Soạn Lịch sử và Địa lí 8, giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 8 Cánh diều Chương 3. Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

Bài 5. Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều


Đọc thông tin và quan sát các hình từ 5.1 đến 5.3, trình bày khái quát quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI-XVIII.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục I

Trả lời câu hỏi mục I trang 25 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 CD

Đọc thông tin vàquan sát các hình từ 5.1đến 5.3, trình bày kháiquát quá trình khai phácủa Đại Việt trong cácthế kỉ XVI-XVIII.



Phương pháp giải:

Quan sát các hình từ 5.1 đến 5.3 và đọc thông tin trong mục I

Lời giải chi tiết:

Từ thế kỉ XVI, cùng với công cuộc khai hoang, lấn biển để mở rộng diện tíchcanh tác trên phần lãnh thổ phía bắc của chính quyền Lê – Trịnh là quá trình khai phá Đại Việt do các chúa Nguyễn tiến hành xuống phía nam.

- Ở Nam Trung Bộ

+ 1611, Đặt phủ Phú Yên (gồm hai huyện Tuy Hoà, Đồng Xuân)

+ 1653, Đặt dinh Thái Khang (gồm hai phủ Thái Khang, Diên Ninh)

+ 1693, Đặt trấn Thuận Thành (sau đổi làphủ Bình Thuận)

- Ở Nam Bộ

+ 1623, Lập các trạm thu thuế ở Bến Nghé (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay)

+ 1698, Lập phủ Gia Định (gồm hai huyện Phước Long, Tân Bình)

+ Cuối thế kỉ XVIII, Sáp nhập vùng đất thuộc các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang, Đồng Tháp,..ngày nay)

- Tại những vùng đất mới, các chúa Nguyễnhuy động nhân dânkhai hoang và cho phép người dân sở hữu ruộng đất mà họ khai khẩn được.

? mục II

Trả lời câu hỏi mục II trang 26 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 CD

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 5.4, trình bày quá trình các chúa Nguyễnthực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Nêu ý nghĩacủa những việc làm đó.


Phương pháp giải:

Quan sát hình 5.4 và đọc thông tin trong mục II

Lời giải chi tiết:

Quá trình các chúa Nguyễn thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

- Từ thế kỉ XVII, chính quyền chúa Nguyễn Đàng Trong đã xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quầnđảo Trường Sa

+ Thông qua hoạt động của các đội Hoàng Sa và Bắc Hải, như thu lượmhàng hoá của những con tàu bị đắm, khai thác sản vật,...

+ Vẽ bản đồ, có xuất hiện quần đảo Hoàng Sa (bàn đồ vùng Quảng Ngãi trong tập bản đồ Việt Nam do Đỗ Bá soạn vẽ vào thế kỉ XVII). Quần đảo Hoàng Sa trong bản đồ được chú giải rất rõ với tên gọi Bãi Cát Vàng

* Ý nghĩa: Những hoạt động của chính quyền chúa Nguyễn trong các thế kỉ XVII – XVIIIđã khẳng định việc xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa vàquần đảo Trường Sa, đặt cơ sở lịch sử để thực thi chủ quyền của Việt Nam đối vớihai quần đảo này.

Luyện tập

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 26 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 CD

Vẽ trục thời gian khái quát quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉXVI-XVIII.

Phương pháp giải:

Tổng hợp kiến thức mục I

Lời giải chi tiết:

Vận dụng

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 26 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 CD

Sưu tầm tư liệu về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảoHoàng Sa và quần đảo Trường Sa dưới thời các chúa Nguyễn. Giới thiệu tưliệu đó với thầy cô và bạn học.

Phương pháp giải:

Sưu tầm tư liệu trên sách, báo, internet,…

Lời giải chi tiết:

Giới thiệu về tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư và bản đồ vẽ quần đảoHoàng Sa

Đỗ Bá, làm quan được một thời gian, vào khoảng năm Chính Hòa (1680 - 1705), ông từ quan, giả dạng người buôn sông Lam, vượt vùng biển Thuận Quảng (nay là dải đất từ Quảng Bình đến Phú Yên), qua các nước Chiêm Thành, Chân Lạp, xem xét núi sông, đường biển xa gần, vẽ bản đồ mang ra Bắc, hiến kế Nam chinh mở rộng biên cương. Chúa Trịnh Cán rất mừng, mang bản đồ cất đi. Lại trưng dụng ông soạn vẽ cho “Tứ chí lộ đồ” hay còn gọi là bộ sách Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư. Trong sách có ghi chép và vẽ bản đồ về Bãi Cát Vàng (tức đảo Hoàng Sa) và khẳng định đảo này thuộc về Đại Việt.

Đây là sách ghi chép và bản đồ đầu tiên khẳng định quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam. Tập “Tứ chí lộ đồ” do Đỗ Bá Công Đạo vẽ có: 53 phủ, 181 huyện, 49 châu, 14 làng, 8.992 xã, 205 thôn, 335 trang, 451 sách, 43 sở, 442 động, 41 trại. 67 phường, 10 vạn, 8 nhà, 2 tuần, 1 quan, 2 giác, 15 nguyên, 15 châu. Riêng Thuận Hóa có 2 phủ, 8 huyện, 4 châu, Quảng Nam có 3 phủ 9 huyện. Trong tập bản đồ này có rất nhiều thông tin về chủ quyền lãnh thổ quốc gia, đặc biệt là bản đồ quần đảo Hoàng Sa.

Trong “Tứ chí lộ đồ” có quyển “Đường từ phủ Phụng Thiên đến Chiêm Thành” có phần vẽ và chú giải bằng chữ Nôm về hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa ngày nay như sau:

“Ở khu vực phủ Thăng Hoa và phủ Quảng Ngãi phía ngoài biển hình bãi cát kéo dài từ cửa Đại Chiêm đến cửa Sa Kỳ với tên gọi Bãi Cát Vàng.

Và ghi rõ: “... hai núi, mỗi núi đều có mỏ vàng, có cơ quan tuần sát. Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng. Dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm, đứng dựng giữa biển. Từ cửa biển Đại Chiêm đến biển Sa Vinh, mỗi lần có gió Tây Nam, thì thương thuyền các nước đi ở phía trong trôi dạt ở đấy; gió Đông Bắc thì thương thuyền chạy ở ngoài cũng trôi dạt ở đấy, đều cùng chết đói hết cả. Hàng hóa thì đều để nơi đó. Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hóa, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn. Từ cửa Đại Chiêm vượt biển đến đấy thì phải một ngày rưỡi. Từ cửa Sa Kỳ đến đấy thì phải nửa ngày. Chỗ bãi cát dài ấy cũng có đồi mồi. Ngoài cửa biển Sa Kỳ có một hòn núi, trên núi sản xuất phần nhiều là cây dầu, gọi là Trường dầu, có đặt quan tuần sát.....

Nho sinh trúng thức họ Đỗ Bá, tự Đạo Phụ phủ ở Bích Triều (Thanh Giang) biên soạn”.

Bãi Cát Vàng là tên gọi nôm na mà nhân dân xứ Đàng Trong đặt cho 2 quần đảo san hô, chuyển sang âm Hán Việt là “Hoàng Sa”, “Hoàng Sa chử”. Tên gọi “Hoàng Sa”, “Hoàng Sa chử” được thông dụng trong các văn kiện thời Lê và thời Nguyễn, như trong Đại Nam Thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam nhất thống toàn đồ, chỉ chung cả hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ngày nay. Đây là một tập tài liệu quý giá chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.

 “Tứ chí Lộ đồ” là một tài liệu chính thức của quốc gia, phản ánh cương giới xứ Đàng Trong do chúa Nguyễn quản lý từ cuối thế kỷ XVI, đã mở rộng ra vùng quần đảo ở Biển Đông. Đây là một trong những chứng cứ quan trọng khẳng định chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông, đặc biệt là 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.


Bình chọn:
4 trên 3 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3 bước: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.