Bài 12. Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông lịch sử - Chân trời sáng tạo 11>
Số quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp giáp với Biển Đông là
Bài tập 1 1
Số quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp giáp với Biển Đông là
A. 9 quốc gia và 1 vùng lãnh thổ.
B. 7 quốc gia và 1 vùng lãnh th1ổ.
C. 8 quốc gia và 1 vùng lãnh thổ.
D. 6 quốc gia và T vùng lãnh thổ.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Bài tập 1 2
Biển Đông là "cầu nối tuyến đường vận tải quốc tế giữa Thái Bình Dương và
A. Bắc Băng Dương.
B. Ấn Độ Dương.
D. Địa Trung Hải.
C. Đại Tây Dương.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Bài tập 1 3
Biển Đông trở thành địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của các nước lớn trên thế giới vì đây là
A. địa bàn chiến lược quan trọng, nơi tập trung nhiều mô hình chính trị, kinh tế xã hội và văn hoá đa dạng của thế giới.
B. nơi giao thoa của tất cả các nền văn minh nhân loại, kinh tế phát triển mạnh hàng đầu thế giới.
C. khu vực giao thoa của các nền văn hoá lớn trên thế giới, kinh tế tất cả các nước đều phát triển mạnh hàng đầu thế giới.
D. khu vực có nhiều tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản quý giá của thế giới.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Bài tập 1 4
Nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương?
A. Tạo điều kiện phát triển kinh tế, là cửa ngõ giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập văn hoá.
B. Tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế, giao thương với thị trường khu vực, cơ sở để phát triển văn hoá.
C. Tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế và là cửa ngõ để Việt Nam có quan hệ trực tiếp với các vùng miền của đất nước.
D. Tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế, giao thương với thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Bài tập 1 5
Ý nào sau đây không đúng với tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?
A. Năm án ngữ đường hàng hải quốc tế nổi Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
B. Có nguồn tài nguyên sinh vật phong phủ.
C. Ở vị thế phòng thủ chắc chắn về quân sự.
D. Vùng thềm lục địa có nguồn tài nguyên dầu khí trữ lượng lớn.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Bài tập 1 6
Đảo cao nhất và đảo rộng nhất thuộc quần đảo Trường Sa lần lượt là
A. Ba Bình, Song Tử Tây.
B. Nam Yết, Sinh Tồn.
C. Song Tử Tây, Ba Bình.
D. Sinh Tôn, Nam Việt.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Bài tập 1 7
Những nguồn tài nguyên phi sinh vật có giá trị kinh tế cao của Biển Đông là
A. khoáng sản, du lịch, giao thông vận tải.
B. nuôi trồng thuỷ hải sản, dầu khí, băng chảy.
C, sinh vật biển, khoáng sản, du lịch, cây ăn trái.
D. dầu khi, du lịch, nuôi trồng thuỷ hải sản.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Bài tập 2
Em hãy giải ô chữ hàng ngang dựa theo những gợi ý dưới đây và tìm ô chữ chủ.
1. (5 chữ cái): Bãi biển đẹp ở vùng Duyên hải miền Trung Việt Nam, được Tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh trong năm 2006
2. (10 chữ cái): Đảo có tiềm năng dầu khí to lớn thuộc vịnh Bắc Bộ, có diện tích 2,5 km, cách đất liền Việt Nam 110 km.
3. (8 chữ cái): Hệ thống đảo tiền tiêu thuộc tỉnh Khánh Hoà, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4. (6 chữ cái): Đảo thiêng liêng của Tổ quốc thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nơi ghi dấu cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của các anh hùng, chiến sĩ trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
5. (7 chữ cái): Quần đảo ở Việt Nam được xem là một thế giới san hô với hơn 100 loài, tạo thành một phần của vòng cung san hô ngầm dọc bờ biển Đông Nam của lục địa châu Á.
6. (9 chữ cái): Vịnh nằm ở phía tây bắc Biển Đông, phía tây được bao bọc bởi bờ biển và hải đảo của miền Bắc Việt Nam.
7. (11 chữ cái): Vịnh nằm ở phía tây nam của Biển Đông, được bao bọc bởi bờ biển Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a.
8. (5 chữ cái): Bãi biển thuộc thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố 20 km về hướng đông nam.
Ô chữ chủ (8 chữ cái): Biển duy nhất nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương là ……………………
Lời giải chi tiết:
Bài tập 3
Nối các thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho phù hợp về vị trí địa lí của Biển Đông.
Lời giải chi tiết:
Bài tập 4
Chọn các từ hoặc cụm từ đã cho dưới đây, điền vào chỗ trống (….....) trong đoạn thông tin cho phù hợp.
Trường Sa |
90% |
45% |
Ma-lắc-ca |
Ấn Độ Dương |
phòng thủ |
châu Á |
Hoàng Sa |
Biển Đông có vai trò hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về địa chiến lược, an ninh quốc phòng, giao thông hàng hải và kinh tế.
Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - ……………………châu Âu - châu Á, Trung Đông - ……………….. . Đây là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có khoảng 150 - 200 tàu các loại qua lại Biển Đông. Nhiều nước và vùng lãnh thổ ở khu vực ………………..có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào tuyến đường biển này. Hơn........................ lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và........................trong đó phải đi qua Biển Đông, với những eo biển quan trọng như eo…………………. eo Đài Loan,...
Xét về an ninh, quốc phòng, Biển Đông là tuyến………………. hướng đông của Việt Nam. Trong đó, quần đảo ………………và quần đảo ….................. có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng.
Lời giải chi tiết:
Biển Đông có vai trò hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về địa chiến lược, an ninh quốc phòng, giao thông hàng hải và kinh tế.
Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu - châu Á, Trung Đông - châu Á. Đây là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có khoảng 150 - 200 tàu các loại qua lại Biển Đông. Nhiều nước và vùng lãnh thổ ở khu vực châu Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào tuyến đường biển này. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong đó phải đi qua Biển Đông, với những eo biển quan trọng như eo Ma-lắc-ca, eo Đài Loan,...
Xét về an ninh, quốc phòng, Biển Đông là tuyến phòng thủ hướng đông của Việt Nam. Trong đó, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng.
Bài tập 5 1
Quan sát các hình ảnh và đọc đoạn thông tin dưới đây, thực hiện các yêu cầu.
1. Vì sao Cửu đỉnh thời Nguyễn được xem là bộ sách địa chí của Việt Nam?
Lời giải chi tiết:
Cửu đỉnh được xem là bộ sách địa chí của Việt Nam, với những địa danh, thắng cảnh tiêu biểu được giới thiệu đủ khắp 3 miền.
Bài tập 5 2
Việc vua Minh Mạng cho khắc các vùng biển, vùng đất và hải đảo Việt Nam lên Cửu đỉnh có ý nghĩa như thế nào?
Lời giải chi tiết:
Việc vua Minh Mạng cho khắc các vùng biển, vùng đất và hải đảo Việt Nam lên Cửu đỉnh có ý nghĩa: khẳng định chủ quyền lãnh hải quốc gia Việt Nam đổi với các vùng biển và hải đảo.
Bài tập 6
Hoàn thành sơ đồ dưới đây về vai trò, vị trí, tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Lời giải chi tiết:
Vị trí, đặc điểm của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa |
Tầm chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa |
Quần đảo Hoàng Sa: - Vị trí: nằm trong phạm vi từ khoảng 15°45′B đến 17°15′B, từ 111°Đ đến 113°Đ, cách thành phố Đà Nẵng 170 hải lí và cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lí. - Đặc điểm: rộng khoảng 30000 km2, gồm hơn 37 đảo, đá, bãi cạn, chia làm hai nhóm: An Vĩnh; Lưỡi Liềm. |
- Về vị trí: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm án ngữ đường hàng hải quốc tế nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Đương và Đại Tây Dương, giữa châu Âu, châu Phi, Trung Cận Đông với vùng Đông Á. - Về kinh tế: + Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có nhiều loại hải sản quý có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao; + Quần đảo Trường Sa còn có thế mạnh về phát triển dịch vụ hàng hải. - Về quân sự: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có vị trí chiến lược, có thể dùng để kiểm soát các tuyến hàng hải qua lại trên Biển Đông, cũng như có vị thế phòng thủ chắc chắn thông qua sự liên kết giữa các đảo, cụm đảo, tuyến đảo ở hai quần đảo. |
Quần đảo Trường Sa: - Vị trí: nằm trong phạm vi từ 6°30′B đến 1200′B, từ 111°30′Đ đến 117°20′Đ, cách vịnh Cam Ranh (tỉnh Khánh Hoà) khoảng 248 hải lí. - Đặc điểm: được chia làm tám cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên. |
Bài tập 7
Trình bày một số tác động của Biển Đông đối với sự phát triển của các quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Lời giải chi tiết:
(*) Tham khảo:
- Biển Đông là một trong các khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và các quốc gia khác trên thế giới nói chung.
+ Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương; Châu Âu - Châu Á; Trung Đông - Châu Á.
+ Là vùng biển có 1 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trên thế giới đi qua. Giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 trên thế giới (sau Địa Trung Hải). Hàng ngày có khoảng 150 - 200 tàu qua lại, khoảng 50% là tàu trên 5.000 tấn, hơn 10% là tàu trên 30.000 tấn, chiếm 1/4 lưu lượng tàu hoạt động trên biển của thế giới. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông. Lượng dầu lửa và khí hóa lỏng vận chuyển qua Biển Đông gấp 15 lần qua kinh đào Panama.
+ Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, trong đó eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau eo biển Hormuz). Biển Đông rất quan trọng đối với nhiều nước trong khu vực xét về vị trí địa lý - chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế.
- Biển Đông đóng vai trò là chiếc “cầu nối” cực kỳ quan trọng, là điều kiện rất thuận lợi để giao lưu kinh tế, hội nhập và hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới đặc biệt là với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, khu vực phát triển năng động và có một trung tâm kinh tế lớn của thể giới.
- Biển Đông còn là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật (thủy hải sản), phi sinh vật (dầu khí, khoáng sản). Là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Ngoài ra, Biển Đông còn là một vùng biển nước sâu rộng lớn, có nhiều tiền đề thuận lợi cho việc tạo thành và tích tụ băng cháy (khí hydrat).
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 13. Việt Nam và Biển Đông lịch sử - Chân trời sáng tạo 11
- Bài 12. Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông lịch sử - Chân trời sáng tạo 11
- Bài 11. Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) lịch sử - Chân trời sáng tạo 11
- Bài 10. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) lịch sử - Chân trời sáng tạo 11
- Bài 9. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ lịch sử - Chân trời sáng tạo 11
- Bài 13. Việt Nam và Biển Đông lịch sử - Chân trời sáng tạo 11
- Bài 12. Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông lịch sử - Chân trời sáng tạo 11
- Bài 11. Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) lịch sử - Chân trời sáng tạo 11
- Bài 10. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) lịch sử - Chân trời sáng tạo 11
- Bài 9. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ lịch sử - Chân trời sáng tạo 11