Soạn Lịch sử 10, giải Sử 10 Chân trời sáng tạo Chương II. Một số nền văn minh thế giới thời kỉ cổ-trun..

Bài 7. Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo


Nền văn minh Trung Hoa cổ - trung đại hình thành trên cơ sở điều kiện tự nhiên nào?

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục I.1

Trả lời câu hỏi mục I.1 trang 35 SGK Lịch sử 10

Nền văn minh Trung Hoa cổ - trung đại hình thành trên cơ sở điều kiện tự nhiên nào?

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục I-1 trang 34 SGK

B2: Các từ khóa: Trung Quốc, đông bắc châu Á, lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang, ôn đới và cận nhiệt đới, Hoa Hạ.

B3: Quan sát Hình 7.1. Lược đồ Trung Quốc thời cổ - trung đại trang 34 qua đó thấy được vị trí địa lí đặc biệt của Trung Quốc ở khu vực Đông Á.


Lời giải chi tiết:

Điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Trung Hoa cổ-trung đại:

- Trung Quốc nằm ở phía đông bắc châu Á, địa hình có nhiều núi và cao nguyên.

- Được bồi đắp bởi 2 con sông lớn là Hoàng Hà và Trường Giang ở phía đông, tạo nên những đồng bằng màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Trên lưu vực sông Hoàng Hà từ thời nguyên thủy đã có các bộ lạc sớm đến cư trú, hình thành tộc Hoa Hạ.

- Dần dần tộc Hoa Hạ mở rộng xuống phía nam, đồng hóa cư dân bản địa.

- Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, tộc Hoa Hạ phát triển và trở thành một dân tộc ổn định vào thời Hán nên thường được gọi là Hán tộc.

Quảng cáo
decumar

? mục I.2

Trả lời câu hỏi mục I.2 trang 36 SGK Lịch sử 10

Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại có phải là nền văn minh nông nghiệp không? Theo em, Hình 7.2 nói lên điều gì?

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục I-2 trang 35 SGK.

B2: Các từ khóa: kỹ thuật sản xuất, trị thủy, kinh tế nông nghiệp

B3: Quan sát hình 7.2. Tranh cày ruộng của người Trung Hoa, qua đó thấy được nông nghiệp là một ngành kinh tế chủ đạo của Trung Quốc thời cổ - trung đại.

Lời giải chi tiết:

Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại là một nền văn minh lấy kinh tế nông nghiệp làm chủ đạo vì:

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi: phù sa từ sông lớn, khí hậu,...

- Người Hoa Hạ đã biết trồng các loại cây như lúa mì, kê, dâu, đay,…

- Công cụ, kỹ thuật canh tác sớm phát triển. 

Theo em, Hình 7.2 là hình ảnh mô tả hoạt động của cư dân Trung Quốc. Điều đó chứng tỏ văn minh Trung Hoa là nền văn minh nông nghiệp.

? mục I.3

Trả lời câu hỏi mục I.3 trang 37 SGK Lịch sử 10

Điều kiện chính trị - xã hội ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành nền văn minh Trung Hoa cổ - trung đại?

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục I-3 trang 36 SGK.

B2: Các từ khóa: thế kỉ XXI TCN, chế độ công xã nguyên thủy, quân chủ chuyên chế, xây dựng và củng cố, cơ cấu xã hội.

B3: Quan sát hình 7.3, hình 7.4, hình 7.5 qua đó thấy được tiến trình phát triển của văn minh Trung Hoa và sự xuất hiện của các giai tầng trong xã hội.


Lời giải chi tiết:

- Khoảng cuối thế kỉ XXI TCN, chế độ công xã nguyên thủy tan rã, hình thành xã hội có phân hóa giai cấp và nhà nước.

- Từ các triều đại ban đầu là Hạ, Thương, Chu tổ chức bộ máy nhà nước được xây dựng theo mô hình quân chủ chuyên chế.

- Chế độ phong kiến chính thức được xác lập ở Trung Quốc thời Tần (năm 221 TCN).

- Thiết chế quân chủ chuyên chế tiếp tục được xây dựng và củng cố qua các triều đại từ Tần đến Minh, Thanh.

? mục II.2

Trả lời câu hỏi mục II.1 trang 37 SGK Lịch sử 10

Vì sao nói chữ viết là thành tựu văn minh có ý nghĩa quan trọng của người Trung Quốc?

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục II-1 trang 37 SGK.

B2: Các từ khóa cần chú ý: thời nhà Thương, chữ tượng hình, chữ Kim văn, thời Tần, chữ Tiền triện.

Lời giải chi tiết:

Chữ viết là thành tựu văn minh quan trọng của người Trung Quốc vì:

- Chữ viết ra đời tác động đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Trung Hoa.

- Ảnh hưởng đến sự hình thành chữ viết của các nước lân cận như: Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản.

? mục II.2 Câu 1

Trả lời câu hỏi mục II.2 trang 38 SGK Lịch sử 10

1. Theo em, những câu thơ trong bài “Chặt gỗ đàn” nói lên điều gì về xã hội cổ đại Trung Quốc?

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục II-2 trang 38 SGK.

B2: Các từ khóa: phản ánh hiện thực xã hội Trung Quốc

Lời giải chi tiết:

Bài thơ “Chặt gỗ đàn” đã phản ánh một cách chân thực hiện thực xã hội Trung Quốc cổ đại:

- Người lao động làm việc ngày một nặng nhọc từ tháng này sang tháng khác như: đẵn gỗ, kéo ra sông, làm trục xe rồi làm bánh xe,...

- Sự bất công, ngang trái dâng lên làm cho tinh thần phản kháng của họ trỗi dậy bằng những lời cảnh bso chất vấn bọn thống trị, mỉa mai, lên án sự bóc lột và cảnh giàu sang của giai cấp thống trị.

? mục II.2 Câu 2

2. Thơ Đường ảnh hưởng đến thơ ca Việt Nam thời kì trung đại như thế nào? Em hãy cho ví dụ cụ thể.

Phương pháp giải:

B1: Kết hợp với kiến thức lịch sử lớp 6 bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc.

B2: Tham khảo bài thơ Chu công phụ Thành vương đổ của Nguyễn Trãi.

Lời giải chi tiết:

Dấu ấn thơ Đường xuất hiện rõ nét và có ảnh hưởng rất lớn đến văn học Việt Nam thời trung đại:

- Cách đọc Hán Việt của người Việt ảnh hưởng từ ngữ âm tiếng Hán thời Đường..

- Thơ Đường đã được đưa vào hệ thống thi cử ở nước ta vào khoa thi Giáp Thìn (1304) và từ đó trở đi môn thi thơ Đường luật là môn thi luôn có trong các kì thi.

- Với việc trong các kì thi luôn có thơ Đường thì việc làm thơ Đường luật không chỉ là công việc sáng tác văn chương mà là việc học nghề, thi cử và đỗ đạt.

Ví dụ: bài thơ Chu công phụ Thành vương đổ của Nguyễn Trãi.

? mục II.4 Câu 1

Trả lời câu hỏi mục II.4 trang 39 SGK Lịch sử 10

1. Vì sao người Trung Quốc sớm có những hiểu biết quan trọng về Thiên văn học và Lịch pháp

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục II-4 trang 39 SGK.

B2: Các từ khóa: thời tiết, khí hậu, hiện tượng nhật thực, lịch, Thiên can, Địa chi.

Lời giải chi tiết:

Người Trung Hoa sớm có những hiểu biết quan trọng về Thiên văn học và Lịch pháp vì:

- Những tri thức về Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời từ rất sớm, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

- Họ biết đến sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Từ tri thức đó, người phương Đông sáng tạo ra lịch (có 365 ngày/năm, được chia thành 12 tháng).

- Tính chu kì thời gian và mùa. Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày. Năm lại có mùa; mùa mưa là mùa nước lên, mùa khô là mùa nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi.

- Những thành tựu Thiên văn học và Lịch pháp của Trung Quốc vẫn tiếp tục được sử dụng đến ngày nay

? mục II.4 Câu 2

2. Thế giới đã kế thừa những phát minh kĩ thuật nào của người Trung Quốc thời cổ - trung đại?

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục II-4 trang 40 SGK

B2: Các từ khóa cần chú ý: tứ đại phát minh, truyền bá, cải tiến.

Lời giải chi tiết:

Thế giới đã kế thừa các phát minh sau của người Trung Quốc thời cổ - trung đại:

- Người Trung Quốc có bốn phát minh quan trọng (tứ đại phát minh) là kỹ thuật làm giấy, kỹ thuật in, thuốc súng và la bàn.

- Những phát minh này được truyền bá đến các nước trên thế giới và được cải tiến, ứng dụng rộng rãi.

? mục II.5

Trả lời câu hỏi mục II.5 trang 41 SGK Lịch sử 10

Nêu những nét độc đáo của nghệ thuật Trung Hoa cổ - trung đại

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục II-5 trang 40, 41 SGK.

B2: Các từ khóa: kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc

Lời giải chi tiết:

- Kiến trúc: Người Trung Quốc coi trọng sự hài hòa với tự nhiên, sự đối xứng và chiều sâu trong bố cục xây dựng công trình.

Tiêu biểu: Kinh đô Trường An, Lăng Ly Sơn,…

- Điêu khắc: Nghệ thuật chạm trổ trên đồ ngọc và đá quý được xem là nét độc đáo của nghệ thuật điêu khắc Trung Hoa.

- Hội họa: Hội họa Trung Hoa rất phong phú với nhiều đề tài khác nhau từ đời sống cung đình, tôn giáo, cảnh vật,…

Từ thời Đường thì lối vẽ tranh thủy mặc được hoàn thiện và nâng cao, trở thành nghệ thuật truyền thống độc đáo.

- Âm nhạc; Trung Quốc được mệnh danh là “đất nước của nhạc lễ” tiêu biểu là bộ Kinh Thi gồm 3 phần: Phong, Nhã, Tụng, Sở Từ,….

? mục II.6

Trả lời câu hỏi mục II.6 trang 42 SGK Lịch sử 10

Nêu những thành tựu cơ bản về tư tưởng và tôn giáo của văn minh Trung Hoa

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục II- 6 trang 41, 42 SGK.

B2: Các từ khóa: Các thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành, Nho gia, Đạo gia, Pháp gia.

Lời giải chi tiết:

- Các thuyết âm dương, bát quái, ngũ hành đều dùng những yếu tố vật chất để giải thích thế giới và sự biến động của sự vật.

- Nho gia: do Khổng Tử sáng lập bao hàm các nội dung về triết học, đạo đức, đường lối trị nước và giáo dục. Nho gia sau thời Hán Vũ Đế đã trở thành học thuyết chính trị chính thống của chế độ quân chủ chuyên chế  Trung Quốc.

- Pháp gia: Ngược hẳn với phái Nho gia, phái Pháp gia chủ trương “pháp trị”, coi nhẹ “lễ trị”. Tiêu biểu cho phái Pháp gia là Hàn Phi Tử, một kẻ sĩ thời Tần Thuỷ Hoàng.

- Theo Hàn Phi Tử, trị nước chỉ cần pháp luật nghiêm minh, rõ ràng, dễ hiểu với mọi người, không cần lễ nghĩa.

- Mặc gia: Người đề xướng là Mặc Tử (Khoảng giữa thế kỉ V TCN đến giữa thế kỉ IV TCN). Hạt nhân tư tưởng triết học của Mặc gia là nhân và nghĩa.

- Mặc Tử còn là người chủ trương “thủ thực hư danh” (lấy thực đặt tên).

- Đạo gia và Đạo giáo: Hạt nhân cơ bản của Đạo giáo là tư tưởng thần tiên. Đạo giáo cho rằng sống là một việc sung sướng nên họ trọng sinh, lạc sinh.

Luyện tập

Trả lời câu hỏi phần Luyện tập trang 43 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo

Lập bảng thống kê những thành tựu cơ bản của văn minh Trung Hoa cổ - trung đại và nêu ý nghĩa của những thành tựu đó

Phương pháp giải:

Tổng hợp nội dung các mục I, II, III, IV, V

Lời giải chi tiết:

Lĩnh vực

Tên thành tựu

Ý nghĩa

Văn hóa 

Chữ viết, giấy viết

- Ảnh hưởng đến sự phát triển chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn học- nghệ thuật Trung Quốc.

- Có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển giáo dục. 


Khoa học – Kỹ thuật

Thiên văn học, Lịch pháp

Tính được lịch, xác định thời gian cho vụ mùa để gieo trồng, thu hoạch; tính toán trong sản xuất, xây dựng, mua bán

Y học

Đề ra nguyên tắc và phương pháp chữa trị: kĩ thuật châm cứu, bấm huyệt, hệ thống đơn thuốc Trung y

Giấy, nghề in, la bàn, thuốc súng

- Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần.

- Có giá trị và ảnh hưởng trên thế giới

Tư tưởng, tôn giáo

Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo

Ảnh hưởng nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kiến trúc, điêu khắc.

Kiến trúc, điêu khắc

Các công trình kiến trúc

Là kì tích lao động, tài năng và sức sáng tạo của con người


Vận dụng

Trả lời câu hỏi phần Vận dụng trang 43 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo

Em hãy chọn một trong bốn phát minh kĩ thuật của Trung Quốc cổ - trung đại và soạn một bài thuyết trình về tầm quan trọng của phát minh đó đối với sự phát triển của lịch sử nhân loại

Phương pháp giải:

B1: Chú ý mục II-4 trang 40 SGK.

B2: Tìm kiếm các tư liệu tham khảo xây dựng bài thuyết trình

Lời giải chi tiết:

La bàn với các cuộc phát kiến địa lí ở châu Âu

- Phát minh la bàn: Từ thế kỉ III TCN, người Trung Quốc đã biết được từ tính của đá nam châm và đến thế kỉ I TCN thì phát hiện được khả năng định hướng của nó. 

- Nhưng mãi đến thế kỉ XI, người Trung Quốc mới biết dùng sắt mài đồ để chế thành kim chỉ hướng trong la bàn. 

- La bàn lúc đầu chỉ là miếng sắt có từ tính xâu qua cộng rơm thả nổi trong bát nước hoặc treo bằng sợi tơ để ở chỗ kín gió.

- Việc phát minh ra la bàn được người Trung Quốc ứng dụng trong nghề hàng hải làm cho nghề hàng hải ở Trung Quốc phát triển nhanh.

- Đầu thế kỉ XII, kỹ thuật chế tạo la bàn được truyền sang châu Âu và người châu Âu đã cải tiến sử dụng nó trong các cuộc phát kiến địa lí.


Bình chọn:
2.5 trên 8 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sử 10 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.