Bài 7. Quản lí thu chi trong gia đình - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức>
Em hãy nêu một thói quen chi tiêu trong gia đình em và nhận xét về thói quen đó.
Mở đầu
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 52 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Em hãy nêu một thói quen chi tiêu trong gia đình em và nhận xét về thói quen đó.
Phương pháp giải:
Em hãy dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Trong gia đình em thường có thói quen chia nhỏ các khoản chi trong tháng. Mỗi đầu tháng, gia đình em sẽ chia tiền vào từng khoản nhỏ như: tiền nhà, tiền học, tiền ăn, tiền tiết kiệm đầu tư.
Theo em thói quen này là một thói quen tốt giúp mình quản lí chi tiêu và tiết kiệm được nhiều nhất có thể.
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 53 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Từ các thông tin trên, em hãy cho biết thế nào là quản lý thu, chi trong gia đình.
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Quản lý thu, chi là việc quản lý các khoản thu nhập, chi tiêu nhằm đáp ứng với nhu cầu vật chất, tinh thần cho các thành viên trong gia đình và phù hợp với thu nhập của gia đình.
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 53 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Qua thông tin 2, em hãy đánh giá thói quen chi tiêu nào tích cực và thói quen chỉ tiêu nào chưa tích cực. Vi sao?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Các thói quen chi tiêu tích cực:
Chỉ mua khi cần thiết: giúp gia đình tiết kiệm được tiền bạc, tránh lãng phí vào những nhu cầu không thực sự cần thiết, tập trung vào các mục tiêu quan trọng hơn
Tiết kiệm điện, nước: giúp giảm chi phí cố định hàng tháng và bảo vệ môi trường
Bàn bạc, thống nhất trước khi chi tiêu giữa các thành viên trong gia đình: giúp gia đình có tiếng nói chung trong quá trình chi tiêu, tránh xích mích không đáng có ảnh hưởng đến không khí gia đình
Các thói quen chưa tích cực:
Chi tiêu tùy hứng theo cảm xúc: gây lãng phí tiền bạc, gây mất kiểm soát chi tiêu
Chi tiêu hết thu nhập không có quỹ dự phòng: khiến gia đình bị động khi gặp nguy cơ tài chính bất ngờ
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 53 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Em hãy cho biết những thói quen chỉ tiêu không tích cực sẽ ảnh hưởng như thế nào tới đời sống gia đình.
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Những thói quen chỉ tiêu không tích cực sẽ gây ảnh hưởng:
Gây căng thẳng tài chính cho gia đình
Gây mất kiểm soát thu nhập, khó tiết kiệm vì mục tiêu quan trọng
Đưa gia đình vào thế bị động trước những rủi ro không đáng có
Câu 4
Trả lời câu hỏi 1 trang 56 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Theo em, để xây dựng được kế hoạch quản lý thu, chi trong gia đình cần thực hiện những nội dung nào? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Những nội dung cần thực hiện để xây dựng kế hoạch quản lý thu chi tròn gia đình là:
Thảo luận để xác định mục tiêu tài chính trong gia đình
(Vì các mục tiêu giúp xác định ngân sách để gia đình thực hiện những dự định cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Đặt mục tiêu tài chính rõ ràng là bước đầu lên kế hoạch những gì gia đình muốn đạt được trong tương lai.)
Xác định các nguồn thu nhập trong gia đình (thu nhập chủ động, thụ động)
(Vì xác định các nguồn thu nhập giúp mỗi gia đình biết được tình hình tài chính hiện tại và có cơ sở để xây dựng kế hoạch thu, chi trong gia đình.)
Thống nhất các khoản chi tiêu thiết yếu và không thiết yếu trong gia đình.
(Vì đây là căn cứ để lên kế hoạch chi tiêu. Cần có sự bàn bạc thống nhất để phân loại các khoản chi thiết yếu và các khoản chi không thiết yếu, đảm bảo nguyên tắc ưu tiên những yêu cầu thiết yếu, cân nhắc khoản chi không thiết yếu để cân đối thu - chi, thực hiện mục tiêu tiết kiệm)
Thống nhất tỉ lệ phân chia các khoản chi thiết yếu, không thiết yếu và tiết kiệm trong gia đình.
(Vì việc xác định tỉ lệ phân chia khoản chi phù hợp giúp gia đình kiểm soát được lượng tiền chi tiêu cho từng mục đích, giữ được cân đối thu chi)
Thực hiện các khoản thu, chi theo kế hoạch.
(Vì việc thực hiện theo kế hoạch giúp gia đình đạt được mục tiêu tài chính nhanh chóng nhất)
Câu 5
Trả lời câu hỏi 2 trang 56 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Hãy xây dựng kế hoạch quản lý thu, chi trong gia đình và thuyết trình về việc thực hiện kế hoạch đó trong gia đình em.
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Xác định mục tiêu tài chính của gia đình: tiết kiệm để đi du lịch, mua nhà, mua ô tô…
Xác định tổng thu nhập: Xác định tổng thu nhập hàng tháng từ tất cả các nguồn, bao gồm lương, tiền lãi từ tiết kiệm hoặc đầu tư, và bất kỳ thu nhập phụ nào khác.
Thống nhất các khoản chi cần thiết và không cần thiết:
Cần thiết: tiền nhà, tiền học, tiền ăn, tiền xăng xe di chuyển, tiền phục vụ nhu cầu giải trí hàng tháng, tiền dự phòng…
Không cần thiết: tiền mua sắm…
Thống nhất tỉ lệ phân chia các khoản:
Ví dụ: Quy tắc 6 hũ chia theo 6 khoản chi tiêu cụ thể như sau
Nhu cầu thiết yếu (NEC): 55%
Tiết kiệm dài hạn (LTS): 10%
Quỹ tự do tài chính (FFA): 10%
Giáo dục (EDU): 10%
Hưởng thụ (PLAY): 10%
Từ thiện (GIVE): 5%
Thực hiện khoản thu chi theo kế hoạch: tổng kết và đánh giá hiệu quả mỗi tháng, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể.
Luyện tập 1
Trả lời Luyện tập 1 trang 56 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Em đồng tình hay không đồng tình với các quan điểm dưới đây? Vì sao?
a. Quản lý thu, chi là việc quản lý các nguồn thu nhập và các khoản chỉ tiêu của tất cả các thành viên trong gia đình.
b. Mục đích của quản lý thu, chi trong gia đình là duy trì những thói quen chỉ tiêu tích cực và hạn chế những thói quen chi tiêu không tích cực.
c. Chỉ khi nào được chi tiêu theo sở thích, thỏa mãn mọi nhu cầu của các thành viên trong gia đình thì mới đạt được mục tiêu tự do tài chính.
d. Muốn nâng cao chất lượng cuộc sống thì mỗi gia đình đều phải có kỹ năng quản lý thu, chi.
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Đồng tình vì quản lý thu, chi là việc quản lý các nguồn thu nhập và các khoản chi tiêu của tất cả các thành viên trong gia đình đảm bảo sự thống nhất, giúp gia đình kiểm soát được tài chính phục vụ cho nhu cầu trước mắt và các mục tiêu tiết kiệm.
b. Đồng tình vì: Mục đích của quản lý thu, chi trong gia đình là duy trì những thói quen chỉ tiêu tích cực và hạn chế những thói quen chi tiêu không tích cực. Điều này giúp gia đình chi tiêu có hiệu quả và tiết kiệm nhiều tiền nhất có thể.
c. Không đồng tình vì: Chỉ khi nào được chi tiêu theo sở thích, thỏa mãn mọi nhu cầu của các thành viên trong gia đình thì mới đạt được mục tiêu tự do tài chính. Điều này khiến gia đình mất kiểm soát thu chi, khó đạt được mục tiêu tự do tài chính hơn.
d. Đồng tình vì: Muốn nâng cao chất lượng cuộc sống thì mỗi gia đình đều phải có kỹ năng quản lý thu, chi. Quản lí thu chi tốt giúp gia đình giảm căng thẳng tài chính, tập trung được nhiều hơn vào những mục tiêu quan trọng.
Luyện tập 2
Trả lời Luyện tập 2 trang 56 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Em hãy cho biết việc làm của nhân vật trong các trường hợp dưới đây có ý nghĩa thế nào trong quản lý thu, chi gia đình:
a. Chị D luôn ghi chép tất cả các khoản chỉ và lập bảng theo dõi chi tiêu hằng tháng của gia đình để có sự điều chỉnh vào tháng sau nếu cần thiết.
b. Mặc dù thu nhập gia đình còn thấp nhưng vợ chồng chị B thống nhất duy trì tiết kiệm 20% thu nhập mỗi tháng để bảo đảm quy tắc thu, chi 50/30/20.
c. Hằng tháng, vợ chồng chị Q thường xác định hạn mức mua sắm của hai vợ chồng để không ảnh hưởng đến khoản tiết kiệm chung của gia đình.
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Việc ghi chép của chị D giúp kiểm soát chi tiêu cả gia đình một cách chi tiết và chính xác nhất, hạn chế được thất thoát do chi tiêu sai cách, từ đó gia đình chị D sẽ sớm đạt được mục tiêu tài chính.
b. Việc chị B tiết kiệm 20% thu nhập giúp gia đình chị có một khoản dự phòng cho những rủi ro tài chính có thể xảy ra và đạt được mục tiêu tài chính lâu dài.
c. Việc làm của 2 vợ chồng chị Q giúp họ kiểm soát được chi tiêu mà vẫn đáp ứng được nhu cầu giải trí của gia đình. Từ đó giúp họ đạt được mục tiêu tài chính lâu dài.
Luyện tập 3
Trả lời Luyện tập 3 trang 57 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Em hãy liệt kê những thói quen chi tiêu tích cực trong gia đình và kết quả của những thói quen đó.
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Lập kế hoạch chi tiêu: Kiểm soát được dòng tiền ra vào của gia đình, tránh chi tiêu hoang phí, đảm bảo cân bằng giữa thu nhập và chi tiêu, dễ dàng thực hiện các mục tiêu tài chính như tiết kiệm, đầu tư.
Tiết kiệm: Đảm bảo an toàn tài chính cho gia đình, có sẵn nguồn vốn để thực hiện các dự định lớn, giúp gia đình có thêm thu nhập thụ động từ tiền lãi tiết kiệm
So sánh giá cả: Mua được hàng hóa với giá tốt nhất, tiết kiệm chi tiêu cho gia đình.
Luyện tập 4
Trả lời Luyện tập 4 trang 57 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Em hãy đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
Đầu năm, vợ chồng anh A thống nhất đặt mục tiêu mỗi tháng sẽ dành 60% thu nhập cho các chỉ tiêu thiết yếu, tiết kiệm 20% thu nhập gia đình để có đủ tiền mua xe máy nhưng hai tháng nay, anh A bị mất việc, thu nhập gia đình bị giảm sút, kinh tế gia đình eo hẹp mà vợ anh vẫn quyết tâm thực hiện mục tiêu tiết kiệm đã đặt ra bằng cách cắt giảm một số chỉ tiêu thiết yếu trong gia đình.
Em hãy chỉ ra những biểu hiện quản lý thu, chi gia đình hợp lý, không hợp lý trong trường hợp trên. Em hãy đưa ra lời khuyên cho gia đình đề quản lý thu, chi gia đình hiệu quả hơn.
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Biểu hiện thu chi hợp lý:
Vợ chồng anh A thống nhất đặt mục tiêu mỗi tháng sẽ dành 60% thu nhập cho các chỉ tiêu thiết yếu, tiết kiệm 20% thu nhập gia đình để có đủ tiền mua xe máy.
Biểu hiện thu chi không hợp lý:
Khi anh A bị mất việc, thu nhập gia đình bị giảm sút, kinh tế gia đình eo hẹp mà vợ anh vẫn quyết tâm thực hiện mục tiêu tiết kiệm đã đặt ra bằng cách cắt giảm một số chỉ tiêu thiết yếu trong gia đình.
Lời khuyên cho gia đình đề quản lý thu, chi gia đình hiệu quả hơn: Gia đình anh A nên điều chỉnh lại tỉ lệ chi tiêu, có thể giảm bớt tỉ lệ tiết kiệm. Ngoài ra nhà anh A nên nhanh chóng tìm thêm nguồn thu nhập mới bù đắp cho những khoản chi phải cắt giảm.
Vận dụng 1
Trả lời Vận dụng 1 trang 57 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Em hãy liệt kê những mục tiêu tài chính và kế hoạch thực hiện các mục tiêu đó trong gia đình em.
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Mục tiêu tạo quỹ dự phòng ngắn hạn trong gia đình: Tiết kiệm đủ 3-6 tháng chi phí sinh hoạt cho gia đình để đề phòng trường hợp khẩn cấp.
Mục tiêu được thực hiện bằng cách:
Giảm thiểu chi tiêu cho những thứ không cần thiết.
Tăng thu nhập bằng cách làm thêm giờ, kiếm thêm việc làm freelance,...
Lập hũ tiết kiệm
Vận dụng 2
Trả lời Vận dụng 2 trang 57 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Em hãy viết bài luận ngắn chia sẻ suy nghĩ của mình về nhận định “Quản lý thu, chi trong gia đình trở thành cầu nối giúp các thành viên trong gia đình hiểu nhau và sống hạnh phúc hơn”.
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Theo em, nhận định “Quản lý thu, chi trong gia đình trở thành cầu nối giúp các thành viên trong gia đình hiểu nhau và sống hạnh phúc hơn” hoàn toàn chính xác.
Thứ nhất, quản lý thu chi mang đến sự rõ ràng về tài chính, giúp các thành viên trong gia đình hiểu rõ nguồn thu nhập, cách chi tiêu và nhu cầu của nhau. Từ đó, họ có thể cùng nhau thảo luận, đưa ra những quyết định hợp lý về việc sử dụng tiền bạc, tránh lãng phí và mâu thuẫn.
Thứ hai, việc cùng nhau quản lý thu chi thể hiện sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau giữa các thành viên. Khi mỗi người đều cởi mở chia sẻ về thu nhập và chi tiêu của mình, họ sẽ cảm thấy được trân trọng và kết nối với nhau hơn.
Thứ ba, quản lý thu chi hiệu quả giúp gia đình có thêm nguồn lực để thực hiện những mục tiêu chung như mua nhà, du lịch, đầu tư... Khi cùng nhau hướng đến một mục tiêu chung, các thành viên trong gia đình sẽ có thêm động lực để cố gắng và gắn kết hơn.
Có thể khẳng định, quản lý thu chi không chỉ là việc đơn thuần sắp xếp tiền bạc mà còn là hành trình vun đắp hạnh phúc gia đình theo từng ngày.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 15. Nguyên tắc cơ bản của tổ chức thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức
- Bài 16. Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức
- Bài 14. Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức
- Bài 13. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức
- Bài 12. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và bảo đảm an sinh xã hội - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức
- Bài 15. Nguyên tắc cơ bản của tổ chức thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức
- Bài 16. Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức
- Bài 14. Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức
- Bài 13. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức
- Bài 12. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và bảo đảm an sinh xã hội - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức