Văn Tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là:

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Đọc trước Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, tìm hiểu những từ ngữ khó, những điển cố được sử dụng trong văn bản.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và hoàn cảnh sáng tác Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc giúp cho việc đọc hiểu tác phẩm 

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Chú ý hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ trong cuộc sống đời thường.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được miêu tả như thế nào trong chiến đấu?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Tiếng khóc trong bài văn tế có sự cộng hưởng nhiều nguồn cảm xúc. Đó là những cảm xúc nào?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Chú ý tình cảm, tâm nguyện của người còn sống đối với người đã hi sinh.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Dựa vào phần Kiến thức ngữ văn, hãy xác định bố cục và nêu ý chính trong các phần của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Tiếng khóc của tác giả xuất phát từ những nguồn cảm xúc nào? Tiếng khóc trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có bi lụy không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Phân tích một số thành công nghệ thuật của bài văn tế ( nghệ thuật sử dụng từ ngữ, các biện pháp tu từ, đối,..)

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Ở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã biểu hiện một cái nhìn mới mẻ, tiến bộ về người nông dân so với văn học trung đại. Theo em, điều đó thể hiện ở những điểm nào?

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Từ bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 10-12 dòng ) chia sẻ suy nghĩ của mình về hai chữ “ nhục” và “ vinh” trong cuộc sống.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Bạn biết gì về vai trò của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông đối với phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Bộ cuối thế kỉ XIX? Hãy chia sẻ với bạn cùng nhóm.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Đọc từ câu 3 đến câu 9: Nghĩa sĩ Cần Giuộc xuất thân từ đâu? Điều gì thôi thúc họ ra trận?

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Đọc từ câu 10 đến câu 15: Bạn hình dung như thế nào về điều kiện và tinh thần chiến đấu của những nghĩa sĩ Cần Giuộc?

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Hai câu 24, 25 thể hiện tình cảm, cảm xúc của ai trước sự hi sinh của những người nghĩa sĩ?

Xem lời giải >>