Bài 7. Công nghiệp - SBT Địa lí 9 Kết nối tri thức>
Hãy sử dụng những dữ liệu sau để hoàn thành thông tin về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp.
Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 15 SBT Địa Lí 9 Kết nối tri thức
Hãy sử dụng những dữ liệu sau để hoàn thành thông tin về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp.
a) (1)............ là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm, dược phẩm.
b) (2)............ tạo môi trường thuận lợi cho phát triển và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp.
c) (3)............ góp phần phát triển các ngành công nghiệp, tạo điều kiện xuất khẩu sang thị trường các nước phát triển.
d) (4)........... tạo điều kiện để phát triển nền nông nghiệp đa dạng, năng suất cao, cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm.
e) (5)............ tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển công nghiệp.
Lời giải chi tiết:
(1) Sinh vật
(2) Chính sách
(3) Thị trường
(4) Khí hậu
(5) Vị trí địa lí
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 15 SBT Địa Lí 9 Kết nối tri thức
Lựa chọn đáp án đúng.
a) Ý nào dưới đây không đúng về hạn chế của nhân tố khoáng sản đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta?
A. Các mỏ khoáng sản có quy mô nhỏ là chủ yếu.
B. Cơ cấu khoáng sản không đa dạng.
C. Nhiều loại khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt.
D. Các mỏ khoáng sản phân bố không tập trung.
b) Cơ cấu công nghiệp nước ta hiện nay chuyển dịch theo hướng
A. tăng tỉ trọng ngành công nghiệp khai khoáng.
B. giảm tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
C. tăng tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và các ngành có hàm lượng công nghệ cao.
D. giảm tỉ trọng công nghiệp khai khoáng, tăng tỉ trọng ngành cung cấp nước, hoạt động quản lí và xử lí rác thải, nước thải.
c) Nhận định nào sau đây không đúng về sự phát triển và phân bố công nghiệp
nước ta?
A. Phân bố công nghiệp có sự thay đổi theo thời gian.
B. Công nghiệp phân bố theo hướng phát huy thế mạnh của mỗi vùng.
C. Cơ cấu công nghiệp đa dạng.
D. Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2010 – 2021 tăng chậm.
d) Các vùng có hoạt động công nghiệp tập trung nhất ở nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.
B. Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
D. Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên.
e) Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm ở nước ta?
A. Gắn với nơi tập trung nguồn lao động có trình độ cao.
B. Phân bố rộng khắp cả nước.
C. Phát triển mạnh ở các đô thị lớn.
D. Gần với vùng nguyên liệu
g) Nhận định nào sau đây là đúng về đặc điểm ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính ở nước ta?
A. Ngành có hàm lượng công nghệ thấp.
B. Đem lại giá trị kinh tế cao.
C. Sản lượng các sản phẩm của ngành tăng chậm.
D. Cơ cấu ngành chưa đa dạng.
Lời giải chi tiết:
a) Đáp án đúng là: B
Khoáng sản nước ta đa dạng chủng loại như than đá, than nâu, khí tự nhiên, dầu mỏ,...
b) Đáp án đúng là: C
Cơ cấu công nghiệp nước ta hiện nay chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và các ngành có hàm lượng công nghệ cao.
c) Đáp án đúng là: D
Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2010 – 2021 tăng nhanh, đạt hơn 13000 nghìn tỉ đồng năm 2021.
d) Đáp án đúng là: A
Các vùng có hoạt động công nghiệp tập trung nhất ở nước ta là Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.
e) Đáp án đúng là: A
Gắn với nơi tập trung nguồn lao động có trình độ cao không phải là đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm ở nước ta.
g) Đáp án đúng là: B
Ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính ở nước ta là ngành có hàm lượng công nghệ cao, áp dụng nhiều công nghệ hiện đại vào sản xuất, đem lại giá trị kinh tế cao.
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 16 SBT Địa Lí 9 Kết nối tri thức
Cho bảng số liệu sau, hãy nhận xét về sản lượng khai thác một số khoáng sản ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021.
SẢN LƯỢNG KHAI THÁC MỘT SỐ KHOÁNG SẢN
Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 – 2021
Năm |
2010 |
2015 |
2021 |
Dầu thô khai thác trong nước (triệu tấn) |
14,8 |
16,8 |
9,1 |
Than sạch (triệu tấn) |
44,8 |
41,7 |
48,3 |
Khí tự nhiên ở dạng khí (tỉ m3) |
9,4 |
10,6 |
7,4 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011, 2016, 2022)
Lời giải chi tiết:
- Sản lượng dầu thô khai thác trong nước giai đoạn 2010 – 2021 có xu hướng giảm, giảm 5,7 triệu tấn.
- Sản lượng than sạch khai thác của nước ta giai đoạn 2010 – 2021 có sự biến động:
+ Giai đoạn 2010 – 2015, giảm 3,1 triệu tấn.
+ Giai đoạn 2015 – 2021, tăng 6,6 triệu tấn.
- Sản lượng khí tự nhiên của nước ta giai đoạn 2010 – 2021 có sự biến động:
+ Giai đoạn 2010 – 2015, tăng 1,2 tỉ m³.
+ Giai đoạn 2015 – 2021, giảm 3,2 tỉ m³.
Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 17 SBT Địa Lí 9 Kết nối tri thức
Ghép thông tin ở cột bên trái với thông tin ở cột bên phải cho phù hợp về sự phân bố ngành công nghiệp khai khoáng ở nước ta.
Lời giải chi tiết:
1 – c
2 – a
3 – d
4 – b
Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 17 SBT Địa Lí 9 Kết nối tri thức
Cho biểu đồ sau: (SBT Tr17)
Khai thác biểu đồ, hãy điền thông tin vào các vị trí còn khuyết cho phù hợp về sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất điện ở nước ta.
- Cơ cấu sản lượng điện nước ta đa dạng, đang thay đổi theo hướng (1).......................
- Năm 2021, sản lượng điện đạt (2)............... tỉ kWh (tăng (3)................ tỉ kWh so với năm 2010).
- Thuỷ điện có xu hướng (4)................. (năm 2021 so với năm 2010, tỉ trọng sản lượng điện (5)...............%).
- Nhiệt điện có tỉ trọng (6)............ và tương đối (7)............. trong giai đoạn 2010 - 2021.
- Điện gió và điện mặt trời phát triển (8).................., năm 2021 đạt 12,3% trong tổng sản lượng điện nước ta.
Lời giải chi tiết:
(1) tăng tỉ trọng điện gió, điện mặt trời và các loại điện tái tạo khác.
(2) 244,9
(3) 153,2
(4) giảm tỉ trọng
(5) giảm 7,4%
(6) cao nhất
(7) ổn định
(8) nhanh
Câu 6
Trả lời câu hỏi 6 trang 18 SBT Địa Lí 9 Kết nối tri thức
Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai về một số ngành công nghiệp chủ yếu ở nước ta?
a) Tỉ lệ đóng góp vào giá trị sản xuất ngành công nghiệp và sản lượng khai thác của ngành công nghiệp khai khoáng có xu hướng tăng.
b) Nhờ áp dụng nhiều công nghệ mới trong sản xuất nên chất lượng, hiệu quả của ngành công nghiệp khai khoáng được nâng cao.
c) Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm chiếm tỉ trọng cao trong công nghiệp chế biến, chế tạo nước ta.
d) Cơ cấu sản lượng điện thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng thuỷ điện và các loại điện tái tạo khác.
e) Sản phẩm của ngành công nghiệp dệt và sản xuất trang phục; sản xuất giày, dép là mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
Lời giải chi tiết:
- Câu đúng: b, c, e.
- Câu sai: a, d.
Câu 7
Trả lời câu hỏi 7 trang 18 SBT Địa Lí 9 Kết nối tri thức
Dựa vào hình 7.1 trang 138 SGK, hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau về nơi phân bố các ngành công nghiệp sản xuất điện ở nước ta.
Ngành |
Phân bố |
Tên một số nhà máy |
Thuỷ điện |
||
Nhiệt điện |
||
Điện gió |
||
Điện mặt trời |
Lời giải chi tiết:
Ngành |
Phân bố |
Thuỷ điện |
Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ |
Nhiệt điện |
Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long |
Điện gió |
Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long |
Điện mặt trời |
Duyên Hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long |
Câu 8
Trả lời câu hỏi 8 trang 18 SBT Địa Lí 9 Kết nối tri thức
Cho bảng số liệu sau:
MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ, MÁY VI TÍNH Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 – 2021
(Đơn vị: triệu cái)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011, 2016, 2022)
Hãy nhận xét sự thay đổi về sản lượng một số sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021.
Lời giải chi tiết:
- Sản lượng ti vi lắp ráp ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021 có xu hướng tăng nhanh và liên tục, tăng 17,8 triệu cái.
- Sản lượng điện thoại di động ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021 có xu hướng tăng nhanh và liên tục, tăng 145,8 triệu cái.
- Sản lượng tủ lạnh, tủ đông dùng trong gia đình ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021 có xu hướng tăng nhanh và liên tục, tăng 11,2 triệu cái.
- Trong giai đoạn 2010 – 2021, sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính ở nước ta tăng nhanh nhất là sản lượng ti vi lắp giáp.
Câu 9
Trả lời câu hỏi 9 trang 19 SBT Địa Lí 9 Kết nối tri thức
Hãy điền thông tin vào các vị trí còn khuyết cho phù hợp về sự phát triển và phân bố của một số ngành công nghiệp chủ yếu ở nước ta.
a) Ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm đang đẩy mạnh (1)......... vào sản xuất. Các trung tâm công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm là (2)..........
b) Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính là ngành có hàm lượng công nghệ cao, áp dụng nhiều công nghệ hiện đại vào sản xuất đem lại (3)........... Cơ cấu của ngành rất đa dạng, gồm các hoạt động như (4)...........
c) Công nghiệp dệt và sản xuất trang phục; sản xuất giày, dép ứng dụng (5)............ ngày càng phổ biến. Các trung tâm dệt và sản xuất trang phục; sản xuất giày, dép lớn của cả nước là (6)...........
Lời giải chi tiết:
(1) áp dụng công nghệ mới
(2) Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa và Đà Nẵng
(3) giá trị kinh tế lớn
(4) sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất máy vi tính, thiết bị truyền thông, điện dân dụng,...
(5) công nghệ tự động hóa, in 3D, trí tuệ nhân tạo,...
(6) Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định,...
Câu 10
Trả lời câu hỏi 10 trang 19 SBT Địa Lí 9 Kết nối tri thức
Vì sao cần phát triển công nghiệp xanh? Tìm hiểu về xu hướng phát triển công nghiệp xanh ở nước ta.
Lời giải chi tiết:
Cần phát triển công nghiệp xanh vì phát triển công nghiệp xanh sẽ giúp tái sử dụng các chất thải, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và năng lượng, bảo vệ môi trường và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, đảm bảo sức khoẻ của người dân và tạo ra các sản phẩm an toàn, thông qua sử dụng các công nghệ tiên tiến.
Xu hướng phát triển công nghiệp xanh ở nước ta là:
- Giảm thiểu chất thải công nghiệp, qua đó khắc phục và giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường nhờ vận hành chuỗi sản xuất khép kin, tuần hoàn giữa các doanh nghiệp (đầu ra của doanh nghiệp này là đầu vào của doanh nghiệp khác).
- Tạo ra sản phẩm công nghiệp chất lượng cao, đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường thế giới (Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU), đồng thời sẽ chịu mức thuế thấp hơn khi xuất khẩu vào các thị trường này.
- Tiết kiệm chi phí đầu vào, nhiên liệu, nguyên liệu và năng lượng trong sản xuất.
- Ở Việt Nam, xu hướng phát triển công nghiệp xanh thể hiện ở sự phát triển một số ngành như điện mặt trời, điện gió, điện rác, công nghiệp xử lí nước thải,... góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh. Một số khu công nghiệp xanh đang được triển khai ở Bắc Giang, Vĩnh Phúc....


- Bài 8. Thực hành: Xác định các trung tâm công nghiệp chính ở nước ta - SBT Địa lí 9 Kết nối tri thức
- Bài 9. Dịch vụ - SBT Địa lí 9 Kết nối tri thức
- Bài 10. Thực hành: Tìm hiểu xu hướng phát triển ngành thương mại, du lịch - SBT Địa Lí 9 Kết nối tri thức
- Bài 5. Lâm nghiệp và thuỷ sản - SBT Địa LÍ 9 Kết nối tri thức
- Bài 6. Thực hành: Viết báo cáo về một mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả - SBT Địa lí 9 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Chủ đề 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long - SBT Địa lí 9 Kết nối tri thức
- Chủ đề 1: Đô thị: Lịch sử và hiện tại - SBT Địa lí 9 Kết nối tri thức
- Bài 22. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo - SBT Địa lí 9 Kết nối tri thức
- Bài 21. Thực hành: Tìm hiểu về tác động của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng sông Cửu Long - SBT Địa lí 9 Kết nối tri thức
- Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long - SBT Địa lí 9 Kết nối tri thức
- Chủ đề 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long - SBT Địa lí 9 Kết nối tri thức
- Chủ đề 1: Đô thị: Lịch sử và hiện tại - SBT Địa lí 9 Kết nối tri thức
- Bài 22. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo - SBT Địa lí 9 Kết nối tri thức
- Bài 21. Thực hành: Tìm hiểu về tác động của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng sông Cửu Long - SBT Địa lí 9 Kết nối tri thức
- Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long - SBT Địa lí 9 Kết nối tri thức