Soạn Lịch sử 10, giải Sử 10 Cánh Diều Chủ đề 1. Lịch sử và Sử học

Bài 1. Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử SBT Lịch sử 10 Cánh Diều


Khái niệm lịch sử không bao hàm nội dung nào sau đây?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1. Khái niệm lịch sử không bao hàm nội dung nào sau đây?

A, Là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.

B, Là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.

C, Là sự tưởng tượng của con người liên quan đến sự việc sắp diễn ra.

D, Là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại Bài 1 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ > Nội dung của nó bao gồm những gì đã diễn ra trong quá khứ

Chọn C

Câu 2

Câu 2. Toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người được gọi là

A, Hiện thực lịch sử.

B, Nhận thức lịch sử.

C, Sự kiện tương lai.

D, Khoa học lịch sử.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại Bài 1 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Hiện thực lịch sử: Là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại 1 cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.

Chọn A

Câu 3

Câu3. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng và đầy đủ về đối tượng nghiên cứu của Sử học?

A, Những hoạt động của con người trên lĩnh vực chính trị và quân sự.

B, Toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực.

C, Toàn bộ những hoạt động của con người đã diễn ra từ thời kì cổ đại đến thời kì cận đại.

D, Những hoạt động của con người từ khi xuất hiện chữ viết đến nay.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại Bài 1 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Đối tượng nghiên cứu của Sử học rất đa dạng và mang tính toàn diện gồm toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ diễn ra trên mọi lĩnh vực.

Chọn B

Câu 4

Câu 4. Một trong những chức năng cơ bản của Sử học là

A, Khôi phục hiện thực lịch sử thông qua miêu tả và tưởng tượng.

B, Tái tạo biến cố lịch sử thông qua thí nghiệm.

C, Khôi phục hiện thực lịch sử một cách chính xác, khách quan.

D, Cung cấp tri thức cho các lĩnh vực khoa học tự nhiên.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại Bài 1 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Chức năng:

Là khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác và khách quan.

Phục vụ cuộc sống của con người hiện tại thông qua những bài học kinh nghiệm được đúc kết từ quá khứ.

Chọn C

Câu 5

Câu 5. Ý nào sau đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản của Sử học?

A, Ghi chép, miêu tả đời sống.

B, Dự báo tương lai.

C, Tổng kết bài học từ quá khứ.

D, Giáo dục, nêu gương.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại Bài 1 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Nhiệm vụ của Sử học: Góp phần truyền bá những giá trị và truyền thống tốt đẹp trong lịch sử cho thế hệ sau.

Chọn D

Câu 6

Câu 6. Những nguyên tắc cơ bản cần đặt lên hàng đầu của Sử học là gì?

A, Chính xác, kịp thời, nhân văn.

B, Khách quan, trung thực, tiến bộ.

C, Trung thực, công bằng, tiến bộ.

D, Công bằng, trung thực, khách quan.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại Bài 1 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Những nguyên tắc cơ bản của Sử học là: Khách quan, trung thực, tiến bộ.

Chọn B

Câu 7

Câu 7. Căn cứ vào dạng thức tồn tại, sử liệu được chia thành những loại hình cơ bản nào?

A, Lời nói – truyền khẩu, hiện vật, hình ảnh, thành văn.

B, Lời nói, vật chất, tinh thần, văn tự.

C, Truyền khẩu, chữ viết, công cụ.

D, Lời nói – truyền khẩu, tranh ảnh, chữ viết, tài sản.

 

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại Bài 1 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Dựa vào hình thức tồn tại, Sử học được chia ra làm 4 loại: Lời nói – truyền khẩu, hiện vật, hình ảnh, thành văn.

Chọn A

Câu 8

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại Bài 1 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Từ khái niệm của các từ trong cột A ta suy ra được nội dung ở cột B như sau:

1 - C; 2 - D; 3 - A; 4 - B.

Câu 9

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại Bài 1 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Từ khái niệm và những thứ đã được học trong bài 1 – SGK Lịch sử 10, ta có thể điền vào chỗ trống những từ lần lượt như sau:

1, Khách quan

2, Chủ quan

3, Nguồn sử liệu

4, Lịch đại

5, Tính toàn diện

Câu 10

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại Bài 1 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Từ kiến thức đã thu thập được và những thông tin mà mình có, ta có thể nhận biết các hình trên như sau:

Hình 1.1 - Sử liệu hình ảnh.

Hình 1.2 - Sử liệu thành văn.

Hình 1.3 - Sử liệu hiện vật.

Câu 11

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại Bài 1 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Sơ đồ trên thể hiện phương pháp nghiên cứu lịch đại

Phương pháp này cho phép nghiên cứu lịch sử lần theo các giai đoạn phát triển trước kia của nó -> giúp người đọc thấy được tiến trình lịch sử.

Câu 12

Câu 12. Em hãy lý giải vì sao khi nghiên cứu và trình bày lịch sử, nhà Sử học cần ưu tiên sử dụng nguồn sử liệu sơ cấp thay vì sử dụng nguồn sử liệu thứ cấp?

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại Bài 1 – SGK Lịch Sử 10

Áp dụng kiến thức và những thông tin mà mình tiếp thu được

Lời giải chi tiết:

Các nhà Sử học cần ưu tiên sử dụng nguồn sử liệu sơ cấp thay vì sử dụng nguồn sử liệu thứ cấp vì

1, Sử liệu sơ cấp đóng vai trò bằng chứng. Vì thế việc miêu tả, phục dựng lại quá khứ là đáng tin cậy và thuyết phục

2, Nguồn sử liệu thứ cấp được tạo ra sau thời điểm xuất hiện của các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu, đã có sự thay đổi hoặc có sự tiếp cận, đánh giá, nhận xét,... của con người, do vậy chỉ mang giá trị tham khảo đối với nhà nghiên cứu.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sử 10 - Cánh Diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí