Bài 4. Việc làm - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều>
Em hãy liệt kê những việc làm có nhu cầu tuyển dụng cao hiện nay và chia sẻ với các bạn về việc làm mà em yêu thích.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Mở đầu
Trả lời câu hỏi trang 26 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy liệt kê những việc làm có nhu cầu tuyển dụng cao hiện nay và chia sẻ với các bạn về việc làm mà em yêu thích.
Phương pháp giải:
- Dựa vào hiểu biết của bản thân để liệt kê những việc làm có nhu cầu tuyển dụng cao hiện nay.
- Chia sẻ với các bạn về việc làm mà em yêu thích.
Lời giải chi tiết:
- Những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao hiện nay là: Ngành công nghệ thông tin; Biên dịch – Phiên dịch viên (tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Hàn); ngành du lịch, quản lý khách sạn; ngành xây dựng; ngành ngôn ngữ Anh; ngành công nghệ thực phẩm; ngành quản trị kinh doanh; ngành Marketing; ngành điện – cơ khí và ngành giáo dục.
- Gợi ý chia sẻ về nghề giáo viên:
+ Tên nghề nghiệp: giáo viên.
+ Các công việc cụ thể: Chuẩn bị giáo án và bài tập cho học sinh trước khi lên lớp; dạy học; chấm bài; tổ chức các hoạt động trong lớp và tổ chức họp phụ huynh…
+ Một số đức tính của nghề: kiên trì, nhẫn nại, cẩn thận, công bằng, vị tha, nhiệt tình, cởi mở,...
+ Lí do em thích: Giáo viên là một nghề cao quý và vô cùng có ý nghĩa, có thể đem lại tri thức và mở mang tầm hiểu biết cho rất nhiều người, rất nhiều thế hệ.
? mục 1
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 27 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
a. Từ các thông tin trên, em hãy cho biết việc làm bao gồm những hoạt động nào.
b. Từ thông tin 1, 2 em hãy cho biết người lao động nhận được gì khi có việc làm.
c. Theo em, thế nào là việc làm?
Phương pháp giải:
a. Đọc thông tin và dựa vào nội dung bài học để nêu được những hoạt động của việc làm.
b. Đọc thông tin 1 và 2 để chỉ ra được điều mà người lao động nhận được khi có việc làm.
c. Nêu được khái niệm việc làm.
Lời giải chi tiết:
a. Việc làm bao gồm những hoạt động là: hoạt động lao động tạo ra thu nhập; không bị pháp luật cấm; tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như việc làm toàn thời gian; việc làm bán thời gian… và không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
b. Khi có việc làm, người lao động sẽ có thu nhập (bao gồm: tiền lương, tiền thưởng và các khoản trợ cấp khác,…).
c. Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm.
? mục 2
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 28 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi
a. Em hãy cho biết có những chủ thể kinh tế nào tham gia phiên/sàn giao dịch việc làm?
b. Trong các chủ thể kinh tế đó, bên nào là bên tạo việc làm (bên cung), bên nào là bên đáp ứng nhu cầu của vị trí việc làm (bên cầu), bên nào là bên trung gian?
Phương pháp giải:
a. Đọc trường hợp và chỉ ra được những chủ thể kinh tế tham gia phiên/sàn giao dịch việc làm.
b. Chỉ ra được bên tạo việc làm (bên cung), bên đáp ứng nhu cầu của vị trí việc làm (bên cầu) và bên trung gian trong trường hợp đó.
Lời giải chi tiết:
a. Những chủ thể kinh tế tham gia vào phiên/ sàn giao dịch việc làm là:
- Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,… có nhu cầu tuyển dụng lao động.
- Người lao động có nhu cầu tìm việc làm.
- Các đơn vị trung gian như: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; các Trung tâm Dịch vụ việc làm…
b. - Bên tạo ra việc làm (bên cung) là: các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất…
- Bên đáp ứng nhu cầu vị trí việc làm (bên cầu) là: người lao động.
- Bên trung gian là: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; các Trung tâm Dịch vụ việc làm…
? mục 3
Trả lời câu hỏi mục 3 trang 29 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
a. Từ thông tin 1, em hãy cho biết tương quan giữa cung lao động và số lượng việc làm tại Việt Nam trong quý II năm 2022.
b. Từ thông tin 2, em hãy cho biết thông tin thị trường lao động, dịch vụ việc làm có vai trò như thế nào trong việc gắn kết thị trường việc làm với thị trường lao động?
c. Từ thông tin 1, 2, em hãy cho biết mối quan hệ giữa thị trường việc làm và thị trường lao động là gì.
Phương pháp giải:
a. Đọc thông tin 1 và phân tích được tương quan giữa cung lao động và số lượng việc làm tại Việt Nam trong quý II năm 2022.
b. Đọc thông tin 2 và nêu được vai trò của thông tin thị trường lao động, dịch vụ việc làm trong việc gắn kết thị trường việc làm với thị trường lao động
c. Chỉ ra được mối quan hệ giữa thị trường việc làm và thị trường lao động.
Lời giải chi tiết:
a. Trong quý II năm 2022, ở Việt Nam, số cung lao động lớn hơn số lượng việc làm. Cụ thể:
- Số cung lao động là: 51,6 triệu người.
- Số lượng việc làm là: 50,5 triệu việc làm.
→ Sự lệch pha giữa số cung lao động và số lượng việc làm này đã dẫn tới tình trạng: gần 1,1 triệu người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp.
b. Thông tin về tin thị trường lao động, dịch vụ việc làm có vai trò quan trọng trong việc kết nối thị trường việc làm với thị trường lao động; từ đó sẽ góp phần giảm tình trạng thất nghiệp:
- Người lao động có thông tin về việc làm trên thị trường việc làm để tìm được việc làm phù hợp.
- Người sử dụng lao động có thông tin về lao động trên thị trường lao động để tuyển dụng được lao động phù hợp.
c. Thị trường việc làm và thị trường lao động có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau. Khi khả năng cung ứng lao động lớn hơn khả năng tạo việc làm sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng và ngược lại, khi khả năng tạo việc làm lớn hơn khả năng cung ứng lao động sẽ dẫn đến tới tình trạng thiếu hụt lao động.
Luyện tập 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 29 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy cho biết những nhận định dưới đây là đúng hay sai. Vì sao?
Phương pháp giải:
- Đọc các nhận định và dựa vào nội dung bài học để bày tỏ quan điểm của bản thân.
- Lí giải vì sao em cho là đúng hoặc sai.
Lời giải chi tiết:
- Nhận định đúng là: B, D.
- Nhận định sai là: A, C.
+ Nhận định A sai vì những hoạt động có mục đích, tạo ra thu nhập cho con người nhưng bị pháp luật nghiêm cấm thì cũng không được coi là việc làm (ví dụ: buôn bán trái phép chất ma túy,…)
+ Nhận định C sai vì thị trường việc làm là nơi thực hiện các quan hệ thoả thuận giữa người tạo việc làm và người có khả năng đáp ứng yêu cầu của việc làm về tiền lương, vị trí việc làm và các điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động.
Luyện tập 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 30 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy đọc các thông tin dưới đây
a. Em hãy đánh giá tương quan giữa lao động và việc làm trong trường hợp.
b. Em hãy rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường làm việc.
Phương pháp giải:
a. Đọc thông tin và dựa vào nội dung bài học để nhận xét về tương quan giữa lao động và việc làm trong trường hợp đó.
b. Nhận xét về mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường làm việc.
Lời giải chi tiết:
a. - Trường hợp a: Năm 2021, ở tỉnh A, số cung lao động lớn hơn số lượng việc làm. Cụ thể:
+ Số cung lao động là: 1,6 triệu người.
+ Số lượng việc làm là: 1,1 triệu việc làm.
→ Sự lệch pha giữa số cung lao động và số lượng việc làm này đã dẫn tới tình trạng: khoảng 0,5 triệu người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp.
- Trường hợp b: Năm 2021, ở tỉnh B, số cung lao động nhỏ hơn số lượng việc làm. Cụ thể:
+ Số cung lao động là: 1,2 triệu người.
+ Số lượng việc làm là: 1,5 triệu việc làm.
→ Sự lệch pha giữa số cung lao động và số lượng việc làm này đã dẫn tới tình trạng: thiếu hụt 0,3 triệu người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp.
b. Thị trường việc làm và thị trường lao động có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau. Khi khả năng cung ứng lao động lớn hơn khả năng tạo việc làm sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng và ngược lại, khi khả năng tạo việc làm lớn hơn khả năng cung ứng lao động sẽ dẫn đến tới tình trạng thiếu hụt lao động.
Luyện tập 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 30 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy tìm hiểu thông tin trên thị trường việc làm tại nơi em sinh sống, xác định mục tiêu nghề nghiệp cho mình, tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, xây dựng kế hoạch hoàn thiện bản thân để lựa chọn được nghề nghiệp, việc làm phù hợp trong tương lai và chia sẻ với các bạn trong lớp.
Phương pháp giải:
- Tìm hiểu thông tin trên thị trường việc làm tại nơi em sinh sống, xác định mục tiêu nghề nghiệp cho mình, tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- Xây dựng kế hoạch hoàn thiện bản thân để lựa chọn được nghề nghiệp, việc làm phù hợp trong tương lai và chia sẻ với các bạn trong lớp.
Lời giải chi tiết:
(*) Tham khảo:
KẾ HOẠCH HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN
THEO NGHỀ/NHÓM NGHỀ LỰA CHỌN
1. Họ và tên: Đinh Thị Thảo . Giới tính: Nữ.
2. Ngày, tháng, năm sinh: 28/04/2008.
3. Nơi ở hiện tại: Hà Nội.
4. Đang học lớp: 11A1. Trường: THPT Chu Văn An.
5. Những nghề em dự định chọn: Hướng dẫn viên du lịch.
6. Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của những nghề em định chọn: phẩm chất tốt, giao tiếp tốt, yêu nghề, mến khách.
7. Đặc điểm của em. Ghi rõ những điểm mạnh, điểm hạn chế về năng lực, phẩm chất, sở thích, khả năng (học lực, khả năng nổi trội, thể chất, sức khỏe, vận động,....) của bản thân.
- Điểm mạnh: Vui vẻ, hòa đồng.
- Học lực: Giỏi
- Sức khỏe: Tốt
- Hạn chế: Bị say xe
8. Yêu cầu của các trường đào tạo nghề em định chọn.
9. Kế hoạch học tập rèn luyện cụ thể:
Nhiệm vụ |
Biện pháp thực hiện |
Nâng cao kết quả học tập môn Ngữ văn |
- Đọc sách văn học mỗi ngày. - Nhờ thầy, cô giáo dạy văn hướng dẫn cách học. - Viết nhật ký hằng ngày. |
Rèn luyện tính chăm chỉ |
- Chủ động học bài, làm bài tập. - Nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập. - Tích cực, chủ động tham gia các công việc ở nhà, trường, lớp. |
Nâng cao trình độ ngoại ngữ |
- Xem video và phim bằng có phụ đề tiếng Anh. - Mỗi ngày nghe 1 bài hát tiếng Anh và học thuộc lời bài hát. - Học 100 từ mới tiếng Anh mỗi ngày. - Luyện nói nói tiếng Anh với người nước ngoài trên phố đi bộ vào cuối tuần. |
Rèn luyện khả năng giao tiếp |
- Học cách lắng nghe tích cực. - Chủ động làm quen người khác. - Mạnh dạn nói ra suy nghĩ của bản thân. - Quan tâm đến cảm xúc của người khác. - Học cách động viên, khích lệ người khác. |
Vận dụng 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 30 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy tìm hiểu về tình hình việc làm tại địa phương nơi em sinh sống và chia sẻ thông tin với các bạn trong lớp.
Phương pháp giải:
- Tìm hiểu về tình hình việc làm tại địa phương nơi em sinh sống.
- Chia sẻ thông tin với các bạn trong lớp.
Lời giải chi tiết:
Hà Nội có nhu cầu tuyển dụng hơn 100.000 lao động
Ước tính, tổng nhu cầu tuyển dụng của Hà Nội là khoảng 100.000 - 120.000 vị trí việc làm. Một số nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn như: Vận tải - logistics; Dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch; Hoạt động kinh doanh bất động sản; Hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng; Công nghệ - thông tin…
Cụ thể, trong quý I, nhu cầu di chuyển của người dân và vận chuyển hàng hóa trong dịp nghỉ lễ Tết Nguyên đán tăng cao. Dự kiến nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp vận tải – logistics trong quý I/2023 là khoảng 14.000 - 18.000 vị trí, chủ yếu tuyển dụng ở các vị trí là lái xe, nhân viên kho, nhân viên điều vận...
Ngành Dịch vụ lưu trú ăn uống, khách sạn, du lịch hứa hẹn sẽ là ngành có nhu cầu tuyển dụng nhân sự bùng nổ trong quý I và giai đoạn tiếp theo. Nhiều chính sách, chương trình kích cầu du lịch được ban hành, thúc đẩy hoạt động của ngành phục hồi và tăng trưởng mạnh. Ước tính nhu cầu tuyển dụng của ngành khoảng 10.000 - 12.000 vị trí.
Hoạt động tài chính – ngân hàng cũng là ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn, ước tính từ 15.000-20.000 vị trí. Tập trung chủ yếu ở các vị trí nhân viên giao dịch, nhân viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp, nhân viên thẩm định tài sản.
Công nghệ thông tin vẫn là một lĩnh vực được dự báo có mức tăng trưởng cao trong năm 2023. Trong quý I, theo quan sát, các doanh nghiệp có nhiều nhu cầu tuyển dụng nhân sự từ 12.000 – 15.000 vị trí, tập trung vào các vị trí đòi hỏi chuyên môn cao như nhân viên phát triển IT, nhân viên phát triển phần mềm, UI/UX, DA, BA, lập trình ứng dụng di động, lập trình game...
Vận dụng 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 30 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy cùng các bạn xây dựng kịch bản và tổ chức một buổi tọa đàm về xu hướng việc làm trong tương lai.
Phương pháp giải:
Xây dựng kịch bản và tổ chức một buổi tọa đàm về xu hướng việc làm trong tương lai.
Lời giải chi tiết:
(*) Gợi ý:
- Thời gian tổ chức: ….. giờ, ngày …./ tháng …./ năm 2023
- Địa điểm tổ chức: Lớp 11…. Trường THPT………
- Thành phần tham dự:
+ Ông/ bà: …………………. - khách mời tham gia buổi tọa đàm
+ Thầy/ cô ………… - cố vấn học tập môn giáo dục kinh tế và pháp luật
+ Tập thể các bạn học sinh lớp 11 ….. Trường THPT…………….
- Tiến trình chính của buổi tọa đàm bao gồm:
+ Phần I: giới thiệu khách mời và nội dung chính của buổi tọa đàm
+ Phần II: trao đổi, giao lưu với khách mời, cố vấn học tập và các bạn học sinh về nội dung tọa đàm.
+ Phần III: kết thúc buổi tọa đàm.
- Một số nội dung chính của buổi tọa đàm:
+ Nội dung 1: Thực trạng thị trường lao động và việc làm ở Việt Nam hiện nay.
+ Nội dung 2. Xu hướng việc làm ở Việt Nam trong tương lai.
+ Nội dung 3: Các bạn học sinh cần chuẩn bị những gì về kiến thức, kĩ năng… để đáp ứng được nhu cầu của thị trường việc làm trong tương lai.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 21. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 19. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 21. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 19. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều