Bài 20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều>
Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về các quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
Mở đầu
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 135 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về các quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức thực tế để chia sẻ hiểu biết mình về các quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
Lời giải chi tiết:
- Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước.
- Quyền tự do ngôn luận của công dân được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các phạm vi khác nhau:
+ Công dân có thể sử dụng quyền này tại các cuộc họp ở cơ quan, trường học, tổ dân phố,…trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình.
+ Công dân có thể viết bài gửi đăng báo, bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước.
+ Công dân có quyền đóng góp ý kiến, kiến nghị với đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở hoặc viết thư cho Đại biểu Quốc hội trình bày, đề đạt nguyện vọng về những vấn đề mà mình quan tâm.
? mục 1 a
Trả lời câu hỏi mục 1 phần a trang 136 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy đọc thông tin, trường hợp, tình huống và trả lời câu hỏi
a. Từ thông tin Hiến pháp và Luật Báo chí, em hãy cho biết trong trường hợp trên đại diện nhân dân xã V đã thực hiện quyền của mình như thế nào?
b. Theo em, trong tình huống trên, hành vi của Q có phải là thực hiện quyền tự do ngôn luận không? Vì sao?
Phương pháp giải:
a. Đọc các thông tin và trường hợp để chỉ ra cách đại diện nhân dân xã V đã thực hiện quyền của mình.
b. Đọc tình huống và cho biết hành vi của Q có phải là thực hiện quyền tự do ngôn luận không. Giải thích.
Lời giải chi tiết:
a. Trong trường hợp, đại diện nhân dân xã V đã góp ý kiến với Hội đồng nhân dân xã về tình hình giáo dục ở xã mình. Nhân dân đã thực hiện đúng quyền công dân về tự do ngôn luận theo quy định của Luật Báo chí.
b. Trong tình huống, hành vi của Q là vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, vì đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận để xâm phạm uy tín, danh dự của H, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của H.
? mục 1 b
Trả lời câu hỏi mục 1 phần b trang 138 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy đọc thông tin, tình huống và trả lời câu hỏi
Em hãy cho biết:
a. Hành vi của một số người dân cung cấp thông tin cho báo chí đúng hay sai? Vì sao?
b. Trong trường hợp này, báo chí có quyền đăng tin do công dân cung cấp hay không? Vì sao?
Phương pháp giải:
a. Đọc các thông tin, trường hợp và cho biết hành vi của một số người dân cung cấp thông tin cho báo chí đúng hay sai và giải thích.
b. Báo chí có quyền đăng tin do dân cung cấp trong trường hợp đó không và giải thích.
Lời giải chi tiết:
a. Hành vi của một số người dân cung cấp thông tin cho báo chí đúng vì người dân đang thể hiện ý kiến, phát biểu của bản thân về hoạt động tích cực của chính quyền nhân dân
b. Trong trường hợp này, báo chí có quyền đăng tin do công dân cung cấp vì đây là những thông tin mà người dân cung cấp cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí.
? mục 1 c
Trả lời câu hỏi mục 1 phần c trang 140 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi
a. Ở trường hợp 1, anh Huy và mọi người nói chung có thể tìm hiểu thông tin về vấn đề mình quan tâm bằng cách nào?
b. Ở trường hợp 2, chị Lan đã thực hiện quyền của mình như thế nào? Đó là quyền gì?
Phương pháp giải:
a. Đọc trường hợp 1 và chỉ ra cách để anh Huy và mọi người nói chung có thể tìm hiểu thông tin về vấn đề mình quan tâm trong trường hợp đó.
b. Đọc trường hợp 2 và chỉ ra cách chị Lan đã thực hiện quyền của mình. Nêu được quyền đó.
Lời giải chi tiết:
a. Ở trường hợp 1, anh Huy và mọi người nói chung có thể tìm hiểu thông tin về vấn đề mình quan tâm bằng cách kênh truyền hình của tình, hệ thống đài phát thanh của địa phương.
b. Ở trường hợp 2, chị Lan đã thực hiện quyền của mình bằng cách tìm hiểu về bồi dưỡng, hỗ trợ tái định cư đối với hộ gia đình. Đó là quyền tiếp cận thông tin của mình.
? mục 2
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 141 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy đọc thông tin, tình huống và trả lời câu hỏi
a. Nguyễn Thị B đã có những hành vi trái pháp luật nào?
b. Em hãy cho biết, trong tình huống trên hành vi của Nguyễn Thị B đã dẫn đến hậu quả gì cho bản thân.
Phương pháp giải:
a. Đọc tình huống và chỉ ra những hành vi trái pháp luật của Nguyễn Thị B.
b. Nêu được hậu quả hành vi của Nguyễn Thị B đã dẫn đến cho bản thân trong tình huống đó.
Lời giải chi tiết:
a. Nguyễn Thị B đã có hành vi trái phép như lợi dụng quyền tự do ngôn luận, thông qua một số tài khoản trên mạng xã hội để viết bài, phát ngôn trực tiếp, đưa ra những thông tin sai sự thật, thiếu kiểm chứng về hoạt động của chính quyền địa phương.
b. Hành vi của Nguyễn Thị B đã dẫn đến hậu quả là B đã bị Tòa án nhân dân huyện X xét xử, xử phạt tù 5 năm về tội lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, theo khoản 1 Điều 331 Bộ luật Hình sự.
? mục 3
Trả lời câu hỏi mục 3 trang 142 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy đọc trường hợp và trả lời câu hỏi
Phương pháp giải:
Đọc trường hợp và chỉ ra trách nhiệm của các bạn học sinh Trường Trung học phổ thông X đã được thực hiện trong trường hợp đó.
Lời giải chi tiết:
Trách nhiệm của các bạn học sinh ở trường trung học phổ thông X được thể hiện trong trường hợp là:
- Đa số các bạn tích cực phát biểu ý kiến đóng góp vào việc thực hiện đổi mới giáo dục. Các bạn này đã thực hiện tốt quyền tự do ngôn luận của công dân.
- Ngoài ra, vẫn còn một số bạn còn rụt rè, e ngại khi cho rằng quyền tự do ngôn luận là quyền của các thầy cô giáo, không phải quyền của học sinh. Suy nghĩ của các bạn như vậy là sai.
Luyện tập 1
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 143 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Hành vi nào sau đây của công dân không thể hiện quyền tự do ngôn luận? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc các hành vi và chỉ ra hành vi không thể hiện quyền tự do ngôn luận. Giải thích.
Lời giải chi tiết:
Hành vi không thể hiện quyền tự do ngôn luận: A. Ông A tố cáo hành vi của ông H bao che cho việc làm sai trái của cán bộ cấp dưới. Vì hành vi của ông A là thực hiện quyền tố cáo, không phải quyền tự do ngôn luận.
Luyện tập 2
Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 143 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em đồng ý với ý kiến nào trên đây? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc tình huống và bày tỏ quan điểm đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến trong tình huống đó. Giải thích.
Lời giải chi tiết:
Em đồng ý với ý kiến cho rằng đây là quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do báo chí vì: Quyền tự do báo chí là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin cho báo chí. Việc ông B đã cung cấp thông tin cho báo chí kèm theo ảnh chụp rõ ràng về các hố ga này là quyền tự do báo chí.
Luyện tập 3
Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 143 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Theo em, người cán bộ Uỷ ban nhân dân huyện có thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ công dân về tiếp cận thông tin hay không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc trường hợp và cho biết người cán bộ Uỷ ban nhân dân huyện có thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ công dân về tiếp cận thông tin hay không và giải thích.
Lời giải chi tiết:
Người cán bộ Uỷ ban nhân dân huyện không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ công dân về tiếp cận thông tin vì không những không cung cấp ngay thông tin cho chị B, mà còn cung cấp thông tin sai lệch.
Luyện tập 4
Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 134 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
a. Em đồng ý với ý kiến nào trên đây? Vì sao?
b. Em nhận xét thế nào về hành vi của K?
Phương pháp giải:
Đọc trường hợp và phân tích trường hợp để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Em đồng ý với ý kiến cho rằng K vi phạm quyền tự do ngôn luận vì uyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước dưới hình thức lời nói, văn bản điện tử như zalo, facebook,…hặc dưới hình thức khác. Còn quyền tự do báo chí là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin cho báo chí.
Do đó, hành vi của K vi phạm quyền tự do ngôn luận.
b. Hành vi của K là vi phạm pháp luật vì đã đăng bài viết trên Facebook có tính chất xuyên tạc những thông tin về hoạt động của chính quyền địa phương, từ cấp xã đến cấp huyện. Điều này ảnh hưởng tới uy tín của chính quyền địa phương.
Luyện tập 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 144 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em có đồng ý với ý kiến của bạn P hay không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc trường hợp và bày tỏ quan điểm đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến của bạn P trong trường hợp đó. Giải thích.
Lời giải chi tiết:
Em không đồng ý với ý kiến của bạn P vì khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, công dân có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật, thực hiện trong khuôn khổ pháp luật. Như vậy mới tránh được những hành vi vu khống, bịa đặt sai sự thật.
Vận dụng
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 144 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng một kế hoạch tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin trong khu dân cư (xã, phường, thôn, xóm) theo gợi ý:
- Lập kế hoạch tuyên truyền:
+ Mục đích, đối tượng tuyên truyền.
+ Hình thức, nội dung tuyên truyền.
+ Thời gian, địa điểm thực hiện.
- Trình bày kế hoạch trước lớp.
Phương pháp giải:
Xây dựng một kế hoạch tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin trong khu dân cư (xã, phường, thôn, xóm) theo gợi ý.
Lời giải chi tiết:
- Mục đích tuyên truyền để giúp công dân hiểu về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin trong khu dân cư
- Hình thức: infographic/tờ gấp tuyên truyền.
- Nội dung: Các luật pháp về quyền và nghĩa vụ đồng thời cũng đưa ra các quy định phạt nếu làm sai hoặc không đúng về quyền và nghĩa vụ.
- Thời gian: 1 tuần.
- Địa điểm: gần trường học.
Sản phẩm 1: Infographic
Sản phẩm 2: Tờ gấp tuyên truyền
- Bài 21. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 19. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 21. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 19. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 21. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 19. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều