Bài 14. Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều>
Đọc thông tin và quan sát hình 14.2, hình 14.3, trình bày tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
? mục I
Đọc thông tin và quan sát hình 14.2, hình 14.3, trình bày tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Phương pháp giải:
Phương pháp:Đọc thông tin và quan sát hình 14.2, hình 14.3
Lời giải chi tiết:
Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
* Chính trị:
- Thực dân Anh cai trị trực tiếp Ấn Độ
- Chính quyền thực dân nhượng bộ tầng lớp trên, biến bộ phận này thành tay sai để làm chỗ dựa vững chắc choquyền cai trị của Anh
- Tìm cách khắc sâu khác biệt tôn giáo, đẳng cấp, chủng tộc để chia cắt Ấn Độ
* Kinh tế
- Loại bỏ đặc quyền của Công ty Đông Ấn, trực tiếp mở rộng khaithác, vơ vét tài nguyên.
- Ấn Độ trở thành thị trường lớn của Anh.
- Các ngành thủ công truyền thống ở Ấn Độ, đặc biệt là ngành dệt suy yếu
- Các ngành đóng tàu, khai mỏ,... suy yếu do không đủ sức cạnh tranh với công nghiệp Anh.
- Nông nghiệp Ấn Độ phát triển theo hướng xuất khẩu nhưng phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường chính quốc.
* Xã hội
- Thi hành chính sách “ngu dân”, khuyến khích các tập quán lạc hậu, phản động.
- Đời sống nhân dân Ấn Độ ngày càng cực khổ, Nạn đói xảy ra liên tiếp
- Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh là mẫu thuẫn cơ bản.
-> Đây là nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh đòi độc lập, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 – 1859) và cao trào đấu tranh 1905 – 1908 dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại.
? mục II
Trình bày một số sự kiện tiêu biểu trong phong trào giải phóng dân tộc ởĐông Nam Á cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục II
Lời giải chi tiết:
Một số sự kiện tiêu biểu trong phong trào giải phóng dân tộc ởĐông Nam Á cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
Phong trào giải phóng dân tộc giai đoạn này chuyển dần từ khuynh hướng phong kiến sang khuynh hướng tư sản.
* Khu vực Đông Nam Á hải đảo cuối thế kỉ XIX
- In-đô-nê-xi-a: phong trào đấu tranh diễn ra dưới sự lãnh đạo của tư sản, trí thức và mang màu sắc tôn giáo
- Phi-lip-pin, phong trào diễn ra theo xu hướng cải cách và bạo động. Xu hướng bạo động đã dẫn đến cuộc cách mạng 1896 – 1898.
+ Cuộc cách mạng diễn ra dưới sự lãnh đạo của tổ chức Liên hiệp những
người con yêu quý của nhân dân (Ka-ti-pu-nan).
+ Tháng 8-1896, khởi nghĩa bắt đầu ở vùng Ca-vít.
+ Nhân dân Phi-lip-pin tiến hành chiến tranh du kích, thành lập chính phủ cách mạng và kí hiệp định định chiến với Tây Ban Nha (cuối năm 1897).
+ Tháng 5-1898, sau 5 tháng đỉnh chiến, cuộc cách mạng tiếp tục diễn ra.
+ Ngày 12-6-1898, Phi-lip-pin tuyên bố độc lập, thành lập nước cộng hoà đầu tiên ở Đông Nam Á.
*Khu vực Đông Nam Á lục địa:
- Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương .
+ Ở Cam-pu-chia có cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của nhà sư Ang xnuông (1905).
+ Lào có cuộc khởi nghĩa của Phò Cà Đuột (1901 – 1903), khởi nghĩa của Ông Kẹo và Com ma-dam (1901 – 1937).
+ Ở Việt Nam có phong trào Cần vương (1885 – 1896) và các hoạt độngyêu nước do văn thân, sĩ phu lãnh đạo cùng khởi nghĩa nông dân Yên Thế(1884 – 1913),
gây cho Pháp nhiều tổn thất.
Luyện tập
1. Lập bảng tóm tắt về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ cuối thế kỉXIX, đầu thế kỉ XX theo hai nội dung sau: chính sách của thực dân Anh vàchuyển biến lớn:
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục I.
Lời giải chi tiết:
1. Lập bảng tóm tắt
Lĩnh vực |
Chính sách của thực dân Anh |
Chuyển biến |
Chính trị |
- Thực dân Anh cai trị trực tiếp Ấn Độ - Chính quyền thực dân nhượng bộ tầng lớp trên, biến bộ phận này thành tay sai để làm chỗ dựa vững chắc choquyền cai trị của Anh - Tìm cách khắc sâu khác biệt tôn giáo, đẳng cấp, chủng tộc để chia cắt Ấn Độ |
- Quyền lực chính trị nằm trong tay thực dân Anh. - Một bộ phận lực lượng phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị, bóc lột của chính quyền thực dân - Khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt. |
Kinh tế |
- Loại bỏ đặc quyền của Công ty Đông Ấn, trực tiếp mở rộng khaithác, vơ vét tài nguyên. - Ấn Độ trở thành thị trường lớn của Anh. - Các ngành thủ công truyền thống ở Ấn Độ, đặc biệt là ngành dệt suy yếu - Các ngành đóng tàu, khai mỏ,... suy yếu do không đủ sức cạnh tranh với công nghiệp Anh. |
- Ấn Độ hoàn toàn trở thành thị trường tiêu thụ của Anh. - Các ngành thủ công truyền thống, đóng tàu, khai mỏ,… bị suy yếu, không đủ sức cạnh tranh với Anh. - Nông nghiệp phát triển theo hướng xuất khẩu nhưng phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường chính quốc. |
Xã hội |
- Thi hành chính sách “ngu dân”, khuyến khích các tập quán lạc hậu, phản động. - Đời sống nhân dân Ấn Độ ngày càng cực khổ, Nạn đói xảy ra liên tiếp -> Đây là nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh đòi độc lập, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 – 1859) và cao trào đấu tranh 1905 – 1908 dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại. |
- Xói mòn văn hóa truyền thống; - Đời sống nhân dân cực khổ; - Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh dân cao, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh. |
Vận dụng
2. Sưu tầm tư liệu về các anh hùng dân tộc trong phong trào giải phóng dân tộcở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Giới thiệu nhữngtư liệu đó với thầy cô và bạn học.
Phương pháp giải:
Sưu tầm tư liệu trên internet, sách, báo,..
Lời giải chi tiết:
2. Giới thiệu về Đề Thám, lãnh đao cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế(1884 – 1913) tại Việt Nam
Hoàng Hoa Thám tên khai sinh là Trương Văn Thám, thời trẻ có tên là Trương Văn Nghĩa, quê ở làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Sau lớn lên ở làng Ngọc Cục, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Ông sinh ra trong một gia đình yêu nước, bố là Trương Văn Thận, mẹ là Lương Thị Minh.
Năm 16 tuổi, Hoàng Hoa Thám tham gia khởi nghĩa của Đại Trân (1870-1875)
Năm 1884 ông ra nhập nghĩa binh Trần Quang Loan. Năm 1895 ông tham gia khởi nghĩa của Cai Kinh ở Lạng Giang. Sau khi Cai Kinh Mất ông đứng dưới cờ nghĩa của Lương Văn Nắm và trở thành một tướng lĩnh có tài. Năm 1892. Để Nắm hy sinh ông trở thành lãnh tụ tối cao của phong trào Yên Thế - Phong trào nông dân chống Pháp với biệt danh “Hùm xám Yên Thế”
Khu tự trị Phồn Xương thành căn cứ kháng chiến, ông thường được gọi là Đề Thám. Nhiều nhà yêu nước trong đó có Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã gặp gỡ ông bàn kế hoạch hành động khiến ông thêm quyết tâm kháng chiến đến cùng.
Năm 1909 thực dân Pháp tập trung lực lượng tấn công quy mô lên Yên Thế. Dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám nghĩa quân anh dũng chống trả gây nhiều thiệt hại cho quân Pháp. Ngày 10/2/1913, Hoàng Hoa Thám hy sinh tại khu vực Hố Nấy cách chợ Gồ gần 2 km.
Khởi nghĩa Yên Thế kéo dài gần 30 năm, ghi một dấu son trong lịch sử kháng Pháp thời cận đại.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 12. Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
- Bài 11. Phạm vi Biển Đông: Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông: Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
- Bài 10. Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
- Bài 9. Thổ nhưỡng Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
- Bài 8. Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
- Bài 12. Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
- Bài 11. Phạm vi Biển Đông: Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông: Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
- Bài 10. Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
- Bài 9. Thổ nhưỡng Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
- Bài 8. Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều