Bài 9. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí - SGK GDCD 9 Cánh diều>
Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và chỉ ra hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể.
Mở đầu
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 51 SGK GDCD 9 Cánh diều
Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và chỉ ra hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể.
Phương pháp giải:
Em quan sát các hình ảnh để phát hiện ra các hành vi vi phạm
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh 1: Chở hàng hóa cồng kềnh trên xe máy.
Điều này vi phạm Luật Giao thông đường bộ vì việc chở hàng hóa cồng kềnh có thể gây mất an toàn giao thông, cản trở và nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác.
Hình ảnh 2: Không phân loại rác đúng quy định
Người phụ nữ đang bỏ các loại rác khác nhau vào cùng một thùng, thay vì phân loại rác thải thành các nhóm: rác thải còn lại, rác thải hữu cơ và rác thải có khả năng tái sử dụng. Điều này vi phạm quy định về việc phân loại rác thải để bảo vệ môi trường.
Khám phá 1
Trả lời câu hỏi Khám phá 1 trang 52 SGK GDCD 9 Cánh diều
Em hãy đọc các thông tin, tình huống và trả lời câu hỏi
Thông tin
Tình huống 1
Vì có mâu thuẫn cá nhân, không kiềm chế được cảm xúc, anh K (20 tuổi) đã đánh nhau với anh V cùng cơ quan khiến anh V phải nhập viện và một số người khác bị thương nhẹ. Qua thăm khám và kiểm tra, cơ quan y tế đã kết luận anh V bị thương tích 12%
Tình huống 2
Sau khi tìm hiểu, anh M quyết định thuê căn nhà của gia đình ông P để làm văn phòng công ty. Nội dung của hợp đồng thuê nhà quy định: Ông P sẽ cho anh M thuê căn nhà trong thời hạn là 2 năm, mỗi tháng anh M phải trả cho gia đình ông P số tiền là 10 triệu đồng. Anh M được sử dụng toàn bộ diện tích của căn nhà, trả tiền thuê nhà vào đúng ngày 15 hằng tháng và không được tự ý thay đổi kết cấu ngôi nhà. Trong trường hợp nếu một trong hai bên vi phạm nội dung của hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm bồi thường vi phạm hợp đồng (nếu có). Tuy nhiên, sau 6 tháng kí kết hợp đồng, anh M đã tiến hành thuê thợ đến để mở rộng cửa nhà mà không xin phép, không hỏi ý kiến gia đình ông P.
Tình huống 3
Nội quy của công ty A quy định trong thời gian làm việc tại cơ quan nhân viên phải mặc quần áo bảo hộ lao động theo quy định; đi làm đúng giờ, không hút thuốc lá; bảo quản tài sản của công ty,... Tuy nhiên, ông S đã phát hiện ra anh T thường xuyên đi làm muộn và không mặc áo bảo hộ lao động.
Tình huống 4
Trên đường đi học về, H và T (đều đủ 16 tuổi) cùng điều khiến xe đạp điện tham gia giao thông đường bộ. Khi thấy H là bạn của mình không cài quai mũ bảo hiểm, T đã nhắc nhở bạn, nhưng H đã không quan tâm bạn nhắc mà còn cố tình vượt đèn đỏ và phóng nhanh, vượt ẩu để đuổi theo các bạn đi phía trước.
a. Căn cứ vào thông tin, em hãy cho biết thế nào là vi phạm pháp luật. Có những loại vi phạm pháp luật nào? Xác định dấu hiệu vi phạm pháp luật của từng loại vi phạm pháp luật
b. Dựa vào dấu hiệu của các loại vi phạm pháp luật, em hãy xác định hành vi vi phạm của các chủ thể trong từng tình huống trên
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ thông tin, các tình huống và đưa ra nhận xét của bản thân
Lời giải chi tiết:
a. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện
Các loại vi phạm pháp luật |
Dấu hiệu vi phạm |
Vi phạm hình sự |
Hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, được quy định trong Bộ luật Hình sự. |
Vi phạm hành chính |
Hành vi vi phạm các quy tắc quản lý hành chính, có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm. |
Vi phạm kỉ luật |
Hành vi vi phạm các quy tắc lao động, công vụ nhà nước, được pháp luật lao động và hành chính bảo vệ |
Vi phạm dân sự |
Hành vi vi phạm các quy tắc về tài sản và quan hệ nhân thân. |
b. Các hành vi vi phạm pháp luật trong các tình huống
Tình huống |
Hành vi vi phạm pháp luật |
1 |
Hành vi của anh K là hành vi đánh nhau, gây thương tích cho anh V và một số người khác. Anh V bị thương tích 12% => Vi phạm hình sự |
2 |
Hành vi của anh M là vi phạm nội dung hợp đồng thuê nhà với ông P. Anh M đã thay đổi kết cấu ngôi nhà mà không xin phép ông P. => Vi phạm dân sự |
3 |
Hành vi của anh T là vi phạm nội quy của công ty A (đi làm muộn và không mặc áo bảo hộ lao động). => Vi phạm kỉ luật |
4 |
Hành vi của H là không cài quai mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, phóng nhanh, vượt ẩu khi tham gia giao thông. => Vi phạm hành chính |
Khám phá 2
Trả lời câu hỏi Khám phá 2 trang 54 SGK GDCD 9 Cánh diều
Em hãy đọc thông tin, tình huống và trả lời câu hỏi
Thông tin 1
Thông tin 2
a. Từ thông tin 1, em hãy xác định các dấu hiệu, đặc điểm của trách nhiệm pháp lí và mỗi loại trách nhiệm pháp lí
b. Dựa vào các dấu hiệu vi phạm pháp luật của từng chủ thể trong hoạt động 1, em hãy xác định các trách nhiệm pháp lí tương ứng
c. Từ thông tin 2, theo em, việc áp dụng hình thức xử phạt cho các đối tượng vi phạm pháp luật có ý nghĩa như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ thông tin và trả lời các câu hỏi
Lời giải chi tiết:
a. Trách nhiệm pháp lí là hậu quả bất lợi mà cá nhân, tổ chức phải gánh chịu từ hành vi vi phạm pháp luật của mình do Nhà nước quy định
Có 4 loại trách nhiệm pháp lí tương ứng với 4 loại vi phạm pháp luật
- Trách nhiệm hình sự:
+ Là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất.
+ Do Tòa án áp dụng đối với người vi phạm hình sự.
+ Mục đích: Tước hoặc hạn chế quyền, lợi ích của chủ thể phạm tội.
- Trách nhiệm hành chính:
+ Do các cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền áp dụng
+ Đối tượng: Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy tắc quản lí hành chính nhà nước.
- Trách nhiệm kỉ luật:
+ Do thủ trưởng cơ quan, tổ chức áp dụng
+ Đối tượng: Cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên thuộc thẩm quyền quản lí của mình khi họ vi phạm pháp luật.
- Trách nhiệm dân sự:
+ Do Tòa án hoặc các chủ thể khác áp dụng
+ Đối tượng: Những chủ thể vi phạm pháp luật dân sự.
+ Mục đích: Khôi phục tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm.
b.
Tình huống |
Hành vi vi phạm pháp luật |
Trách nhiệm pháp lí |
1 |
Hành vi của anh K là hành vi đánh nhau, gây thương tích cho anh V và một số người khác. Anh V bị thương tích 12% => Vi phạm hình sự |
Trách nhiệm hình sự |
2 |
Hành vi của anh M là vi phạm nội dung hợp đồng thuê nhà với ông P. Anh M đã thay đổi kết cấu ngôi nhà mà không xin phép ông P. => Vi phạm dân sự |
Trách nhiệm dân sự |
3 |
Hành vi của anh T là vi phạm nội quy của công ty A (đi làm muộn và không mặc áo bảo hộ lao động). => Vi phạm kỉ luật |
Trách nhiệm kỉ luật |
4 |
Hành vi của H là không cài quai mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, phóng nhanh, vượt ẩu khi tham gia giao thông. => Vi phạm hành chính |
Trách nhiệm hành chính |
c. Ý nghĩa của việc áp dụng các hình thức xử phạt cho các đối tượng vi phạm pháp luật:
- Buộc các chủ thể chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật
- Giáo dục, răn đe mọi người; nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật
- Củng cố niềm tin của nhân dân vào tính nghiêm minh của pháp luật
Luyện tập 1
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 56SGK GDCD 9 Cánh diều
Em hãy xác định các hành vi vi phạm của các chủ thể dưới đây và cho biết trách nhiệm của pháp lí mà họ phải thực hiện là gì
A. Mỗi khi cửa hàng ăn của mình đông khách, bà H lại tự ý bày bàn ghế ra vỉa hè để bán hàng
B. Tuy đã uống rượu, nhưng anh C vẫn cố tình lái xe ô tô để đi chơi cùng bạn bè, dẫn tới tan nạn giao thông
C. Thấy mảnh đất của vợ chồng anh K cạnh nhà mình đang bỏ trống, ông T đã tiến hành trồng cây và nuôi các con vật trên mảnh đất đó
D. Cơ quan công an đã bắt giữ anh Q vì hành vi tổ chức hoạt động đánh bạc tại nơi cư trú
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các tình huống và xác định các hành vi dựa vào kiến thức đã học trong bài
Lời giải chi tiết:
A. Bà H đã chiếm dụng vỉa hè để kinh doanh, điều này vi phạm quy định về sử dụng không gian công cộng.
=> Trách nhiệm hành chính
B. Anh C đã vi phạm quy định về cấm lái xe khi có nồng độ cồn trong máu, điều này vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
=> Trách nhiệm hình sự
C. Ông T đã xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác bằng việc sử dụng đất mà không được sự cho phép của chủ sở hữu.
=> Trách nhiệm dân sự
D. Anh Q đã vi phạm pháp luật về cấm tổ chức đánh bạc, điều này là vi phạm pháp luật hình sự.
=> Trách nhiệm hình sự
Luyện tập 2
Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 56 SGK GDCD 9 Cánh diều
Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi
a. Anh K và chị M đã kí một hợp đồng vay tiền với nội dung cơ bản như sau: Anh K đồng ý cho chị M vay 100 triệu đồng trong thời gian 30 ngày và không tính lãi suất. Chị M có trách nhiệm nhận tiền và hoàn trả đúng 100 triệu đồng cho anh K sau 30 ngày bằng hình thức chuyển khoản. Nhưng sau 30 ngày, chị M không trả 100 triệu đồng cho anh K.
b. Anh Q (19 tuổi) nhận được giấy triệu tập khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự nhưng cố tỉnh không đi khám, thậm chí còn rời khỏi nơi cư trú. Khi đến địa phương khác, anh Q lại có hành vi trộm cắp tài sản của người dân địa phương với tổng giá trị tài sản lên đến 5 triệu đồng.
c. Để góp phần bảo vệ và giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp, Uỷ ban nhân dân xã A đã yêu cầu các hộ gia đình trong xã phải thực hiện thu gom và phân loại rác thải sinh hoạt đến nơi tập kết theo đúng quy định. Tuy nhiên, gia đình ông D lại không thực hiện quy định, mà thường xuyên để chung các loại rác lẫn nhau và bỏ rác thải ra khu vực cấm.
Theo em, mỗi chủ thể vi phạm pháp luật trong các tình huống trên phải chịu trách nhiệm pháp lí nào? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các tình huống và dựa vào kiến thức đã học trong bài để hoàn thành bài tập
Lời giải chi tiết:
a. Chị M phải chịu trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng vay tiền với anh K.
Cụ thể: chị M đã không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả số tiền 100 triệu đồng đúng hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng. Theo quy định của pháp luật dân sự, anh K có quyền yêu cầu chị M hoàn trả số tiền vay và có thể khởi kiện ra tòa án nếu chị M không tự nguyện trả tiền.
b. Anh Q phải chịu trách nhiệm hình sự do vi phạm nghĩa vụ quân sự và trộm cắp tài sản.
Cụ thể: anh Q không đi khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự và rời khỏi nơi cư trú và anh ta đã thực hiện hành vi trộm cắp tài sản với giá trị 5 triệu đồng.
c. Gia đình ông D phải chịu trách nhiệm hành chính do vi phạm quy định về bảo vệ môi trường.
Cụ thể: hành vi không thực hiện thu gom và phân loại rác thải sinh hoạt theo quy định, cũng như bỏ rác thải ra khu vực cấm, vi phạm các quy định về quản lý rác thải và bảo vệ môi trường. Theo pháp luật về bảo vệ môi trường, gia đình ông D có thể bị xử phạt hành chính với các hình thức phạt tiền, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả hoặc các biện pháp xử lý khác theo quy định.
Luyện tập 3
Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 56 SGK GDCD 9 Cánh diều
Gia đình nhà K có một cửa hàng kinh doanh các loại hoa quả nhập khẩu. Qua kiểm tra, bố của K đã phát hiện một số hoa quả trong cửa hàng do nhân viên nhập về không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Bố của K nói với mẹ nên lựa chọn các hàng hoá rõ nguồn gốc để đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng. Nhưng mẹ của K lại phản đối vì cho rằng nếu làm thế sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của cửa hàng.
a) Em hãy nhận xét hành vi, việc làm của các thành viên trong gia đình K.
b) Nếu là K, em sẽ giải thích với mẹ như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các tiêu chí và đưa ra quan điểm cá nhân
Lời giải chi tiết:
a. Nhận xét hành vi, việc làm của các thành viên trong gia đình K
- Bố K có ý thức tuân thủ pháp luật. Ông đã kiểm tra và phát hiện ra nguồn gốc không rõ ràng của một số hoa quả trong cửa hàng. Việc lựa chọn các hàng hoá có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng là rất quan trọng. Điều này thể hiện sự quan tâm đến sức khoẻ của khách hàng và uy tín của cửa hàng.
- Mẹ K có quan điểm chưa đúng, đây là quan điểm có thể dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật. Việc lo lắng về lợi nhuận không nên đặt lên trên sự an toàn và chất lượng của sản phẩm. Mẹ K cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm với khách hàng.
b. Nếu là K, em sẽ:
- Giải thích để mẹ hiểu rằng suy nghĩ của mẹ là vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động thương mại, đồng thời việc làm này cũng sẽ ảnh hưởng đến uy tín của cửa hàng
- Khuyên mẹ trình báo cơ quan chức năng để có biện pháp tiêu huỷ số hàng hoá không rõ nguồn gốc đó
Vận dụng 1
Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 58 SGK GDCD 9 Cánh diều
Em hãy cùng bạn thiết kế áp phích về một số hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ phổ biến của học sinh và rút ra bài học cho bản thân
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân và đưa ra đánh giá
Lời giải chi tiết:
Vận dụng 2
Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 58 SGK GDCD 9 Cánh diều
Em hãy viết một bài luận về ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí đối với mỗi công dân và xã hội
Phương pháp giải:
Em liên hệ thực tế để hoàn thành
Lời giải chi tiết:
Trách nhiệm pháp lí là một khái niệm không thể thiếu trong hệ thống pháp luật của bất kỳ quốc gia nào. Đó là nghĩa vụ mà mỗi công dân phải tuân thủ các quy định của pháp luật, giúp duy trì trật tự và công bằng xã hội. Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí không chỉ thể hiện qua hành vi của từng cá nhân mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến toàn xã hội.
Đối với mỗi công dân, trách nhiệm pháp lí có vai trò định hướng hành vi và đạo đức. Khi mọi người hiểu và tuân thủ pháp luật, họ sẽ nhận thức rõ ràng về những điều nên làm và không nên làm. Điều này giúp hình thành lối sống lành mạnh, đạo đức, tôn trọng quyền và lợi ích của người khác. Việc tuân thủ pháp luật không chỉ giúp cá nhân tránh được những hình phạt mà còn xây dựng một xã hội có kỷ cương, nơi mà mọi người đều hành xử đúng mực và có trách nhiệm.
Ngoài ra, trách nhiệm pháp lí còn bảo vệ quyền lợi cá nhân. Pháp luật được thiết lập để bảo vệ các quyền cơ bản của con người, như quyền tự do, quyền sở hữu, quyền được bảo vệ thân thể. Khi mọi người đều tuân thủ pháp luật, các quyền lợi này được đảm bảo, giúp tạo ra một môi trường sống an toàn và công bằng. Những quy định pháp luật giúp ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền lợi cá nhân, từ đó bảo vệ mỗi người trong xã hội.
Hơn nữa, việc thực hiện trách nhiệm pháp lí giúp phát triển ý thức trách nhiệm với cộng đồng và quốc gia. Mỗi cá nhân nhận thức được rằng hành vi của mình không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn đến xã hội xung quanh. Điều này khuyến khích sự tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng, góp phần xây dựng một xã hội văn minh và phát triển. Khi mọi người cùng nhau tuân thủ pháp luật, xã hội sẽ trở nên ổn định và trật tự hơn, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững.
Đối với xã hội, trách nhiệm pháp lí là nền tảng để duy trì trật tự và kỷ cương. Khi mọi công dân đều tuân thủ pháp luật, các hành vi vi phạm sẽ được giảm thiểu, từ đó tạo ra một môi trường an toàn, trật tự. Điều này rất quan trọng để phát triển kinh tế, văn hóa và giáo dục, vì một môi trường ổn định là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững.
Pháp luật cũng được thiết lập để bảo vệ công bằng xã hội. Khi mọi người đều chịu trách nhiệm pháp lí, sự phân biệt và bất công trong xã hội sẽ bị giảm thiểu. Điều này giúp tạo ra một môi trường sống công bằng, nơi mọi người đều có cơ hội phát triển như nhau. Bằng cách tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên một cách hợp lý, trách nhiệm pháp lí cũng góp phần quan trọng trong việc phát triển bền vững của xã hội.
Khái quát lại, trách nhiệm pháp lí không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi công dân mà còn đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì trật tự, công bằng và phát triển bền vững của xã hội. Việc tuân thủ và thực hiện trách nhiệm pháp lí giúp xây dựng một xã hội văn minh, nơi mà quyền lợi cá nhân và cộng đồng được bảo vệ, tạo điều kiện cho mọi người cùng phát triển. Chính vì vậy, mỗi công dân cần nhận thức rõ ràng về trách nhiệm pháp lí của mình và nỗ lực thực hiện chúng một cách nghiêm túc.
- Bài 10. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế - SGK GDCD 9 Cánh diều
- Bài 8. Tiêu dùng thông minh - SGK GDCD 9 Cánh diều
- Bài 7. Thích ứng với thay đổi - SGK GDCD 9 Cánh diều
- Bài 6. Quản lí thời gian hiệu quả - SGK GDCD 9 Cánh diều
- Bài 5. Bảo vệ hòa bình - SGK GDCD 9 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 10. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế - SGK GDCD 9 Cánh diều
- Bài 9. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí - SGK GDCD 9 Cánh diều
- Bài 8. Tiêu dùng thông minh - SGK GDCD 9 Cánh diều
- Bài 7. Thích ứng với thay đổi - SGK GDCD 9 Cánh diều
- Bài 6. Quản lí thời gian hiệu quả - SGK GDCD 9 Cánh diều
- Bài 10. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế - SGK GDCD 9 Cánh diều
- Bài 9. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí - SGK GDCD 9 Cánh diều
- Bài 8. Tiêu dùng thông minh - SGK GDCD 9 Cánh diều
- Bài 7. Thích ứng với thay đổi - SGK GDCD 9 Cánh diều
- Bài 6. Quản lí thời gian hiệu quả - SGK GDCD 9 Cánh diều