Bài 4. Chủ nghĩa xã hội từ 1991 đến nay lịch sử - Chân trời sáng tạo 11>
Từ khi thực hiện cải cách và mở cửa đến nay, nền kinh tế của Trung Quốc đã đạt được thành tựu nổi bật là
Bài tập 1 1
Từ khi thực hiện cải cách và mở cửa đến nay, nền kinh tế của Trung Quốc đã đạt được thành tựu nổi bật là
A. tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm cao nhất thế giới.
B. trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của cả thế giới.
C. vượt sự phát triển của Nhật Bản, luôn đứng đầu châu Á.
D. trở thành quốc gia nắm giữ chuỗi cung ứng toàn cầu.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Bài tập 1 2
Việt Nam có thể học tập được gì từ kinh nghiệm cải cách và mở cửa ở Trung Quốc?
A. Kiên trì nguyên tắc nhà nước của dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Việt Nam.
B. Thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế, áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
C. Chuyển mô hình kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường theo định hướng tư bản chủ nghĩa.
D. Xây dựng mô hình nhà nước dân chủ chủ nghĩa, lấy kinh tế làm trung tâm.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Bài tập 1 3
Nội dung nào không phản ánh đúng điểm tương đồng giữa cuộc cải cách và mở cửa của Trung Quốc (từ năm 1978) với công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam (từ năm 1986)?
A. Xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
B. Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới.
C. Củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
D. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm; thực hiện đa nguyên, đa đảng.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Bài tập 1 4
Trong bối cảnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô bộc lộ nhiều sai lầm, dẫn đến khủng hoảng, nền kinh tế của Trung Quốc có gì nổi bật?
A. Tăng trưởng nhanh và liên tục.
B. Phát triển, xen kẽ lẫn suy thoái.
C. Gặp khủng hoảng và suy yếu.
D. Bước đầu ổn định, phát triển
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Bài tập 1 5
Một trong những bài học kinh nghiệm được rút ra từ công cuộc cải cách và mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978) là
A. chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp.
B. tăng cường quan hệ với mọi tổ chức quốc tế.
C. kiên định con đường đi lên xã hội chủ nghĩa.
D. chú trọng phát triển kinh tế công nghiệp.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Bài tập 1 6
Nội dung đường lối cải cách và mở cửa của Trung Quốc (từ năm 1978) phản ánh đầy đủ việc “Trung Quốc thay đổi để hoà nhập chứ không hoà tan” là
A. cải cách mở cửa, tăng cường hợp tác kinh tế với các nước trong khối xã hội chủ nghĩa.
B. cải cách kinh tế nhằm hiện đại hoá và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc là Trung Quốc.
C. xây dựng Trung Quốc thành quốc gia dân tộc thống nhất, giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
D. cải cách mở cửa và tăng cường hợp tác kinh tế với tất cả các nước trên thế giới.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Bài tập 2
Sưu tầm hình ảnh và viết một đoạn văn ngắn về sự thay đổi vượt bậc trong lĩnh vực kinh tế - xã hội của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay.
Lời giải chi tiết:
Từ cuối năm 1978, Trung Quốc thực hiện cải cách và mở cửa, xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Trải qua các giai đoạn, công cuộc cải cách đã thu được nhiều thành tựu trên các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học - kĩ thuật.
Bài tập 3
Đọc đoạn thông tin dưới đây, gạch dưới các từ hoặc cụm từ thể hiện đường lối đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đại hội VI (năm 1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt rất cơ bản và có ý nghĩa quyết định trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, với việc đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước - đổi mới tư duy đến đổi mới tổ chức cán bộ và phong cách lãnh đạo của Đảng; từ đổi mới kinh tế đến đổi mới hệ thống chính trị và các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội. Đại hội khẳng định: “Đối với nước ta, đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn”.
Lời giải chi tiết:
Đại hội VI (năm 1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt rất cơ bản và có ý nghĩa quyết định trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, với việc đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước - đổi mới tư duy đến đổi mới tổ chức cán bộ và phong cách lãnh đạo của Đảng; từ đổi mới kinh tế đến đổi mới hệ thống chính trị và các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội. Đại hội khẳng định: “Đối với nước ta, đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn”.
Bài tập 4
Chọn các từ hoặc cụm từ thích hợp cho sẵn, điền vào chỗ trống (.......) trong đoạn thông tin cho phù hợp.
chủ nghĩa xã hội |
quan điểm |
đồng bộ |
chính trị |
đổi mới kinh tế |
|
Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội, mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những ……………... đúng đắn về ………………….. những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.
Đổi mới phải toàn diện và …………….... từ kinh tế,………….. đến tổ chức, tư tưởng, văn hoá; ……………… phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là ……………………
Lời giải chi tiết:
Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội, mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.
Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ từ kinh tế, chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hoá; đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.
Bài tập 5
Đọc thông tin trên sách, báo, internet, nêu nhận xét của em về những thành tựu và hạn chế còn tồn tại của Việt Nam sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2000).
Lời giải chi tiết:
Những thành tựu đạt được trong 15 năm thực hiện ba kế hoạch Nhà nước 5 năm (1986 - 2000) đã tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế, uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
Bên cạnh thành tựu và tiến bộ, chúng ta gặp không ít khó khăn và yếu kém trên nhiều mặt :
+ Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.
+ Một số vấn đề văn hoá, xã hội còn bức xúc và gay gắt, chậm được giải quyết.
+ Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng.
- Tình hình đó đòi hỏi nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, không ngừng phấn đấu để vươn tới những đỉnh cao mới theo con đường đúng đắn đã được xác định : dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bài tập 6
Hoàn thành sơ đồ dưới đây về các thành tựu và ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ cuối năm 1978.
Lời giải chi tiết:
a) Thành tựu:
- Về kinh tế:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và nhanh nhất thế giới.
+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại.
- Về xã hội:
+ Xây dựng một xã hội hiện đại, có tính hài hoà, chú trọng công bằng và an sinh xã hội, hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
+ Chiến thắng trong cuộc chiến chống nghèo đói.
♦ Về văn hoá: xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa, đề cao văn hoá dân tộc, phát triển giáo dục và khoa học,...
♦ Về khoa học - kĩ thuật: Trung Quốc sau 20 năm cải cách mở cửa đã liên tiếp phóng 5 con tàu “Thần Châu” vào không gian vũ trụ.
b) Ý nghĩa:
- Giúp Trung Quốc thoát khỏi cuộc khủng hoảng; làm cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng, tình hình chính trị - xã hội ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện, vị thế quốc tế nâng cao trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho sự hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, khoa học - kĩ thuật,...
- Cho thấy sự đúng đắn của con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, góp phần làm phong phú thêm lí luận về mô hình phát triển chủ nghĩa xã hội trong thực tiễn.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 13. Việt Nam và Biển Đông lịch sử - Chân trời sáng tạo 11
- Bài 12. Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông lịch sử - Chân trời sáng tạo 11
- Bài 11. Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) lịch sử - Chân trời sáng tạo 11
- Bài 10. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) lịch sử - Chân trời sáng tạo 11
- Bài 9. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ lịch sử - Chân trời sáng tạo 11
- Bài 13. Việt Nam và Biển Đông lịch sử - Chân trời sáng tạo 11
- Bài 12. Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông lịch sử - Chân trời sáng tạo 11
- Bài 11. Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) lịch sử - Chân trời sáng tạo 11
- Bài 10. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) lịch sử - Chân trời sáng tạo 11
- Bài 9. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ lịch sử - Chân trời sáng tạo 11