Bài 14: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Chân trời sáng tạo>
Hình 1 gợi cho em điều gì về chiến dịch Điện Biên Phủ?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Khởi động
Hình 1 gợi cho em điều gì về chiến dịch Điện Biên Phủ?
Phương pháp giải:
- Nhìn vào hình 1 (SGK trang 56)
- Cảm nhận của em về chiến dịch Điện Biên Phủ
Lời giải chi tiết:
Hình 1 gợi cho em về những tháng ngày gian lao, vất vả của người dân Việt Nam khi vận chuyển lương thực và đạn dược tiếp tế cho chiến dịch Điện Biên Phủ, từ đó thấy được tinh thần đoàn kết, đồng lòng hướng về mặt trận chiến đấu của nhân dân ta.
Khám phá 1
Đọc thông tin và quan sát các hình 2, 3, 4, em hãy trình bày diễn biến chính của chiến Dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Phương pháp giải:
- Đọc kỹ phần 1. Chiến dịch Điện Biên Phủ (SGK trang 56 – 58)
- Chỉ ra diễn biến chính của chiến Dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Lời giải chi tiết:
Diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ: Tháng 12/1953, Trung ương Đảng hợp và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ - tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của Pháp được xây dựng tại vùng Tây Bắc, chiến dịch chia ra làm 3 đợt từ ngày 13/3 – 7/5/1954
+ Đợt 1 (13/3 – 17/3): Tiến công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và phân khu Bắc
+ Đợt 2 (30/3 – 26/4): Tiến công và chiếm các cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm
+ Đợt 3 (1/5 – 7/5): Tiến công vào trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam, chiều 7/5 quân ta đánh vào hầm chỉ huy của quân Pháp, tướng Đờ Ca-xtơ-ri và quân địch đầu hàng, chiến dịch kết thúc thắng lợi
Khám phá 2
Đọc thông tin và quan sát các hình 5, 6, em hãy:
- Kể lại một câu chuyện về một anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ
- Nêu cảm nghĩ về sự dũng cảm và hi sinh của các anh hùng.
Phương pháp giải:
- Đọc kỹ phần 2. Truyện về những tấm gương anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ (SGK trang 58)
- Kể một câu chuyện về một anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ và nêu cảm nghĩ về sự dũng cảm và hi sinh của các anh hùng.
Lời giải chi tiết:
- Câu chuyện về anh hùng Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng:
+ Trong trận đánh ở Điện Biên, đơn vị của Bế Văn Đàn đã bị thương vong rất nhiều, trong tình thế hết sức hiểm nguy
+ Nhận thấy tình thế cấp bách, Bế Văn Đàn đã lao đến chỗ đồng đội và lấy thân hình của anh để làm giá súng cho đồng đội bắn
+ Nhờ đó, hàng chục tên bị gạ gục, đợt phản kích bị bẻ gãy, còn Bế Văn Đàn đã hi sinh trong tư thế hai tay vẫn ghì chặt súng trên tay
- Các anh hùng đã hi sinh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc đều là những người có lòng yêu nước, dũng cảm, kiên cường, không tiếc hy sinh bản thân mình để hoàn thành nhiệm vụ cao cả là gìn giữ nền độc lập dân tộc.
Luyện tập 1
Hoàn thành sơ đồ về diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ theo mẫu dưới đây vào vở:
Phương pháp giải:
- Đọc kỹ phần 1. Chiến dịch Điện Biên Phủ (SGK trang 56 – 58)
- Hoàn thành sơ đồ về diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ.
Lời giải chi tiết:
Luyện tập 2
Hoàn thành thẻ ghi nhớ về các anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ theo gợi ý: tên nhân vật, đóng góp chính,...
Phương pháp giải:
- Vận dụng kiến thức đã học và tham khảo trên mạng.
- Hoàn thành thẻ ghi nhớ về các anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ theo gợi ý: tên nhân vật, đóng góp chính,...
Lời giải chi tiết:
- Tên nhân vật: Bế Văn Đàn
- Đóng góp chính: Lấy thân mình làm giá súng
- Tên nhân vật: Phan Đình Giót
- Đóng góp chính: Lấy thân mình lấp lỗ châu mai bảo vệ đồng đội
Vận dụng
Sưu tầm tranh ảnh, câu chuyện về tấm gương anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, sau đó chia sẻ với các bạn trong lớp.
Phương pháp giải:
- Vận dụng kiến thức đã học và tham khảo trên mạng.
- Sưu tầm tranh ảnh, câu chuyện về tấm gương anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Lời giải chi tiết:
Câu chuyện về anh hùng Tô Vĩnh Diện:
+ Tháng 5/1953, quân đội ta thành lập các đơn vị pháo cao xạ để chuẩn bị đánh lớn, Tô Vĩnh Diện được điều về làm tiểu đội trưởng một đơn vị pháo cao xạ. Trong quá trình hành quân trên chặng đường hơn 1.000km tới vị trí tập kết để tham gia chiến dịch, anh luôn nhận những nhiệm vụ khó khăn, nặng nhọc, động viên giúp đỡ đồng đội kéo pháo đến nơi an toàn
+ Qua 5 đêm kéo pháo, đến dốc đường hẹp cong và rất nguy hiểm. Đến nửa chừng, dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, anh vẫn bình tĩnh giữ càng lái cho pháo thẳng đường. Nhưng một trong bốn dây kéo pháo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh
+ Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn đó, Tô Vĩnh Diện hô anh em “Thà hy sinh quyết bảo vệ pháo”, và anh buông tay lái xông lên phía trước, lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó các anh em đồng đội kịp ghìm giữ pháo lại
+ Tấm gương hy sinh vô cùng anh dũng của anh đã cổ vũ mạnh mẽ toàn đơn vị vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, chuẩn bị chiến đấu và chiến đấu thắng lợi.
- Bài 15: Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 16: Đất nước đổi mới - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 13: Cách mạng tháng Tám năm 1945 - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 12: Triều Nguyễn - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 11: Khởi nghĩa Lam Sơn và Triều Hậu Lê - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 26: Xây dựng thế giới hòa bình - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 25: Xây dựng thế giới xanh- sạch- đẹp - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 24: Văn minh Hy Lạp - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 23: Văn minh Ai Cập - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 22: Dân số và các chủng tộc chính trên thế giới - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 26: Xây dựng thế giới hòa bình - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 25: Xây dựng thế giới xanh- sạch- đẹp - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 24: Văn minh Hy Lạp - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 23: Văn minh Ai Cập - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 22: Dân số và các chủng tộc chính trên thế giới - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Chân trời sáng tạo