Bài 9. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ lịch sử - Chân trời sáng tạo 11>
Cải cách trên lĩnh vực nào dưới đây của Hồ Quý Ly và Triều Hồ được đánh giá là mang tính dân tộc sâu sắc?
Bài tập 1 1
Cải cách trên lĩnh vực nào dưới đây của Hồ Quý Ly và Triều Hồ được đánh giá là mang tính dân tộc sâu sắc?
A. Kinh tế – xã hội.
B. Văn hoá – giáo dục.
C. Chính trị.
D. Quân sự.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Bài tập 1 2
Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ không thành công khi vấp phải khó khăn cơ bản vì
A. sự đe doạ, uy hiếp của nhà Minh.
B. sự chống đối của quý tộc Trần.
C. không thu phục được lòng dân.
D. tiềm lực đất nước trống rỗng.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Bài tập 1 3
Một trong những công trình kiến trúc cuối thế kỉ XIV bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và thế giới, được UNESCO ghi danh là
A. Luy Trường Dực.
B. Luỹ Bán Bích.
D. Kinh thành Huế.
C. Thành Nhà Hồ.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Bài tập 1 4
Việt Nam hiện nay có thể rút ra bài học nào dưới đây từ thất bại cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ?
A. Chăm lo đời sống nhân dân, thực hiện tốt công tác xây dựng thế trận lòng dân.
B. Nêu cao ý thức tự giác thực hiện nghĩa vụ công dân đúng với nghĩa vụ và luật pháp.
C. Tiến hành cải cách phải đồng bộ và toàn diện trên mọi lĩnh vực, tập trung vào chính trị.
D. Cải cách phải tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực trọng tâm như kinh tế và chính trị.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Bài tập 2
Nối các lĩnh vực ở cột A với thông tin ở cột B cho phù hợp về bối cảnh lịch sử dẫn đến cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ.
Lời giải chi tiết:
Ghép các thông tin theo thứ tự sau:
Bài tập 3
Hoàn thành sơ đồ về nội dung cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ.
Lời giải chi tiết:
(*) HS điền các thông tin sau và sơ đồ:
- Chính trị - hành chính:
+ Thống nhất bộ máy hành chính từ trung ướng đến địa phương, chia cả nước thành lộ và trấn. Đặt chức An phủ sứ ở lộ.
+ Dời đô về Tây Đô (Thanh Hóa), đổi Thăng Long thành Đông Đô.
- Kinh tế, xã hội:
+ Ban hành tiến giấy “Thông bảo hội sao”
+ Ban hành chính sách hạn nô và hạn điền.
- Văn hóa, giáo dục:
+ Chấn chỉnh Phật giáo, đề cao Nho giáo thực dụng;
+ Dùng chữ Nôm để chấn hưng văn hoá dân tộc;
- Quân sự:
+ Chấn chỉnh và tăng cường quân đội, xem trọng các tướng lĩnh trẻ tuổi có năng lực.
+ Chế tạo nhiều vũ khí mới: súng thần cơ,…
+ Xây dựng tuyến phòng thủ mạnh như: thành Đa bang, thành Tây Đô,…
Bài tập 4
Đọc các đoạn thông tin dưới đây, em có đồng ý với những đánh giá, nhận định của các sử gia về cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ hay không? Bằng kiến thức lịch sử đã học, hãy giải thích.
Tư liệu 1. “Tiền giấy chẳng qua chỉ là mảnh giấy vuông, phí tổn chỉ đáng 5,3 đồng tiền, mà đem đổi lấy vật đáng 5 - 6 trăm đồng của người ta, cố nhiên không phải là cái đạo đúng mức. Vả lại, người có tiền giấy cất giữ cũng dễ rách nát, mà kẻ làm giả mạo sinh ra không cùng, thực không phải là cách bình ổn vật giá mà lưu thông của cải của dân vậy. Quý Ly không xem xét kĩ đến cái gốc lợi hại, chỉ ham chuộng hư danh sáng chế, để cho tiền của hàng hoá thường vẫn lưu thông tức là sinh ra ứ đọng, khiến dân nghe thấy đã sợ, thêm mối xôn xao, thể có phải là chế độ bình trị đâu. (Phan Huy Chí, Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006, trang 112) Tư liệu 2. “Về văn hoá, tư tưởng, cải cách của Hồ Quý Ly thể hiện tinh thần phát huy văn hoá dân tộc, đề cao chữ Quốc ngữ (chữ Nôm), đồng thời bài bác tư tưởng các thánh hiền Trung Quốc mà gần như toàn thế giới nho sĩ bấy giờ vẫn coi là bất khả xâm phạm. Về giáo dục, nội dung cải cách thể hiện tinh thần yêu nước, tính đại chúng và gắn bó với cuộc sống. (Phan Đăng Thanh - Trương Thị Hoà, Cải cách Hồ Quý Ly, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2012, trang 156) |
Lời giải chi tiết:
- Những cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ có nhiều điểm tiến bộ mang tính dân tộc. Cải cách đã đạt được một số kết quả bước đầu:
+ Tiềm lực quốc phòng được nâng cao;
+ Xóa bỏ kinh tế điền trang của quý tộc nhà Trần, nông dân có thêm ruộng đất để sản xuất; thuế khoá nhẹ hơn;
+ Văn hoá dân tộc, nhất là chữ Nôm, được đề cao;
+ Giáo dục mở rộng cho nhiều đối tượng và mang tính thực tiễn.
- Tuy nhiên, những cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ còn nhiều chủ quan, nóng vội, một số cải cách còn bộc lộ hạn chế, không triệt để. Ví dụ như:
+ Tiền giấy “Thông bảo hội” dễ bị làm giả và chưa được đông đảo dân chúng tin dùng.
+ Chính sách hạn điền đã hạn chế cả sự phát triển của chế độ tư hữu ruộng đất, làm cho tầng lớp quý tộc và những người giàu có bị tước mất ruộng đất; còn lợi ích tầng lớp nông dân nghèo và nô tì thì chưa thực sự rõ ràng.
+ Chính sách hạn nô không làm cho nô tì được giải phóng mà chuyển từ gia nô sang quan nô (nô tì của nhà nước).
+ Cải cách về văn hoá, giáo dục dù có những tiến bộ nhất định nhưng cũng vấp phải phản ứng của lực lượng Phật giáo lúc đó còn đang đông đảo và mạnh mẽ.
=> Hạn chế của công cuộc cải cách đã ảnh hưởng đến khả năng thu phục và đoàn kết nhân dân chống giặc ngoại xâm của nhà Hồ.
Bài tập 5
Theo em, điểm tiến bộ trong cải cách về lĩnh vực giáo dục của Hồ Quý Ly và Triều Hồ là gì? Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ để lại những bài học kinh nghiệm nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay?
Lời giải chi tiết:
- Điểm tiến bộ trong cải cách về lĩnh vực giáo dục của Hồ Quý Ly và Triều Hồ:
+ Đề cao Nho giáo thực dụng, chống giáo điều.
+ Dùng chữ Nôm để chấn hưng nền văn hóa dân tộc.
+ Sửa đổi chế độ thi cử; mở trường học ở các lộ, phủ, châu,…
- Bài học: Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc cải cách của Hồ Quý Ly
+ Muốn tồn tại và phát triển thì phải luôn có sự thay đổi để thích ứng với tình hình.
+ Nội dung cải cách, đổi mới cần phù hợp với yêu cầu phát triển và điều kiện thực tiễn của đất nước.
+ Tiến hành cải cách, đổi mới một cách quyết liệt, triệt để và toàn diện trong đó chú trọng đến đầu tư phát triển giáo dục, góp phần đào tạo nên những con người: yêu nước, có năng lực, bản lĩnh, tinh thần sáng tạo, ý chí quyết tâm, ham hành động,…
+ Luôn chú trọng phát huy và không ngừng củng cố, nâng cao sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
+ …
Bài tập 6
Theo em, nguyên nhân quan trọng nhất khiến Hồ Quý Ly và Triều Hồ thất bại trong cải cách là gì? Lí giải vì sao.
Lời giải chi tiết:
- Nguyên nhân quan trọng nhất khiến Hồ Quý Ly và Triều Hồ thất bại trong cải cách là do không nhận được sự ủng hộ, đồng tình của đông đảo quần chúng nhân dân.
- Nguyên nhân: Một số nội dung cải cách còn bộc lộ điểm hạn chế, không triệt để, gây ảnh hưởng đến khả năng thu phục và đoàn kết nhân dân. Ví dụ:
+ Tiền giấy “Thông bảo hội” dễ bị làm giả và chưa được đông đảo dân chúng tin dùng.
+ Chính sách hạn điền đã hạn chế cả sự phát triển của chế độ tư hữu ruộng đất, làm cho tầng lớp quý tộc và những người giàu có bị tước mất ruộng đất; còn lợi ích tầng lớp nông dân nghèo và nô tì thì chưa thực sự rõ ràng.
+ Chính sách hạn nô không làm cho nô tì được giải phóng mà chuyển từ gia nô thành quan nô (nô tì của nhà nước).
+ Cải cách về văn hoá, giáo dục dù có những tiến bộ nhất định nhưng cũng vấp phải phản ứng của lực lượng Phật giáo lúc đó còn đang đông đảo và mạnh mẽ.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 13. Việt Nam và Biển Đông lịch sử - Chân trời sáng tạo 11
- Bài 12. Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông lịch sử - Chân trời sáng tạo 11
- Bài 11. Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) lịch sử - Chân trời sáng tạo 11
- Bài 10. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) lịch sử - Chân trời sáng tạo 11
- Bài 9. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ lịch sử - Chân trời sáng tạo 11
- Bài 13. Việt Nam và Biển Đông lịch sử - Chân trời sáng tạo 11
- Bài 12. Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông lịch sử - Chân trời sáng tạo 11
- Bài 11. Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) lịch sử - Chân trời sáng tạo 11
- Bài 10. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) lịch sử - Chân trời sáng tạo 11
- Bài 9. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ lịch sử - Chân trời sáng tạo 11