Bài 3. Sử học với các lĩnh vực khoa học khác SBT Lịch sử 10 Cánh Diều>
Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng thực tiễn: Sử học là một môn khoa học mang tính liên ngành?
Câu 1
Trả lời câu hỏi câu 1 trang 9 SBT Lịch sử 10
Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng thực tiễn: Sử học là một môn khoa học mang tính liên ngành?
A. Có sự kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu và khai thác tri thức của nhiều ngành khoa học.
B. Cung cấp tri thức cho nhiều ngành khoa học khác nhau
C. Trực tiếp tham gia vào quá trình nghiên cứu của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.
D. Có mối liên hệ với các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 3 – SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Sử học là một môn khoa học mang tính liên ngành tuy nhiên nó không trực tiếp tham gia vào quá trình nghiên cứu của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.
Chọn C
Câu 2
Trả lời câu hỏi câu 1 trang 9 SBT Lịch sử 10
Câu 2. Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với các ngành khoa học xã hội và nhân văn nào sau đây?
A. Tâm lí học, Ngôn ngữ học, Nhân học, Khoa học chính trị.
B. Triết học, Địa lí nhân văn, Văn hoá học, Công tác xã hội.
C. Chính trị học, Tâm lý học, Ngôn ngữ học, Xã hội học.
D. Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí nhân văn, Triết học.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 3 – SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với ngành: Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí nhân văn, Triết học.
Chọn D
Câu 3
Trả lời câu hỏi câu 1 trang 9 SBT Lịch sử 10
Câu 3. Tri thức về lĩnh vực nào sau đây đóng vai trò là một trong những nguồn tri thức nền tảng đối với ngành khoa học xã hội và nhân văn?
A. Sinh học.
B. Lịch sử.
C.Toán học.
D.Công nghệ.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 3 – SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Tri thức về lịch sử đóng vai trò là một trong những nguồn tri thức nền tảng đối với ngành khoa học xã hội và nhân văn.
Chọn B
Câu 4
Trả lời câu hỏi câu 4 trang 10 SBT Lịch sử 10
Câu 4. Những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ (sự ra đời, tiến trình phát triển, đặc điểm của ngành,...) có thể hỗ trợ Sử học thực hiện được nhiệm vụ nào sau đây?
A, Ghi chép sự đóng góp của từng ngành cho sự phát triển kinh tế.
B, Cung cấp thông tin hoạt động cho ngành Sử học và Dân tộc học.
C, Khôi phục, mô tả lịch sử hình thành và phát triển của từng ngành.
D, Tạo nên sự chuyển biến cho từng ngành để cùng hội nhập quốc tế.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 3 – SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ (sự ra đời, tiến trình phát triển, đặc điểm của ngành,...) có thể hỗ trợ Sử học thực hiện được nhiệm vụ khôi phục, mô tả lịch sử hình thành và phát triển của từng ngành.
Chọn C
Câu 5
Trả lời câu hỏi câu 5 trang 10 SBT Lịch sử 10
Câu 5. Để khôi phục lại lịch sử các trận đánh trên sông Bạch Đằng (các năm 938, 981 và 1288), các nhà sử học có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của những lĩnh vực cơ bản nào sau đây?
A, Khảo cổ học, Văn học, Địa lí nhân văn.
B, Nhân học, Sinh học, Địa lí nhân văn.
C, Văn học, Tâm lí học, Nhân học.
D, Khảo cổ học, Sinh học, Hoá học.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 3 – SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Để khôi phục lại lịch sử các trận đánh trên sông Bạch Đằng, các nhà sử học có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của những lĩnh vực sau: Khảo cổ học, Văn học, Địa lí nhân văn.
Chọn A
Câu 6
Trả lời câu hỏi câu 6 trang 10 SBT Lịch sử 10
Câu 6. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?
A, Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của các ngành.
B, Cung cấp tri thức và những hiểu biết sâu rộng hơn về lịch sử văn minh.
C, Giúp những người làm khoa học tự nhiên và công nghệ điều chỉnh hoạt động hiệu quả hơn, tiến bộ hơn.
D, Đặt cơ sở cho việc hình thành và phát triển của ngành khoa học.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 3 – SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Nội dung phản ảnh không đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ là đặt cơ sở cho việc hình thành và phát triển của ngành khoa học.
Chọn D
Câu 7
Trả lời câu hỏi câu 7 trang 10 SBT Lịch sử 10
Câu 7. Lĩnh vực nào sau đây hỗ trợ hiệu quả cho Sử học trong việc tìm kiếm dấu vết của những nền văn minh cổ xưa thông qua quan sát từ không gian?
A, Thực tại ảo.
B, Công nghệ viễn thám.
C, Sinh học.
D, Trí tuệ nhân tạo.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 3 – SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Trong các lĩnh vực trên, lĩnh vực hỗ trợ hiệu quả cho Sử học trong việc tìm kiếm dấu vết của những nền văn minh cổ xưa thông qua quan sát từ không gian là lĩnh vực Công nghệ viễn thám
Chọn B
Câu 8
Trả lời câu hỏi câu 8 trang 10 SBT Lịch sử 10
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 3 – SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Từ những hiểu biết và kiến thức đã có, ta có thể điền vào chỗ trống những từ lần lượt là:
1, Sử liệu
2, Tái hiện
3, Vật lý học
4, Dữ liệu
5, Tri thức
Câu 9
Trả lời câu hỏi câu 9 trang 10 SBT Lịch sử 10
Câu 9. Vì sao đối với lịch sử của một số lĩnh vực như: kinh tế, nghệ thuật, tôn giáo,... các nhà sử học lại cần có một nền tảng kiến thức vững chắc về lĩnh vực đó trước khi nghiên cứu chuyên sâu?
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 3 – SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Trong các lĩnh vực như: kinh tế, nghệ thuật, tôn giáo,… đều gắn liền với hệ thống tri thức chuyên ngành, chuyên sâu đặc thù. Vì vậy, nhà sử học rất khó có thể nghiên cứu và trình bày một cách khoa học, chính xác nếu không có nền tảng kiến thức về lĩnh vực đó. Do đó, để nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực này, các nhà sử học cần có nền tảng kiến thức vững chắc.
Câu 10
Trả lời câu hỏi câu 10 trang 11 SBT Lịch sử 10
Câu 10. Nêu ví dụ cụ thể về sự hỗ trợ của các lĩnh vực công nghệ viễn thái, thực tại ảo tăng cường, giải trình tự gen đối với Sử học.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 3 – SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
1, Ngành công nghẹ viễn thám có thể hỗ trợ tìm kiếm dấu vết các nền văn minh, công trình kiến trúc cổ xưa
2, Tái hiện lại các không gian lịch sử, bảo tàng lịch sử,…
Câu 11
Trả lời câu hỏi câu 11 trang 11 SBT Lịch sử 10
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 3 – SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Bằng những kiến thức và hiểu biết đã có, ta có thể ghép các nội dung ở cột A với nội dung ở cột B như sau:
1 - B; 2 - A; 3 - D; 4 - C.
Câu 12
Trả lời câu hỏi câu 12 trang 11 SBT Lịch sử 10
Câu 12. Quan sát hình 3 và cho biết: để nghiên cứu về Hoàng thành Thăng Long qua Khu di tích Khảo cổ học số 18 Hoàng Diệu (Hà Nội), cần có sự tham gia của chuyên gia từ các lĩnh vực nào?
Hình 3. Khu di tích Khảo cổ học số 18 Hoàng Diệu (Hà Nội)
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 3 – SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Để nghiên cứu về Hoàng thành Thăng Long qua Khu di tích Khảo cổ học số 18 Hoàng Diệu (Hà Nội), chúng ta cần có sự tham gia của chuyên gia từ các lĩnh vực như: Khảo cổ học, Sử học, Kiến trúc, Công nghệ thông tin, Địa lý,…
Câu 13
Trả lời câu hỏi câu 13 trang 11 SBT Lịch sử 10
Câu 13. Ngày nay, công nghệ thông tin có thể hỗ trợ học sinh trong học tập, lịch sử như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 3 – SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Ngày nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, có thể hỗ trợ cho học sinh rất nhiều trong quá trình học tập môn lịch sử:
1, Thiết kế và xây dựng các tác phẩm đa phương tiện về lịch sử khi làm bài tập, học tập dự án,...
2, Sưu tầm và khai thác nguồn tài liệu, sử liệu phong phú, đa dạng trên mạng internet.
3, Trải nghiệm môi trường học tập trực quan, sinh động như tham quan bảo tàng ảo; thực hiện trò chơi, đố vui trên máy tính và phần mềm,…
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 14. Cơ sở hình thành và phát triển của nền văn minh Đại Việt SBT Lịch sử 10 Cánh Diều
- Bài 13. Văn minh Chăm – Pa, văn minh Phù Nam SBT Lịch sử 10 Cánh Diều
- Bài 12. Văn minh Văn Lang – Âu Lạc SBT Lịch sử 10 Cánh Diều
- Bài 11. hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kỳ Cổ - Trung đại SBT Lịch sử 10 Cánh Diều
- Bài 10. Cơ sở hình thành nền văn minh Đông Nam Á thời kỳ Cổ - Trung đại SBT Lịch sử 10 Cánh Diều
- Bài 14. Cơ sở hình thành và phát triển của nền văn minh Đại Việt SBT Lịch sử 10 Cánh Diều
- Bài 13. Văn minh Chăm – Pa, văn minh Phù Nam SBT Lịch sử 10 Cánh Diều
- Bài 12. Văn minh Văn Lang – Âu Lạc SBT Lịch sử 10 Cánh Diều
- Bài 10. Cơ sở hình thành nền văn minh Đông Nam Á thời kỳ Cổ - Trung đại SBT Lịch sử 10 Cánh Diều
- Bài 11. hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kỳ Cổ - Trung đại SBT Lịch sử 10 Cánh Diều