Bài 13. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo>
Dựa vào hình 12.4, hình 13.2 và thông tin trong bài, hãy: Xác định trên bản đồ các quốc gia đã gia nhập ASEAN. Trình bày quá trình hình thành và phát triển của ASEAN. Trình bày các mục tiêu của ASEAN. So sánh mục tiêu giữa ASEAN và EU.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
? mục I
Dựa vào hình 12.4, hình 13.2 và thông tin trong bài, hãy:
-
Xác định trên bản đồ các quốc gia đã gia nhập ASEAN.
-
Trình bày quá trình hình thành và phát triển của ASEAN.
-
Trình bày các mục tiêu của ASEAN. So sánh mục tiêu giữa ASEAN và EU.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.
Lời giải chi tiết:
* Các quốc gia thành viên của ASEAN đó là:
5 quốc gia sáng lập và tham gia Asean vào ngày 8/8/1976
-
Cộng hoà Indonesia
-
Liên bang Malaysia
-
Cộng hoà Philippines
-
Cộng hòa Singapore
-
Vương quốc Thái Lan
Các quốc gia gia nhập sau:
-
Vương quốc Brunei (8/1/1984)
-
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (28/7/1995)
-
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (23/7/1997)
-
Liên bang Myanma (23/7/1997)
-
Vương quốc Campuchia (30/4/1999)
Hai quan sát viên và ứng cử viên:
-
Papua New Guinea: quan sát viên của ASEAN.
-
Đông Timo: hiện là ứng cử viên của ASEAN
* Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN
-
Ngày 8/8/1967: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập
-
Ngày 24/2/1976: Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á ( TAC) và Tuyên bố về sự Hòa hợp ASEAN đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN.
-
T10/2003, lãnh đạo các nước Asean quyết định xây dựng Cộng đồng Asean vào năm 2020 với 3 trụ cột chính về trên các lĩnh vực an ninh – quốc phòng (APSC), kinh tế (AEC) và văn hóa – xã hội (ASCC).
-
Ngày 22/11/2015, lãnh đạo các quốc gia ASEAN đã kí kết tuyên bố chung, chính thức thành lập cộng đồng ASEAN.
* Mục tiêu của ASEAN
-
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá các nước thành viên, thu hệp khoảng cách phát triển.
-
Thúc đẩy hoà bình và ổn định khu vực, duy trì một khu vực không có vũ khí hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loạt.
-
Thúc đẩy hợp tác, tích cực và hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước thành viên về vấn đề cùng quan tâm (kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học,…).
-
Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa ASEAN với các nước hoặc tổ chức quốc tế khác.
=> Mục tiêu chung là đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, an ninh, ổn định, cùng phát triển.
* So sánh mục tiêu của ASEAN và EU
- Giống nhau:
-
Liên minh, hợp tác cùng phát triển về kinh tế - văn hoá – xã hội.
-
Hợp tác, phát triển tăng khả năng cạnh tranh với các nước ngoại khối.
- Khác nhau:
-
EU là tổ chức liên kết châu lục, hợp tác toàn diện và có ảnh hưởng lớn. ASEAN là tổ chức liên kết khu vực và đang phát triển.
-
EU chủ trương liên kết về kinh tế, sau đó mới liên kết về chính trị, đối ngoại, an ninh chung ( đặc biệt là có sử dụng chung đồng tiền ERUO). ASEAN liên kết về kinh tế, chính trị.
? mục I 2
Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày cơ chế hoạt động của ASEAN.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.
Lời giải chi tiết:
Từ thông tin trong bài, ta có thể khái quát cơ chế tổ chức, hoạt động của ASEAN thông qua sơ đồ sau:
? mục II
Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày một số hợp tác về kinh tế, văn hoá trong ASEAN.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.
Lời giải chi tiết:
* Hợp tác về kinh tế
Các cơ chế về phát triển kinh tế trong khối ASEAN rất đa dạng:
-
Thông qua các diễn đàn như diễn đàn kinh tế ASEAN
-
Thông qua các hiệp ước, hiệp định như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
-
Thông qua các cuộc hội nghị như Hội nghị Bộ trường Kinh tế ASEAN
-
Thông qua các chương trình, dự án như hợp tác giữa các nước thành viên về phát triển giao thông vận tải.
Ngoài hợp tác với các nước trong khối, ASEAN còn thực hiện hợp tác ngoại khối, như Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng, Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Nhật Bản, Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – EU,…
* Hợp tác về văn hoá
Các cơ chế về phát triển văn hoá trong khối ASEAN cũng rất đa dạng:
-
Thông qua các diễn đàn như Diễn đàn Văn hoá Thanh niên ASEAN
-
Thông qua các cuộc hội nghị như Hội nghị Bộ trưởng Văn hoá ASEAN, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hoá – Xã hội ASEAN (ASCC)
-
Thông qua các dự án hợp tác như Dự án hợp tác văn hoá đa dân tộc ASEAN
-
Thông qua các chương trình, dự án như các chương trình, dự án hợp tác trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy di sản văn hoá
-
Thông qua các hoạt động giao lưu văn hoá như Liên hoan Âm nhạc truyền thống các nước ASEAN, Liên hoan Phim ASEAN,…
Ngoài ra, ASEAN còn thực hiện hợp tác ngoại khối như Hội nghị ASEAN – Nhật Bản, ASEAN – Hàn Quốc ở cấp Bộ trưởng trong lĩnh vực văn hoá - nghệ thuật, Lễ hội Văn hoá ASEAN – EU
? mục III
Dựa vào thông tin trong bài, hãy phân tích một số thành tựu và thách thức của ASEAN
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.
Lời giải chi tiết:
* Thành tựu
a) Về kinh tế
-
Là lĩnh vực có những bước tiến quan trọng và hiện là động lực đẩy nhanh tiến trình liên kết khu vực.
-
Đến nay, ASEAN đã cơ bản hoàn tất các cam kết về hình thành Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA), với hầu hết các dòng thuế đã được giảm xuống mức 0-5%.
-
Tiếp đó, ASEAN đã xác định 12 lĩnh vực ưu tiên hội nhập sớm để đẩy mạnh hơn nữa thương mại nội khối.
-
Kim ngạch thương mại nội khối hiện đạt khoảng 300 tỷ USD và chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch thương mại của ASEAN.
b) Về Chính trị - An ninh
-
Đây là lĩnh vực có nhiều hoạt động hợp tác nổi trội và là nhân tố quan trọng bảo đảm hòa bình và ổn định ở khu vực. Trước hết, sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa các nước thành viên ASEAN ngày càng gia tăng thông qua nhiều hoạt động đa dạng, trong đó có việc duy trì tiếp xúc thường xuyên ở các cấp, nhất là giữa các vị Lãnh đạo Cấp cao.
-
ASEAN cũng tích cực đẩy mạnh hợp tác với nhau và với các đối tác bên ngoài thông qua nhiều khuôn khổ, hình thức và biện pháp khác nhau, nhằm đối phó với những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống như khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, thiên tai, bệnh dịch, ...
c) Về văn hoá – xã hội
-
Các hoạt động hợp tác chuyên ngành ngày càng được mở rộng với rất nhiều chương trình/dự án khác nhau trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục-đào tạo, khoa học – công nghệ, môi trường, y tế, phòng chống ma tuý, buôn bán phụ nữ và trẻ em, HIV/AIDS, bệnh dịch…
-
Các hoạt động hợp tác này đã hỗ trợ cho các nước thành viên nâng cao khả năng giải quyết các vấn đề liên quan, đồng thời giúp tạo dựng thói quen hợp tác khu vực, nâng cao nhận thức và ý thức cộng đồng ASEAN.
d) Về khai thác tài nguyên môi trường
-
Các nước thành viên đang chung tay giải quyết các vấn đề về quản lý tài nguyên nước, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, ô nhiêm môi trường, biến đổi khí hậu,…
e) Về quan hệ đối ngoại
-
ASEAN đã tranh thủ được sự hợp tác và hỗ trợ thiết thực từ các đối tác bên ngoài, phục vụ mục tiêu an ninh và phát triển của Hiệp hội.
-
Đồng thời góp phần quan trọng thúc đẩy và kết nối các mối liên kết khu vực với nhiều tầng nấc khác nhau ở Châu Á-TBD.
* Thách thức
-
Đến nay, ASEAN vẫn là một hiệp hội khá lỏng lẻo, tính liên kết khu vực còn thấp; sự đa dạng vẫn còn lớn, nhất là về chế độ chính trị-xã hội và trình độ phát triển giữa các nước thành viên.
-
ASEAN đề ra nhiều chương trình và kế hoạch hợp tác nhưng kết quả thực hiện còn hạn chế; tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động cồng kềnh, kém hiệu quả, nhất là việc tổ chức và giám sát thực hiện cam kết.
-
Việc duy trì đoàn kết và thống nhất ASEAN cũng như vai trò chủ đạo của Hiệp hội ở khu vực thường gặp không ít khó khăn và thách thức, do tác động của nhiều nhân tố khác nhau.
-
Tình hình nội bộ của một số nước cũng như quan hệ giữa các nước thành viên với nhau thường nảy sinh những vấn đề phức tạp, ảnh hưởng đến đoàn kết, hợp tác và uy tín của ASEAN.
? mục IV
Dựa vào bảng 13 và thông tin trong bài, hãy:
-
Chứng minh Việt Nam có sự hợp tác đa dạng trong ASEAN.
-
Trình bày vai trò của Việt Nam trong ASEAN.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.
Lời giải chi tiết:
* Sự hợp tác đa dạng của Việt Nam với ASEAN
Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Đến nay, Việt Nam đã tham gia hợp tác ở tất cả các lĩnh vực của ASEAN như kinh tế, văn hoá, khai thác tài nguyên và môi trường, an ninh khu vực,…
-
Về kinh tế: Tham gia diễn đàn Kinh tế ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, Diễn đàn Du lịch ASEAN, Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN,…
-
Về văn hoá: Thông qua các diễn đàn như Diễn đàn Văn hoá Thanh niên ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Văn hoá ASEAN, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hoá – Xã hội ASEAN (ASCC),Thông qua các dự án hợp tác như Dự án hợp tác văn hoá đa dân tộc ASEAN,…
-
Về khai thác tài nguyên và môi trường: Dự án về hợp tác mạng lưới điện ASEAN, Hội nghị Bộ trường Môi trường ASEAN, Chương trình nghị sự phát triển bền vững,…
-
Về An ninh – Quốc phòng: Hiệp ước về Khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN,…
-
Về các hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao: Giao lưu văn hoá, nghệ thuật ASEAN mở rộng; Tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á ( Sea Games ),…
* Vai trò của Việt Nam với ASEAN
-
Việt Nam thể hiện vai trò mở rộng khối bằng việc thúc đẩy sự kết nạp các nước Lào, Mi-an-ma và Cam-pu-chia và ASEAN
-
Đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên của ASEAN vào các năm 2010 và 2020
-
Cùng các nước ASEAN mở rộng quan hệ hợp tác nội khối, khu vực và quốc tế
-
Đăng cai tổ chức thành công nhiều hội nghị, tiêu biểu là Hội nghị Cấp cao ASEAN ( Năm 1998, 2010, 2020 ), Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN ( Năm 2022 ),…
-
Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và giải quyết các vấn đề của khu vực, quảng bá hình ảnh ASEAN, thúc đẩy giáo dục về biến đổi khí hậu,…
- Bài 14. Thực hành: Tìm hiểu hoạt động kinh tế đối ngoại Đông Nam Á - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 15. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Nam Á - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 16. Thực hành: Tìm hiểu về tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác dầu mỏ ở Tây Nam Á - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 17. Vị trí địa lí, điều kiện tụ nhiên, dân cư và xã hội Hoa Kỳ - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 18. Kinh tế Hoa Kỳ - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 30. Kinh tế Cộng hòa Nam Phi - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 29. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội của Cộng hòa Nam Phi - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Thục hành: Tìm hiểu về tình hình kinh tế Ô-xtrây-li-a - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế tại vùng Duyên hải Trung Quốc - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Kinh tế Trung Quốc - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 30. Kinh tế Cộng hòa Nam Phi - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 29. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội của Cộng hòa Nam Phi - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Thục hành: Tìm hiểu về tình hình kinh tế Ô-xtrây-li-a - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế tại vùng Duyên hải Trung Quốc - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Kinh tế Trung Quốc - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo