Bài 6. Lạm phát - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều>
Em hãy liệt kê một số loại hàng hóa trên thị trường có giá cả biến động theo xu hướng tăng lên trong thời gian qua và chia sẻ với các bạn.
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Mở đầu
Trả lời câu hỏi trang 38 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy liệt kê một số loại hàng hóa trên thị trường có giá cả biến động theo xu hướng tăng lên trong thời gian qua và chia sẻ với các bạn.
Phương pháp giải:
- Dựa vào kiến thức thực tế của bản thân để liệt kê một số loại hàng hóa trên thị trường có giá cả biến động theo xu hướng tăng lên trong thời gian qua.
- Chia sẻ với các bạn trong lớp.
Lời giải chi tiết:
Từ ngày 1-7-2023, lương cơ sở chính thức tăng khiến giá cả các loại hàng hóa thiết yếu cũng rục rịch tăng giá:
- Giá các loại rau xanh tăng từ 3.000 – 5.000 đồng/kg. Rau cải xanh tăng từ 20.000 đồng/kg lên 25.000 đồng/kg. Củ cải tăng từ 8.000 đồng lên 12.000 đồng/kg; cà rốt tăng từ 12.000 đồng lên 15.000 đồng/kg.
- Đối với trứng gà, tính từ cuối tháng 6 cho đến nay, tăng từ 1.900 đồng/quả lên 2.800 đồng/quả.
- Các mặt hàng thịt gia súc, gia cầm cũng bắt đầu tăng. Giá lợn hơi hiện nay là 66.000 -70.000 đồng/kg, trong khi trước đó giá lợn hơi chỉ dao động 50.000 đồng đến 60.000 nghìn đồng/kg.
- Các mặt hàng khác như đồ gia dụng và hóa mỹ phẩm tăng từ 6 -7%, thậm chí có mặt hàng tăng 10%.
? mục 1
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 39 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
a. Từ thông tin 2, em hãy cho biết năm 2021 giá cả mặt hàng thiết yếu đã thay đổi theo xu hướng nào?
b. Từ thông tin 1, 2, em hãy cho biết lạm phát là gì. Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, có những loại hình lạm phát nào?
Phương pháp giải:
a. Đọc thông tin 2 và cho biết xu hướng thay đổi giá cả mặt hàng thiết yếu năm 2021.
b. Nêu được khái niệm và các loại hình lạm phát.
Lời giải chi tiết:
a. Từ thông tin 2 cho thấy năm 2021 giá cả các mặt hàng thiết yếu đã thay đổi theo xu hướng tăng lên. Cụ thể là:
- Giá xăng dầu tăng 31,74%, giá gas tăng 25,89%.
- Giá gạo tăng 5,79%.
- Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 7,03%.
- Giá dịch vụ giáo dục tăng 1,87%.
b. - Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định.
- Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, có thể phân chia lạm phát thành 3 loại:
+ Lạm phát vừa phải (khi tỉ lệ lạm phát dưới 10%): Giá trị đồng tiền khá ổn định. Đây là mức lạm phát bình thường, không gây hậu quả đáng kể tới nền kinh tế.
+ Lạm phát phi mã (khi tỉ lệ lạm phát từ 10% đến dưới 1000%): Đồng tiền mất giá nhanh chóng. Mức lạm phát này gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của nền kinh tế.
+ Siêu lạm phát (khi tỉ lệ lạm phát từ 1000% trở lên): Đồng tiền mất giá nghiêm trọng. Mức lạm phát này gây ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế.
? mục 2
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 40 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi
a. Từ thông tin trên, em hãy cho biết những nguyên nhân lạm phát?
b. Từ trường hợp 1 và 2, em hãy cho biết lạm phát gây ra những hậu quả gì?
Phương pháp giải:
a. Đọc thông tin 1 và nêu được những nguyên nhân của lạm phát.
b. Đọc trường hợp 1,2 và nêu được hậu quả của lạm phát.
Lời giải chi tiết:
a. Lạm phát xuất hiện do những nguyên nhân cơ bản sau:
- Lượng tiền trong lưu thông tăng vượt quá mức cần thiết (ngân sách thâm hụt, Chính phủ tăng cường việc phát hành tiền giấy,...) làm cho mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
- Tổng cầu của nền kinh tế tăng (người dân tăng chi tiêu, doanh nghiệp tăng đầu tư, Chính phủ tăng chỉ tiêu mua hàng hóa và dịch vụ,...) làm cho mức sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên (lạm phát do cầu kéo).
- Chi phí sản xuất tăng (giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, nhân công, thuế,... tăng) làm cho mức sản lượng giảm và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên (lạm phát do chi phí đẩy).
b. Lạm phát gây ra những hậu quả tiêu cực cả về kinh tế và xã hội:
- Lạm phát làm thay đổi giá cả tương đối giữa các loại hàng hóa (tốc độ tăng giá cả hàng hóa, dịch vụ không đồng đều, việc tăng giá và tăng tiền lương không diễn ra đồng thời,...), từ đó làm thay đổi sản lượng, việc làm, cơ cấu kinh tế.
- Lạm phát làm cho việc phân phối và phân phối lại tài sản, thu nhập giữa các tầng lớp dân cư không hợp lý (có lợi cho người đi vay, gây thiệt hại cho người cho vay; làm giảm thu nhập thực tế của người lao động; gia tăng phân hoá giàu - nghèo,...).
? mục 3
Trả lời câu hỏi mục 3 trang 42 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
a. Từ thông tin trên, em hãy cho biết Nhà nước có vai trò gì trong việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát.
b. Theo em, công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát?
Phương pháp giải:
a. Đọc thông tin và nêu được vai trò của Nhà nước trong việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát.
b. Nêu được vai trò của công dân trong việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát.
Lời giải chi tiết:
a. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, pháp luật nhằm kiềm chế và kiểm soát lạm phát:
- Giảm mức cung tiền, cắt giảm chi tiêu ngân sách, tăng thuế, kiểm soát có hiệu quả việc tăng giá,... (trong trường hợp lạm phát do lượng tiền mặt trong lưu thông vượt quá mức cần thiết, lạm phát do cầu kéo).
- Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, giảm thuế, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất,... (trong trường hợp lạm phát do chi phí đẩy).
b. Công dân có trách nhiệm chấp hành và ủng hộ những hành vi chấp hành, tuân thủ chủ chương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát. Đồng thời, phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
Luyện tập 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 43 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy cho biết những nhận định dưới đây là đúng hay sai? Vì sao?
Phương pháp giải:
- Đọc các nhận định và dựa vào nội dung bài học để bày tỏ quan điểm của bản thân.
- Lí giải vì sao em cho là đúng hoặc sai.
Lời giải chi tiết:
- Nhận định A: Sai vì lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền luyện tập tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định.
- Nhận định B: Sai vì lạm phát chi phí đẩy xuất hiện khi chi phí sản xuất gia trăng, làm cho mức sản lượng giảm và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
- Nhận định C: Sai vì lạm phát do cầu kéo xuất hiện khi: tổng cầu của nền kinh tế tăng (người dân tăng chi tiêu, doanh nghiệp tăng đầu tư, Chính phủ tăng chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ….).
- Nhận định D: Đúng vì khi lượng tiền trong lưu thông tăng vượt mức cần thiết (ngân sách nhà nước thâm hụt, Chính phủ tăng cường việc phát hành tiền giấy), làm cho mức giá chung của nền kinh tế tăng lên dẫn đến lạm phát.
Luyện tập 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 43 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi
a. Dựa trên tỉ lệ lạm phát của từng năm, em hãy sắp xếp các năm trong giai đoạn 2004 - 2013 thành hai nhóm: nhóm lạm phát vừa phải và nhóm lạm phát phi mã.
b. Em hãy tìm hiểu thông tin về siêu lạm phát trên thế giới và chia sẻ với các bạn trong lớp.
Phương pháp giải:
a. Quan sát biểu đồ và sắp xếp các năm trong giai đoạn 2004 - 2013 thành hai nhóm: nhóm lạm phát vừa phải và nhóm lạm phát phi mã.
b. Tìm hiểu thông tin về siêu lạm phát trên thế giới và chia sẻ với các bạn trong lớp.
Lời giải chi tiết:
a. - Trong giai đoạn 2004 - 2013, các năm có tỉ lệ lạm phát vừa phải (0% < CPI < 10%) là: 2004, 2005, 2006, 2009, 2012 và 2013.
- Trong giai đoạn 2004 - 2013, các năm có tỉ lệ lạm phát phi mã (10% ≤ CPI < 1000%) là: 2007, 2008, 2010 và 2011.
b. Thông tin về một số vụ siêu lạm phát trên thế giới:
- Ở Đức (năm 1921 - 1923):
+ Nước Đức rơi vào lạm phát trầm trọng nhất vào hồi tháng 10/1923 khi tỷ lệ lạm phát lê tới 29500%. Tại thời điểm 12/1923, người ta phải bỏ ra 4.200 tỷ Mác để đổi lấy 1 đô la Mỹ.
+ Trong những năm 1920, người Đức đã phải dùng tiền để đốt thay cho củi và than.
- Ở Zimbabwe (năm 2000 - 2009):
+ Siêu lạm phát đã quét sạch các khoản tiết kiệm của người dân, khiến họ không thể mua nổi các nhu yếu phẩm hàng ngày. Tại cửa hàng ở các địa phương, 12 triệu đô la Zimbabwe chỉ mua được một bó rau héo úa; 10 triệu đô la Zimbabwe chưa chắc mua được ổ bánh mì vì thực phẩm khan hiếm.
+ Trong những năm 2008 - 2009, lạm phát đạt đến đỉnh điểm với mức CPI đạt hơn 500 tỉ %. Đồng tiền của Zimbabwe đã giảm tới mức kỷ lục, khi 25 triệu đô la Zimbabwe chỉ đổi được 1 đô la Mỹ.
+ Có những thời điểm, Chính phủ Zimbabwe cho in tờ tiền có mệnh giá cao nhất là 100 nghìn tỉ để người dân không phải vác cả bao tải tiền khi đi mua sắm, những tờ tiền 100 nghìn tỉ đó cũng chỉ đủ để người dân mua vé xe buýt đi lại trong 1 tuần.
Luyện tập 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 43 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy đọc thông tin:
b. Việc thực hiện các biện pháp đó trong giai đoạn 2008 - 2009 đã kiềm chế, kiểm soát lạm phát là hiệu quả hay không hiệu quả?
Phương pháp giải:
a. Đọc thông tin và cho biết các biện pháp Nhà nước đã thực hiện làm tăng hay giảm lượng lượng tiền mặt trong lưu thông.
b. Nhận xét về hiệu quả của việc thực hiện các biện pháp kiềm chế, kiểm soát lạm phát trong giai đoạn 2008 - 2009.
Lời giải chi tiết:
a. Các biện pháp Nhà nước thực hiện trong giai đoạn 2008 - 2009 đã làm giảm lượng tiền mặt lưu thông.
b. Các biện pháp mà Chính phủ Việt Nam thực hiện trong giai đoạn 2008 - 2009 đã đem lại những hiệu quả tích cực trong việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát. Cụ thể: đưa mức lạm phát từ 19,89% vào năm 2008 xuống còn 6,52% vào năm 2009.
Luyện tập 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 44 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy cho biết hành vi nào dưới đây vi phạm chủ trương, chính sách của nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát. Vì sao?
Phương pháp giải:
- Đọc và chỉ ra các hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
- Giải thích được vì sao.
Lời giải chi tiết:
Những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát là:
- Hành vi B. Bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ để kiếm lời ➝ Vì vi phạm khoản a) Điều 10, Luật Giá năm 2012
- Hành vi C. Lợi dụng tình hình kinh tế không thuận lợi để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lí ➝ Vì vi phạm khoản c) Điều 10, Luật Giá năm 2012.
- Hành vi D. Đầu cơ, găm hàng chờ lên giá để trục lợi ➝ Vì hành động đầu cơ, găm hàng sẽ gây nên tình trạng khan hiếm hàng hóa trên thị trường, dẫn đến việc đẩy giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao.
Vận dụng
Trả lời câu hỏi 1 trang 11 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy cùng các bạn trong lớp sưu tầm những bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay hoặc tìm hiểu về tình hình biến động giá cả ở địa phương để làm thành một tập san.
Phương pháp giải:
- Sưu tầm những bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay hoặc tìm hiểu về tình hình biến động giá cả ở địa phương.
- Cùng các bạn làm thành một tập san và chia sẻ với cả lớp.
Lời giải chi tiết:
Giá cả cơ bản ổn định, lạm phát đang được kiểm soát theo đúng kịch bản
Theo Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính), 6 tháng đầu năm 2023, lạm phát thế giới ở mức cao thì tại thị trường trong nước, giá cả cơ bản ổn định, lạm phát đang được kiểm soát theo đúng kịch bản của Ban Chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng Chính phủ.
Việt Nam không thuộc nhóm quốc gia có mức lạm phát cao
Trong 6 tháng đầu năm 2023, lạm phát toàn cầu giảm dần sau thời gian các nước đồng loạt tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát và giá năng lượng giảm. Tuy nhiên, so với mức lạm phát mục tiêu dài hạn thì mức lạm phát hiện tại vẫn còn ở mức cao đối với nhiều quốc gia.
Cục Quản lý Giá cho biết, so với các quốc gia, Việt Nam không thuộc nhóm quốc gia có mức lạm phát cao khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2023 tăng 0,27% so với tháng trước và tăng 2% so với cùng kỳ năm 2023; CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,29% so với cùng kỳ. Đồng thời, chỉ số lạm phát cơ bản trong nửa đầu năm 2023 tăng 4,74% so với cùng kỳ năm 2023.
Phân tích thêm về nguyên nhân giúp kiềm chế mức tăng của CPI, Cục Quản lý Giá cho hay, từ đầu năm đến nay, thời tiết tương đối ổn định, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nên nguồn cung lương thực, rau, quả dồi dào, giá cả mặt hàng nông sản không có biến động lớn. Giá thịt lợn có xu hướng giảm trong 3 tháng đầu năm do sức tiêu thụ chậm, tuy nhiên đến tháng 5/2023 giá tăng nhẹ trở lại.
Bên cạnh đó, do tác động của giá thế giới, giá một số mặt hàng nhóm nhiên liệu năng lượng như xăng dầu, khí hóa lỏng có diễn biến tăng, giảm đan xen nhưng bình quân chung vẫn giảm mạnh so cùng kỳ năm 2023, giá vật liệu xây dựng có biến động tăng và chủ yếu tập trung vào các vật liệu là đá, cát, trong khi mặt hàng thép tăng trong quý I/2023 và quay đầu giảm trong quý II/2023. Ngoài ra, sức ép lạm phát cũng giảm bớt nhờ vào sự điều hành, phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong việc quản lý thị trường tài chính tiền tệ.
Cũng phân tích về tình hình thị trường, giá nửa đầu năm, TS. Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính) chỉ rõ: “Đầu năm 2023, chúng tôi đã đưa ra dự báo lạm phát so với cùng kỳ sẽ đạt đỉnh vào tháng 1/2023 và sau đó sẽ giảm dần về mức 3% vào cuối năm, còn lạm phát trung bình cả năm sẽ xoay quanh mức 3,5%. Sau 6 tháng đầu năm, có thể thấy, lạm phát đạt đỉnh vào tháng 1/2023, đồng thời cũng giảm mạnh hơn dự báo.”
Theo TS. Nguyễn Đức Độ, sự suy giảm của lạm phát trong 6 tháng đầu năm xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu, bao gồm: Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức thấp với tất cả các cấu thành của tổng cầu đều tăng trưởng chậm hoặc sụt giảm; Thứ hai, tăng trưởng cung tiền thấp, tổng phương tiện thanh toán tính đến ngày 20/6/2023 mới chỉ tăng 2,35% so với cuối năm 2022, thấp hơn thời kỳ dịch bệnh; Thứ ba, tổng cầu yếu…
“Êm dịu” là tính từ mà chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú dùng để chỉ giá cả thị trường nửa đầu năm. Ông Vũ Vinh Phú cho rằng, nguyên nhân chủ yếu là do sức mua yếu, nguồn cung dồi dào.
Dư địa kiểm soát lạm phát đang tăng dần
Với những diễn biến kinh tế, lạm phát toàn cầu không tích cực trong khi giá cả thị trường, lạm phát trong nước đang được kiểm soát tốt theo mục tiêu cho thấy Chính phủ đã và đang quản lý, điều hành giá đúng hướng trên cơ sở kinh nghiệm kiểm soát lạm phát qua các năm cũng như sự nỗ lực vào cuộc của cả Chính phủ và doanh nghiệp, người dân trong việc phục hồi kinh tế.
Cục Quản lý Giá nhấn mạnh, công tác quản lý điều hành giá một số mặt hàng quan trọng có ảnh hưởng lớn tới mặt bằng giá chung được thực hiện thận trọng ngay từ đầu năm 2023. Cùng với đó là nguồn cung nhiều hàng hóa thiết yếu được đảm bảo đã giúp kiểm soát lạm phát trong nửa đầu năm 2023.
Theo đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá đã có các văn bản chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp về quản lý, điều hành để bình ổn giá, hạn chế những biến động của mặt bằng giá gây tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.
Giá các mặt hàng nhà nước định giá cơ bản được giữ ổn định, chỉ có mặt hàng điện tăng giá trên cơ sở đánh giá kỹ tác động vào CPI trước khi điều chỉnh. Đối với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như lương thực, thực phẩm (đây là những mặt hàng chiếm quyền số lớn trong rổ hàng hóa tính CPI - PV), giá cả tương đối ổn định do sản xuất tăng trưởng khá cao, nguồn cung dồi dào đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Đối với mặt hàng xăng dầu, trong 6 tháng đầu năm 2023, giá xăng dầu trên thị trường thế giới có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao do vẫn chịu tác động của cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine. Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Công Thương (chủ trì) có 17 đợt điều hành giá xăng dầu trong nước (tính đến ngày 29/6/2023).
Hiện nay, giá xăng dầu các loại đã giảm so với đầu năm 2023 nhờ mức điều chỉnh giảm mạnh trong các lần điều hành giá tháng 5. Bình quân 6 tháng đầu năm 2023, giá dầu hỏa giảm 8,94% so với cùng kỳ năm trước; giá xăng dầu trong nước giảm 18,27% theo biến động của giá thế giới, tác động làm CPI chung giảm 0,66%.
Đáng chú ý, việc giảm giá xăng dầu theo diễn biến giá thế giới còn có sự hỗ trợ từ chính sách tài khóa. Cụ thể, từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 31/12/2023, doanh nghiệp được giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn và giảm 40% mức thuế bảo vệ môi trường đối với dầu hỏa, thời gian thực hiện theo Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15 ngày 30/12/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Cục Quản lý Giá nhận định, tốc độ tăng CPI như 6 tháng đầu năm 2023 cho thấy dư địa kiểm soát lạm phát đang tăng dần là điều kiện thuận lợi để thực hiện linh hoạt việc điều chỉnh giá một số mặt hàng nhà nước quản lý theo lộ trình thị trường sau khi việc thực hiện đã bị trễ trong những năm vừa qua.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá các mặt hàng nhà nước quản lý đến CPI năm 2023 còn phụ thuộc vào thời điểm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh giá các mặt hàng của các bộ ngành. Ngoài ra, việc lạm phát cơ bản đang ở mức cao hơn nhiều so với lạm phát chung cho thấy những rủi ro lạm phát cao có tính dài hạn.
Trước bối cảnh kinh tế thế giới ảm đảm cũng như các yếu tố biến động phức tạp của giá hàng hóa trọng yếu thế giới, Cục Quản lý Giá cho biết, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục chủ động, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp về quản lý, điều hành giá theo nguyên tắc thận trọng, linh hoạt và thực hiện tốt công tác tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 21. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 19. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 21. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 19. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều