Bài 18. Kinh tế Hoa Kỳ - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo>
Dựa vào hình 18.1, hình 18.2 và thông tin trong bài, hãy chứng minh Hoa Kỳ là quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
? mục I
Dựa vào hình 18.1, hình 18.2 và thông tin trong bài, hãy chứng minh Hoa Kỳ là quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.
Lời giải chi tiết:
-
Hoa Kỳ là quốc gia có GDP hàng đầu thế giới, với hơn 20000 tỉ USD, chiếm gần 25% GDP toàn thế giới (Năm 2020).
-
GDP bình quân đầu người của Hoa Kỳ năm 2020 là 63000 USD.
-
Hoa Kỳ chiếm tỉ lệ cao trong tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu toàn thế giới, khoảng 8,4% (Năm 2020).
-
Hoa Kỳ cũng là thành viên của nhóm G7, G20 và đống vai trò quan trọng trong các tổ chức này.
-
Nền kinh tế Hoa Kỳ có trình độ phát triển cao, năng suất lao động lớn
-
Hoa Kỳ là quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới.
? mục II 1
Dựa vào hình 18.3 và thông tin trong bài, hãy trình bày:
-
Tình hình phát triển ngành công nghiệp của Hoa Kỳ.
-
Sự phân hoá lãnh thổ của ngành công nghiệp Hoa Kỳ.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.
Lời giải chi tiết:
* Tình hình phát triển công nghiệp Hoa Kỳ
-
Cuối thế kỉ XIX, Hoa Kì rất chú trọng phát triển các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, chế tạo máy công cụ, hoá chất, dệt, …
-
Hiện nay các ngành công nghiệp truyền thống đang bị sa sút dần và các ngành công nghiệp có công nghệ kĩ thuật cao đang được phát triển rất nhanh như : sản xuất máy tự động, công nghiệp điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, hàng không vũ trụ,…
-
Do đó, tỉ trọng các ngành công nghiệp hiện đại ngày càng tăng và tạo động lực chính cho phát triển nông nghiệp.
-
Ngành công nghiệp đóng góp hơn 18% GDP Hoa Kỳ (Năm 2020) và không ngừng tăng lên.
-
Công nghiệp hàng không vũ trị của Hoa Kỳ là ngành đứng đầu thế giới, thu hút gần 2 triệu lao động, đóng góp hơn 870 tỉ USD vào GDP, tổng giá trị hàng xuất khẩu của ngành này đạt hơn 90 tỉ USD (Năm 2020).
-
Ngành điện tử - tin học là ngành tạo doanh thu lớn và thu hút lao động tham gia, cung cấp sản phẩm cho hầu hết thị trường các quốc gia trên thế giới.
-
Ngành công nghiệp hoá chất cũng là một ngành sản xuất và xuất khẩu lớn của Hoa Kỳ, chiếm hơn 15% thị trường toàn cầu.
* Sự phân hoá lãnh thổ ngành công nghiệp Hoa Kỳ
-
Ngành công nghiệp Hoa Kỳ có sự chuyển dịch theo lãnh thổ. Vùng Đông Bắc là nơi phát triển công nghiệp sớm nhất của Hoa Kỳ, tập trung nhiều trung tâm công nghiệp lâu đời như Niu Óoc, Phi-la-đen-phi-a,…
-
Hoạt động công nghiệp Hoa Kỳ mở rộng xuống các bang ven vịnh Mê-hi-cô, ven Thái Bình Dương và tập trung vào các ngành công nghiệp mũi nhọn. Các trung tâm công nghiệp nổi bật vùng này là Xan Phran-xi-xcô, Lốt An-giơ-lét,…
-
Ngành công nghiệp hàng không vũ trụ phát triển mạnh ở các bang ven biển Thái Bình Dương như Oa-sinh-tơn, Ca-li-phóoc-li-a; các bang ở phía nam như Tếch-dát, Plo-ri-đa và một số bang ở phía đông bắc,…
-
Ngành công nghiệp hoá chất phát triển mạnh ở vùng Đông Bắc như Ô-hai-ô, I-li-noi,… và một số bang ở phía nam và ven Thái Bình Dương như Tếch-dát, Ca-li-phóoc-ni-a,…
-
Một số ngành như sản xuất ô tô, hàng tiêu dùng,… phát triển mạnh và phân bố khắp các vùng lãnh thổ Hoa Kỳ
? mục II 2
Dựa vào hình 18.4 và thông tin trong bài, hãy trình bày:
-
Tình hình phát triển ngành nông nghiệp ở Hoa Kỳ.
-
Sự thay đổi trong sản xuất ngành nông nghiệp theo lãnh thổ của Hoa Kỳ.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.
Lời giải chi tiết:
* Tình hình phát triển nông nghiệp Hoa Kỳ
-
Nông nghiệp chỉ chiếm 1% GDP nhưng đóng góp hơn 220 tỉ cho USD cho GDP Hoa Kỳ (Năm 2020).
-
Hoa Kỳ có điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng và vật nuôi khác nhau, với quy mô hiện đại hàng đầu thế giới. Trang trại là hình thức sản xuất nông nghiệp chủ yếu với quy mô mỗi trang tại hàng trăm Ha.
-
Các trang trại sử dụng nhiều phương tiện khoa học, kĩ thuật hiện đại vào sản xuất như: công nghệ sinh học, công nghệ tự động, trí tuệ nhân tạo,…
-
Do đó, các sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ có sản lượng lớn, năng suất và chất lượng cao,…
* Sự thay đổi trong sản xuất ngành nông nghiệp theo lãnh thổ của Hoa Kỳ
Trồng trọt:
-
Hoa Kỳ có khoảng 185 triệu Ha đất trồng trọt với đa dạng các loại cây trồng.
-
Các trang trại trồng trọt phân bố rộng khắp cả nước, trong đó chiếm diện tích lướn nhất là cây Ngô và cây Đậu Nành
Chăn nuôi:
-
Vật nuôi chủ yếu là lợn, bò,…
-
Đàn lợn tập trung phát triển ở các bang phía bắc, ven khu vực Ngũ Hồ;
-
Đàn bò phân bố chủ yếu ở các bang phía nam, ven vinh Mê-hi-cô;
-
Ngoài ra, Hoa Kỳ còn phát triển mạnh về chăn nuôi gia cầm và Cừu, Ngựa,…
Lâm nghiệp:
-
Diện tích rừng lớn, đa dạng về kiểu rừng
-
Tập trung chủ yếu ở khu vực núi Rốc-ki, vùng phía nam, ven vinh Mê-hi-cô,…
-
Sản phẩm nổi bật là gỗ tròn, bột giấy,… Ngoài ra, còn là môi trường để đẩy mạnh công nghệ mới như công nghệ lọc sinh học, sản xuất hoá chất xanh từ gỗ,…
Khai thác thuỷ sản:
-
Tiếp giáp với các đại dương; mạng lưới sông, hồ dày đặc thuận lợi phát triển ngành khai thác thuỷ sản
-
Tập trung phát triển mạnh ở các bang ven Đại Tây Dương, bang A-la-xca,…
? mục II 3
Dựa vào thông tin trong bài, hãy:
-
Chúng minh Hoa Kỳ có ngành ngoại thương phát triển.
-
Trình bày tình hình phát triển ngành giao thông vận tải của Hoa Kỳ.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.
Lời giải chi tiết:
* Hoa Kỳ có ngành ngoại thương phát triển:
-
Hàng hoá đa dạng, kinh ngach xuất, nhập khẩu lớn (đạt 3580 tỉ USD vào năm 2020)
-
Các sản phẩm xuất khẩu chính là sản phẩm của ngành lọc hoá dầu, sản xuất ô tô, sản xuất linh kiện điện tử, nông sản có giá trị cao như: ngô, thịt lợn, thịt bò,…
-
Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Ca-na-đa, Mê-hi-cô, Trung Quốc, Nhật Bản,…
-
Hoa Kỳ là quốc gia nhập khẩu hàng đầu thế giới, với giá trị nhập khẩu đạt 2240 tỉ USD (Năm 2020), một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là ô tô, máy tính, dầu thô,…
* Tình hình phát triển ngành giao thông vận tải của Hoa Kỳ
Hoa Kỳ có hệ thống giao thông vận tải phát triển và hiện đại hàng đầu thế giới
Đường ô tô: mạng lưới đường rộng khắp, chất lượng tốt, đặc biệt là hệ thống đường cao tốc, thuận lợi vận chuyển hàng hoá và di chuyển.
Đường biển: phát triển mạnh, đóng vai trò quan trọng trong xuất – nhập khẩu hàng hoá. Các tuyến đường biển kết nối với hầu hết các khu vực, các quốc gia trên thế giới.
Đường sắt: Có tuyến đường sắt cao tốc nối các thành phố trong khu vực đông bắc là Bô-xtơn – Niu Óoc – Oa-sinh-tơn.
Ngoài ra, hệ thống giao thông đường sông cũng đang được chú trọng phát triển, đáp ứng cho như cầu khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên,…
- Bài 19. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Liên bang Nga - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 22. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 23. Kinh tế Nhật Bản - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 24. Thực hành: Tìm hiểu hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 25. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội của Trung Quốc - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 30. Kinh tế Cộng hòa Nam Phi - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 29. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội của Cộng hòa Nam Phi - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Thục hành: Tìm hiểu về tình hình kinh tế Ô-xtrây-li-a - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế tại vùng Duyên hải Trung Quốc - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Kinh tế Trung Quốc - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 30. Kinh tế Cộng hòa Nam Phi - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 29. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội của Cộng hòa Nam Phi - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Thục hành: Tìm hiểu về tình hình kinh tế Ô-xtrây-li-a - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế tại vùng Duyên hải Trung Quốc - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Kinh tế Trung Quốc - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo