Bài 15. Nguyên tắc cơ bản của tổ chức thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức >
Em hãy cho biết Việt Nam gia nhập WTO năm nào. Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về lợi ích của Việt Nam khi gia nhập WTO
Mở đầu
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 125 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Em hãy cho biết Việt Nam gia nhập WTO năm nào. Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về lợi ích của Việt Nam khi gia nhập WTO
Phương pháp giải:
Em hãy dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 11 tháng 1 năm 2007
Việc gia nhập WTO mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, bao gồm:
Về kinh tế:
Mở rộng thị trường xuất khẩu
Thu hút đầu tư nước ngoài
Khuyến khích đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh
Tạo thêm việc làm
Về xã hội:
Nâng cao đời sống người dân
Hội nhập văn hóa
Về chính trị:
Nâng cao vị thế quốc tế
Tăng cường hợp tác quốc tế
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 127 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử bao gồm những nội dung cơ bản gì?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử bao gồm những nội dung cơ bản:
Đối xử tối huệ quốc: đối xử bình đẳng với các nước
Đối xử quốc gia: đối xử bình đẳng giữa sản phẩm nước ngoài và sản phẩm trong nước
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 127 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Nước G và nước S, nước V trong trường hợp trên có tuân thủ đúng nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử hay không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Trường hợp 1: nước G và nước S đã không tuân thủ đúng nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử cụ thể vi phạm nội dung đối xử tối huệ quốc. Vì 2 nước đàm phán mức thuế nhập khẩu thịt bò trao đổi giữa 2 nước là 10% nhưng lại áp dụng mức thuế 12% đối với mặt hàng tương tự từ các nước khác trong WTO.
Trường hợp 2: nước V đã tuân thủ đúng nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử cụ thể là nội dung đối xử bình đẳng giữa sản phẩm nước ngoài và sản phẩm trong nước khi đã từng bước xóa bỏ tất cả những biện pháp theo cam kết mà trước đây nước V áp dụng để bảo hộ đối với hàng hoá và dịch vụ của nước mình, hạn chế việc xâm nhập của hàng hoá, dịch vụ tương tự của nước ngoài.
Câu 3
Trả lời câu hỏi 1 trang 128 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Em hãy nêu nội dung cơ bản của nguyên tắc mở cửa thị trường của WTO.
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Nội dung cơ bản của nguyên tắc mở cửa thị trường của WTO: các nước thành viên WTO phải từng bước mở cửa thị trường, xoá bỏ các rào cản trong thương mại quốc tế để các hoạt động thương mại được tự do hơn.
Câu 4
Trả lời câu hỏi 2 trang 128 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Việc làm của Việt Nam và của nước M trong trường hợp trên có phù hợp với nguyên tắc tự do hoá thương mại không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Trường hợp của Việt Nam đã phù hợp với nguyên tắc tự do hóa thương mại khi đã tạo điều kiện cho hàng hoá của các nước thành viên WTO được nhập khẩu với số lượng không hạn chế vào thị trường Việt Nam; tuân thủ đúng nội dung mở cửa thị trường, xoá bỏ các rào cản thương mại, và cho phép hàng hóa từ các nước thành viên WTO khác được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam mà không hạn chế số lượng.
Trường hợp của nước M là không phù hợp với nguyên tắc tự do hóa thương mại khi đã đánh thuế 30% với cá da trơn để hạn chế nhập khẩu từ nước V. Hành vi này đã vi phạm nội dung xóa bỏ các rào cản trong thương mại quốc tế, giảm và tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan để các hoạt động thương mại được tự do hơn.
Câu 5
Trả lời câu hỏi 1 trang 128 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Nguyên tắc thương mại công bằng mà WTO đã đưa ra đề cập đến những nội dung cơ bản gì?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Nguyên tắc thương mại công bằng mà WTO đã đưa ra đề cập đến những nội dung cơ bản:
Các nước thành viên WTO được tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau.
Hạn chế những biện pháp thương mại không lành mạnh như bán phá… nhằm mục đích chiếm thị phần.
Câu 6
Trả lời câu hỏi 2 trang 128 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Việc làm của nước V, nước M trong các trường hợp trên có phù hợp với nguyên tắc thương mại công bằng của WTO không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Nước V đã tuân thủ nguyên tắc thương mại công bằng, bởi nước V đã không sử dụng các biện pháp thương mại không lành mạnh để chiếm thị phần mà tính đủ, tính đúng giá thành sản xuất, chế biển, vận chuyển và các phụ thu khác vào giá thành của sản phẩm gạo chất lượng cao để bán cho nước B với giá bán cao hơn giá trị thông thường.
Nước M đã tuân thủ nguyên tắc thương mại công bằng khi đã thực hiện các biện pháp pháp lý để đảm bảo cạnh tranh công bằng và hạn chế các hành vi bán phá giá cụ thể xem xét các đơn kiện của các doanh nghiệp M khi họ cho rằng mặt hàng tôm đông lạnh của nước P, nước A đã bán phá giá ở thị trường nước M, cạnh tranh không công bằng.
Câu 7
Trả lời câu hỏi 1 trang 129 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Nguyên tắc minh bạch của WTO đề cập tới những nội dung cơ bản gì?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Nguyên tắc minh bạch của WTO đề cập tới những nội dung cơ bản:
Các nước thành viên phải thông báo, trả lời những thông tin cần thiết về mọi biện pháp có liên quan hoặc tác động đến việc thi hành các hiệp định thương mại quốc tế cho các nước khác và cho các cơ quan giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương của WTO.
Câu 8
Trả lời câu hỏi 2 trang 129 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Để bảo đảm nguyên tắc minh bạch trong thương mại quốc tế, các nước thành viên của WTO phải làm gì?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Để bảo đảm nguyên tắc minh bạch trong thương mại quốc tế, các nước thành viên của WTO phải làm:
Thông báo mọi biện pháp có liên quan hoặc tác động đến việc thi hành các hiệp định thương mại quốc tế.
Trả lời những thông tin cần thiết liên quan đến các biện pháp đó
Câu 9
Trả lời câu hỏi 3 trang 129 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Việt Nam và nước Q trong các thông tin trên có thực hiện đúng nguyên tắc minh bạch của WTO không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Việt Nam đã thực hiện đúng nguyên tắc minh bạch của WTO vì hằng năm đều thực hiện việc thông báo cho các cơ quan giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương của WTO và cho các thành viên khác những biện pháp mà nước mình áp dụng có ảnh hưởng đến việc thực hiện hiệp định thương mại quốc tế đã được Việt Nam ký kết.
Nước Q đã không thực hiện đúng nguyên tắc minh bạch của WTO khi ban hành Luật Quản lí Ngoại thương và cho rằng luật chỉ liên quan đến hoạt động ngoại thương nước mình nên không thông báo cho các cơ quan giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương của WTO.
Câu 10
Trả lời câu hỏi 1 trang 130 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
WTO dành cho các nước đang phát triển những ưu đãi cơ bản gì?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
WTO dành cho các nước đang phát triển những ưu đãi cơ bản:
Các nước đang và chậm phát triển được hưởng một số quyền ưu đãi đặc biệt hoặc quyền được đối xử nương nhẹ:
Thời gian để thực hiện cam kết dài hơn
Được miễn thực hiện nghĩa vụ trong một thời gian nhất định
Được trợ giúp về kĩ thuật
Được hỗ trợ pháp lí từ ban Thử kí
Được tham dự các khóa đào tạo về thương mại
Câu 11
Trả lời câu hỏi 2 trang 130 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Ở thông tin trên, việc Việt Nam được các chuyên gia của WTO giúp đỡ để hoàn thiện hệ thống pháp luật có phù hợp với nguyên tắc của WTO không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Việc Việt Nam được các chuyên gia của WTO giúp đỡ để hoàn thiện hệ thống pháp luật là phù hợp với nguyên tắc của WTO vì Việt Nam là nước đang phát triển được hưởng các ưu đãi dành cho các nước đang phát triển trong đó có việc hỗ trợ xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Câu 12
Trả lời câu hỏi 1 trang 132 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Nội dung cơ bản của nguyên tắc tự do hợp đồng đề cập đến những vấn đề gì trong hợp đồng thương mại quốc tế?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Nội dung cơ bản của nguyên tắc tự do hợp đồng đề cập đến những vấn đề:
Các bên tham gia hợp đồng thương mại được tự do giao kết hợp đồng.
Các bên có quyền tự do lựa chọn đối tác.
Các bên tự do thiết lập các điều khoản của hợp đồng, thỏa thuận nội dung, hình thức của hợp đồng.
Các bên có quyền tự do chọn luật điều chỉnh và cơ quan giải quyết tranh chấp.
Cam kết, thỏa thuận giữa các bên giao kết hợp đồng phải không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không gây thiệt hại cho bên thứ ba, cho lợi ích công cộng, cho lợi ích của một trong các bên trong hợp đồng hoặc cả hai bên trong hợp đồng.
Câu 13
Trả lời câu hỏi 2 trang 132 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Ở trường hợp 1, những nội dung nào của nguyên tắc tự do hợp đồng được thể hiện trong hợp đồng thương mại giữa Công ty X và Công ty V?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Nguyên tắc tự do hợp đồng được thể hiện trong hợp đồng thương mại giữa Công ty X và Công ty V như sau:
Tự do lựa chọn đối tác: công ty X và công ty V tự do giao kết hợp đồng bằng văn bản
Tự do thiết lập các điều khoản: sản phẩm, giá cả, phương thức thanh toán, và nơi giao hàng.
Tự do chọn luật của Singapore để điều chỉnh hợp đồng và Trọng tài thương mại của Việt Nam để giải quyết nếu có tranh chấp.
Câu 14
Trả lời câu hỏi 3 trang 132 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Theo quy định của pháp luật quốc tế thì hợp đồng thương mại trong trường hợp 2 có tuân thủ đúng về hình thức của hợp đồng thương mại quốc tế hay không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Hợp đồng thương mại trong trường hợp 2 có tuân thủ đúng về hình thức của hợp đồng thương mại quốc tế vì: các bên có quyền tự do lựa chọn hình thức hợp đồng trong điều kiện việc kí hiệu thoả thuận được chấp nhận như một hình thức hợp đồng hợp lệ theo pháp luật của nước A.
Câu 15
Trả lời câu hỏi 1 trang 133 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Nội dung của nguyên tắc thiện chí và trung thực trong giao kết hợp đồng thương mại có ý nghĩa như thế nào trong hoạt động thương mại?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa của nguyên tắc thiện chí và trung thực trong giao kết hợp đồng trong hoạt động thương mại:
Giúp tạo dựng lòng tin giữa các bên tham gia giao dịch
Đảm bảo tính công bằng và bình đẳng trong giao dịch, ngăn chặn các hành vi gian lận và lừa dối
Thúc đẩy sự phát triển bền vững của hoạt động thương mại
Câu 16
Trả lời câu hỏi 2 trang 133 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Trong các trường hợp trên, công ty nào tuân thủ, công ty nào vi phạm nguyên tắc thiện chí và trung thực trong giao kết hợp đồng thương mại? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Trường hợp 1: Công ty K và Công ty N đã tuân thủ nguyên tắc thiện chí và trung thực vì công ty K đã trung thực về tình hình khó khăn của mình và đã đề nghị Công ty N kéo dài thời hạn thanh toán, công ty N sau khi xác minh đã đồng ý. Hai bên đã hợp tác trên tinh thần thiện chí cùng có lợi
Trường hợp 2: Công ty G đã không trung thực khi biết mình đang khó khăn sắp tuyên bố phá sản mà vẫn nhập 300 tấn điều từ công ty D.
Câu 17
Trả lời câu hỏi 1 trang 134 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Nội dung cơ bản của nguyên tắc tuân thủ hợp đồng đã giao kết và xử lý việc không thực hiện hợp đồng là gì?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Nội dung cơ bản của nguyên tắc tuân thủ hợp đồng đã giao kết và xử lý việc không thực hiện hợp đồng là:
Hợp đồng thương mại hợp pháp, không trái đạo đức xã hội, có hiệu lực thì bắt buộc các bên tham gia ký kết phải tôn trọng và thực hiện.
Hợp đồng chỉ có thể được thay đổi, chấm dứt hiệu lực từng phần hoặc toàn bộ theo quy định của chính hợp đồng đó hoặc theo thoả thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật (trừ một số trường hợp nhất định).
Khi một bên không thực hiện hợp đồng thì bên bị vi phạm có thể yêu cầu bên không thực hiện: buộc phải thực hiện đúng hợp đồng; chịu phạt do vi phạm hợp đồng; buộc phải bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm (trừ những trường hợp được miễn trách nhiệm).
Câu 18
Trả lời câu hỏi 2 trang 134 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Ở tình huống trên, việc làm của Công ty G có phù hợp với nguyên tắc tuân thủ hợp đồng thương mại đã giao kết? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Ở tình huống trên, việc làm của Công ty G không phù hợp với nguyên tắc tuân thủ hợp đồng thương mại đã giao kết vì:
Việc Công ty G dừng không tiếp tục thực hiện hợp đồng đã giao kết mà không có sự đồng ý của Công ty A là đã vi phạm nguyên tắc tuân thủ hợp đồng thương mại.
Câu 19
Trả lời câu hỏi 3 trang 134 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Ở tình huống trên, Công ty D có phải chịu trách nhiệm khi đã không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng không? Vì sao? Công ty H có thể áp dụng chế tài đối với Công ty D được không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Ở tình huống trên, Công ty D không phải chịu trách nhiệm khi đã không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng không vì công ty D đã tìm mọi cách nhưng vẫn không thể giao hàng đúng hẹn vì dịch bệnh. Cong ty H không thể áp dụng chế tài với công ty D do đây là tình huống bất khả kháng.
Luyện tập 1
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 135 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Em hãy cho biết các nhận định dưới đây đúng hay sai. Vi sao?
a. Một nước thành viên của WTO có thể đối xử thuận lợi đối với nhà cung cấp dịch vụ của nước thành viên khác, nhưng lại có thể đối xử kém thuận lợi hơn đối với nhà cung cấp dịch vụ tương tự của nước mình.
b. Các nước thành viên của WTO có thể giới hạn số lượng đối với một loại hàng hoá nhập khẩu nào đó từ các nước thành viên khác vào nước mình tuỳ thuộc vào nhu cầu của nước mình đối với loại hàng hoả đó bằng việc áp dụng các biện pháp thuế quan.
c. Chính phủ của một nước thành viên WTO có thể được phép trợ cấp cho những mặt hàng mà nước đó lần đầu tiên xuất khẩu sang các nước thành viên khác.
d. Các bên khi giao kết hợp đồng thương mại quốc tế không được phép chọn luật của nước mình mà phải chọn luật điều chỉnh từ các điều ước quốc tế.
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Sai vì theo nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử thể hiện qua chế độ đối xử quốc gia, một nước thành viên phải đối xử với nhà cung cấp dịch vụ của nước thành viên khác không kém thuận lợi hơn so với nhà cung cấp dịch vụ tương tự của nước mình.
b. Đúng vì theo nguyên tắc mở cửa thị trường các nước có thể giới hạn số lượng đối với một loại hàng hoá nhập khẩu bằng việc áp dụng các biện pháp thuế quan tuân thủ theo đúng quy định của WTO.
c. Sai vì theo nguyên tắc cạnh tranh công bằng, Chính phủ của một nước thành viên WTO không được phép trợ cấp cho những mặt hàng mà nước đó lần đầu tiên xuất khẩu sang các nước thành viên khác
d. Sai vì theo nguyên tắc tự do hợp đồng,khi giao kết hợp đồng thương mại quốc tế, các bên có quyền tự do chọn luật điều chỉnh hợp đồng
Luyện tập 2
Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 135 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Em hãy cho biết các hành vi dưới đây vi phạm nguyên tắc cơ bản nào của WTO. Vì sao?
a. Công ty X của nước Q (nước Q là thành viên của WTO) bào chế được một loại vắc-xin ngừa dịch bệnh và đã chuyển giao công nghệ, cho phép nước T (thành viên của WTO) bào chế loại vắc-xin này nhưng lại từ chối cung cấp cho một số nước khác không phải là thành viên của WTO khi các nước đó có yêu cầu.
b. Nước A (thành viên của WTO) chỉ thực hiện giảm thuế đối với mặt hàng thép hộp mạ kẽm cho nước B (không là thành viên của WTO), mà không thực hiện giảm thuế với cùng mặt hàng trên cho các thành viên khác của WTO.
c. Việt Nam (thành viên của WTO) đã đàm phán với M (nước M không phải thành viên của WTO) và đồng ý cắt giảm thuế quan đối với mặt hàng tôm đồng lạnh là 8%, nhưng không đồng ý mức cắt giảm thuế quan 8% với các nước thành viên khác của WTO với lý do đây là hiệp định song phương giữa Việt Nam và nước M.
d. Nước thành viên X đã đánh thuế nhập khẩu rất cao đối với rượu vang nhập khẩu từ các nước thành viên khác của WTO, làm cho rượu vang nhập khẩu vào nước X không thể cạnh tranh được về giá cả so với rượu vang sản xuất trong nước.
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Hành vi của công ty X không vi phạm nguyên tắc nào của WTO vì WTO không quy định một công ty phải chuyển giao công nghệ cho tất cả các nước
b. Nước A vi phạm nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử cụ thể nguyên tắc đối xử tối huệ quốc vì:
Theo nguyên tắc này, nếu một nước thành viên WTO dành cho một nước thành viên khác các ưu đãi về hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ thì nước này cũng phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác. Nước A đã giảm thuế đối với mặt hàng thép hộp mạ kẽm cho nước B mà không thực hiện giảm thuế cho các thành viên khác của WTO
c. Hành vi của Việt Nam cũng vi phạm nguyên tắc đối xử tối huệ quốc của WTO vì
Theo nguyên tắc này, nếu một nước thành viên WTO dành cho một nước thành viên khác các ưu đãi về hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ thì nước này cũng phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác. Việt Nam đã đồng ý cắt giảm thuế quan cho mặt hàng tôm đông lạnh của nước M nhưng lại không đồng ý mức cắt giảm thuế với các nước thành viên khác của WTO.
d. Hành vi của nước thành viên X có thể vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia của WTO vì
Theo nguyên tắc này, các nước thành viên WTO phải đối xử với hàng hoá nhập khẩu từ các nước thành viên khác không kém thuận lợi hơn so với hàng hóa tương tự sản xuất trong nước. Mà nước X đã đánh thuế nhập khẩu rất cao đối với rượu vang nhập khẩu từ các nước thành viên khác của WTO, khiến không thể cạnh tranh được về giá cả so với rượu vang sản xuất trong nước.
Luyện tập 3
Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 135 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Em hãy cho biết các hành vi dưới đây vì phạm nguyên tắc cơ bản nào của hợp đồng thương mại quốc tế. Vì sao?
a. Doanh nghiệp sản xuất, chế biến cà phê C (nước V) đã chủ động tìm kiếm, chào hàng và giao kết hợp đồng với đối tác là Công ty M (nước Z) về việc doanh nghiệp sẽ cung cấp cà phê đóng gói để tiêu thụ tại thị trường nước Z.
b. Khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu tôm thương phẩm vào nước N, công ty xuất nhập khẩu của nước X đã bơm thêm tạp chất vào tôm để tăng trọng lượng.
c. Công ty dịch vụ H đã nhập khẩu một loại khăn lụa từ nước ngoài, xóa bỏ thương hiệu của nước ngoài trên khăn, thay bằng nhãn thương hiệu của Công ty H, rồi xuất khẩu sang nước thứ ba.
d. Công ty Y đã ký hợp đồng nhập khẩu 100.000 hộp phấn rôm dùng cho trẻ em của Hãng dược phẩm nước ngoài D với điều kiện phần rôm phải có chất lượng tốt như đã thoả thuận và bảo đảm an toàn khi sử dụng. Sau khi nhập về 10.000 hộp phấn rôm và bán ra thị trường, một số trẻ em sử dụng phần rôm nói trên đã bị dị ứng nặng. Thấy vậy, Công ty Y đã không tiếp nhận số phần rôm còn lại đã được giao kết trong hợp đồng với Hãng dược phẩm D.
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Hành vi của Doanh nghiệp C không vi phạm nguyên tắc cơ bản nào của hợp đồng thương mại quốc tế. Việc chủ động tìm kiếm, chào hàng và giao kết hợp đồng đã tuân thủ đúng nguyên tắc tự do hợp đồng.
b. Hành vi của công ty xuất nhập khẩu của nước X vi phạm nguyên tắc thiện chí và trung thực vì đã bơm tạp chất vào tôm để tăng trọng lượng. Đây là hành vi lừa dối, không trung thực với đối tác
c. Hành vi của Công ty H vi phạm nguyên tắc thiện chí và trung thực vì đã nhập khẩu một loại khăn lụa từ nước ngoài, xóa bỏ thương hiệu của nước ngoài trên khăn, thay bằng nhãn thương hiệu của Công ty H, rồi xuất khẩu sang nước thứ ba. Đây là hành vi không trung thực, làm giả nguồn gốc sản phẩm.
d. Hành vi của Doanh nghiệp Y không vi phạm nguyên tắc cơ bản nào của hợp đồng thương mại quốc tế. Việc Công ty Y đã không tiếp nhận số phần rôm còn lại do sản phẩm không đạt chất lượng cam kết đã được giao kết trong hợp đồng với Hãng dược phẩm D đã tuân thủ đúng tuân thủ nguyên tắc tuân thủ hợp đồng đã giao kết và xử lý việc không thực hiện hợp đồng.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 15. Nguyên tắc cơ bản của tổ chức thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức
- Bài 16. Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức
- Bài 14. Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức
- Bài 13. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức
- Bài 12. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và bảo đảm an sinh xã hội - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức
- Bài 15. Nguyên tắc cơ bản của tổ chức thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức
- Bài 16. Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức
- Bài 14. Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức
- Bài 13. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức
- Bài 12. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và bảo đảm an sinh xã hội - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức