Đề bài

Chỉ ra các chi tiết cho thấy áp lực về thời gian của cuộc điều tra. Việc tạo ra áp lực về thời gian điều tra như vậy có tác dụng gì?

Phương pháp giải

Đọc kĩ cả văn bản để chỉ ra các chi tiết và từ đó nhận xét về thời gian điều tra.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

- Các chi tiết cho thấy áp lực về thời gian của cuộc điều tra:

+ Thời gian bắt đầu xảy ra vụ việc là từ 4 giờ 30 chiều khi thầy Xôm dùng trà với người bạn đã hẹn của mình. Và buổi sáng ngày mai là thời gian sinh viên vào phòng thi và nhận đề bài thi môn tiếng Hy Lạp để lấy học bổng. Thời gian phá án của Hôm là một buổi tối, khoảng thời gian hết sức ngắn ngủi để điều tra ra người đã cố ý lẻn vào phòng thầy Xôm chép đề bài thi và giúp thầy Xôm thoát khỏi rắc rối. Thời gian ngắn và gấp rút đã khiến cho Hôm căng thẳng, suy nghĩ để tìm ra những giả thiết, lập luận cho vụ án.

=> Đồng thời nhà văn đã tạo cho người đọc cảm giác hồi hộp, thể hiện được tài phá án của Sơ- lốc Hôm.

Cách 2

Các chi tiết cho thấy áp lực về thời gian của cuộc điều tra:

- Mai là thi rồi. Tối nay tôi buộc phải đưa ra quyết định dứt khoát. Tôi không thể để kì thi diễn ra khi đề thi bị lộ. Tôi phải làm gì đó. 

- Khi chúng tôi tới nơi, ông thầy khốn khổ đang đứng ngồi không yên. Chỉ vài giờ nữa là kì thi bắt đầu, ấy vậy mà ông ta chưa biết nên công bố sự việc hay mặc thây cho kẻ gian trá tranh học bồng đáng giá. Đầu óc căng như dây đàn khiến ông ta không ngồi yên nổi, vậy nên vừa thấy Hôm, ông ta đã chạy ào ra và dang tay đón mừng.

Tác dụng của việc tạo ra áp lực về thời gian trong cuộc điều tra:

- Tăng tính kịch tính cho câu chuyện: Áp lực thời gian khiến cho các nhân vật phải hành động nhanh chóng, quyết đoán, tạo nên sự gay cấn và hồi hộp cho câu chuyện. Người đọc sẽ bị cuốn hút vào mạch truyện và tò mò về kết quả của cuộc điều tra.

- Thể hiện sự cấp bách của vấn đề: Việc đề thi bị lộ là một sự việc nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của kỳ thi và tương lai của các học sinh. Áp lực thời gian cho thấy tầm quan trọng của việc tìm ra kẻ gian và ngăn chặn hành vi gian lận.

- Làm nổi bật khả năng suy luận và hành động của các nhân vật: Trong thời gian ngắn ngủi, các nhân vật phải thu thập thông tin, phân tích manh mối và đưa ra quyết định. Điều này giúp thể hiện khả năng suy luận logic, phán đoán chính xác và hành động nhanh chóng của các nhân vật.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Em hiểu gì về công việc của một thám tử?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Nêu tên một nhân vật thám tử trong tác phẩm văn học hoặc bộ phim mà em biết. Chia sẻ ngắn gọn cảm nhận của em về nhân vật đó.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Vụ việc mà thầy Xôm muốn Sơ-lốc Hôm giúp đỡ.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Thầy Xôm nghi ngờ sinh viên nào đã chép trộm đề thi?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Oát-xơn nghi ngờ ai là thủ phạm chép trộm đề thi?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Những ai liên quan đến vụ việc chép trộm đề thi?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Lúc này, Sơ-lốc Hôm đã biết thủ phạm chép trộm đề thi chưa?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Suy luận của Sơ-lốc Hôm về thủ phạm chép trộm đề thi

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Những người có liên quan đến vụ việc chép trộm đề thi có đúng như dự đoán của em không?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Tóm tắt chuỗi sự kiện của tác phẩm theo trật tự: vụ việc gây lo lắng, hoảng hốt - hành trình phá án của người điều tra - công bố sự thật.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Vụ án xảy ra ở đâu? Những dấu vết quan trọng nào đã được Sơ-lốc Hôm phát hiện trong không gian đó?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Để tạo nên sự hấp dẫn của truyện trinh thám, nhà văn thường đánh lạc hướng suy luận của người đọc để cuối cùng, chân tướng sự việc lộ diện bất ngờ. Đặc điểm này được thể hiện như thế nào trong truyện Ba chàng sinh viên?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Phân tích cách thức giúp Sơ-lốc Hôm đi đến kết luận về người có hành động gian dối trước khi kì thi diễn ra (loại trừ giả thiết, xem xét hiện trường, tìm kiếm bằng chứng). Qua đó, nhận xét về tài năng phá án của vị thám tử.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Việc nhà văn để cho Oát-xơn bạn thân của Sơ-lốc Hôm vào vai người kể chuyện ngôi thứ nhất có tác dụng gì?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Em rút ra bài học gì từ câu chuyện được kể trong tác phẩm?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Be-ni-xtơ hoặc Ghi-crít trong truyện Ba chàng sinh viên.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Cô-nan Đoi-lơ nổi tiếng với tiểu thuyết trinh thám nào?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Đâu là sáng tác của Cô-nan Đoi-lơ?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Tiểu thuyết trinh thám Sơ-lốc Hôm được xem là?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Nhà văn Cô-nan Đoi-lơ là nhà văn người nước nào?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Đâu là năm sinh, năm mất của Cô-nan Đoi-lơ?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Cô-nan Đoi-lơ được gửi tới trường dự bị Dòng Tên Cơ đốc giáo ST Marys Hall, Stonyhurts năm bao nhiêu tuổi?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Cô-nan Đoi-lơ rời trường và chối bỏ Thiên chúa giáo để trở thành một người theo thuyết bất khả thi năm bao nhiêu?

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Cô-nan Đoi-lơ học ngành y tại Đại học Edinburgh trong giai đoạn nào?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Cô-nan Đoi-lơ lập phòng khám tại Plymouth năm bao nhiêu?

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Cô-nan Đoi-lơ hoàn thành luận án tiến sĩ về Tabes Dorsalis năm bao nhiêu?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Cô-nan Đoi-lơ bắt đầu viết truyện khi nào?

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Cô-nan Đoi-lơ cưới bà Lu-i-sa Hau-kin (Louisa Hawkins) năm bao nhiêu?

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Sau khi bà Lu-i-sa Hau-kin mất, Cô-nan Đoi-lơ cưới người vợ thứ hai (Jean Leckie) năm bao nhiêu?

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Cô-nan Đoi-lơ sáng tác những thể loại nào?

Xem lời giải >>