Giải SBT GD kinh tế và pháp luật lớp 12 cánh diều Chủ đề 8. Quyền và nghĩa vụ của công dân về văn hoá xã ..

Bài 13. Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Cánh diều


Hoạt động của các chủ thể thực hiện các biện pháp tích cực để gìn giữ giá trị di sản văn hoá trong cộng đồng và lưu truyền nó theo thời gian là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Hoạt động của các chủ thể thực hiện các biện pháp tích cực để gìn giữ giá trị di sản văn hoá trong cộng đồng và lưu truyền nó theo thời gian là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Sử dụng di sản văn hoá.

B. Bảo vệ di sản văn hoá.

C. Chuyển giao di sản văn hoá.

D. Tái tạo di sản văn hoá

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B. Bảo vệ di sản văn hóa.

Câu 2

Pháp luật quy định công dân có nghĩa vụ bảo vệ di sản văn hoá trong trường hợp nào dưới đây?

A. Tham quan các di sản văn hoá.

B. Biểu diễn các loại hình nghệ thuật.

C. Tiếp cận các giá trị văn hoá.

D. Giao nộp cổ vật do mình tìm được.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D. Giao nộp cổ vật do mình tìm được.

Câu 3

Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền về bảo vệ di sản văn hoá trong trường hợp nào dưới đây?

A. Nghiên cứu các di sản văn hoá của đất nước.

B. Tạo điều kiện làm sai lệch các di sản văn hoá.

C. Che giấu địa điểm phát hiện bảo vật quốc gia.

D. Xử lí hành vi vi phạm về bảo vệ giá trị văn hoá.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A. Nghiên cứu các di sản văn hóa của đất nước.

Câu 4

Hành vi nào dưới đây vi phạm các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá?

A. Ông H phát tán thông tin sai lệch về giá trị của lễ hội truyền thống.

B. Chị M mở câu lạc bộ để truyền bá kĩ thuật hát Ca trù cho trẻ em.

C. Anh N giới thiệu di sản văn hoá của quê hương trên mạng xã hội.

D. Bạn S tỏ thái độ phê phán các bạn có hành vi vứt rác tại khu di tích.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A. Ông H phát tán thông tin sai lệch về giá trị của lễ hội truyền thống.

Câu 5

Theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá, cá nhân, công dân không có quyền nào dưới đây?

A. Ngăn chặn những hành vi phá hoại di sản văn hoá.

B. Định đoạt việc sử dụng và khai thác di sản văn hoá.

C. Tham gia nghiên cứu giá trị của các di sản văn hoá.

D. Sở hữu hợp pháp giá trị mà di sản văn hoá mang lại.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B. Định đoạt việc sử dụng và khai thác di sản văn hóa.

Câu 6

Ý kiến nào dưới đây là đúng hoặc không đúng với quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá? Vì sao?

A. Công dân có quyền tham quan các di sản văn hoá của dân tộc nhưng không có quyền tiếp cận những di sản văn hoá đó.

B. Quyền hưởng thụ các di sản văn hoá của công dân được thể hiện ở các hoạt động tham quan di sản, biểu diễn nghệ thuật truyền thống.

C. Bảo vệ di sản văn hoá là nghĩa vụ của Nhà nước, công dân không có nghĩa vụ quan tâm đến các vấn đề này.

D. Công dân có quyền ngăn chặn các hành vi phá hoại di sản văn hoá nhưng không có nghĩa vụ xử lí những hành vi đó.

E. Pháp luật quy định công dân có quyền và nghĩa vụ tham gia vào quá trình đưa ra quyết định về những vấn đề liên quan đến bảo vệ di sản văn hoá.

Lời giải chi tiết:

A. Không đúng. Công dân không chỉ có quyền tham quan mà còn có quyền tiếp cận, nghiên cứu và tham gia bảo vệ các di sản văn hóa.

B.Đúng. Quyền hưởng thụ di sản văn hóa của công dân bao gồm việc tham gia các hoạt động tham quan và biểu diễn nghệ thuật truyền thống.

C. Không đúng. Bảo vệ di sản văn hóa là nghĩa vụ của cả Nhà nước và công dân. Công dân có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn di sản văn hóa.

D. Không đúng. Công dân có quyền ngăn chặn và cũng có nghĩa vụ báo cáo hoặc xử lý các hành vi vi phạm đối với di sản văn hóa.

E. Đúng. Công dân có quyền và nghĩa vụ tham gia vào quá trình quyết định các vấn đề liên quan đến bảo vệ di sản văn hóa.

Câu 7

Trong các trường hợp dưới đây, chủ thể nào thực hiện đúng, chủ thể nào thực hiện chưa đúng quyền và nghĩa vụ bảo vệ di sản văn hoá? Hãy sử dụng các quy định của pháp luật để giải thích vì sao.

A. Uỷ ban nhân dân tỉnh Z kiểm kê, lập hồ sơ khoa học, xếp hạng di sản văn hoá.

B. Sở văn hóa - Thể thao và du lịch tỉnh X tổ chức tập huấn, phổ biến cách chức truyền dạy văn hóa phi vật thể cho người dân ở địa phương.

C. Anh H tham gia một dự án nghiên cứu về văn hóa dân gian, phát hiện một bảo vật văn hóa đang có nguy cơ mất mát, anh quyết định giữ thông tin này để tự nghiên cứu.

D. Gia đình ông T sở hữu căn nhà cổ có giá trị lịch sử đã được cấp có thẩm quyền cấp chứng nhận. Ông T đã tự ý sửa chữa căn nhà thành quán cà phê hiện đại.

E. Bạn Q quyết định tham gia đội ngũ tình nguyện viên của địa phương để quảng bá, chia sẻ thông tin về các di tích lịch sử của quê hương.

Lời giải chi tiết:

A. Thực hiện đúng: Việc kiểm kê, lập hồ sơ khoa học và xếp hạng di sản văn hóa là trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo vệ và quản lý di sản văn hóa theo quy định của pháp luật.

B. Thực hiện đúng: Việc tổ chức tập huấn và phổ biến cách thức truyền dạy văn hóa phi vật thể giúp bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa, đồng thời nâng cao nhận thức và kỹ năng cho cộng đồng.

C. Thực hiện chưa đúng: Anh H có nghĩa vụ báo cáo phát hiện này cho cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ bảo vật văn hóa, không được giữ thông tin để tự nghiên cứu. Việc giữ thông tin có thể gây nguy cơ mất mát hoặc hủy hoại bảo vật.

D. Thực hiện chưa đúng: Việc sửa chữa, thay đổi kiến trúc của căn nhà cổ phải tuân thủ các quy định bảo vệ di sản văn hóa. Ông T không được tự ý sửa chữa theo ý muốn cá nhân mà phải có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.

E. Thực hiện đúng: Việc tham gia quảng bá và chia sẻ thông tin về các di tích lịch sử giúp nâng cao nhận thức cộng đồng và bảo vệ di sản văn hóa.

Câu 8

Đọc các thông tin và chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a, b, c. d. Giải thích vì sao.

Thông tin 1

Các di sản văn hoá đã được đặt dưới sự bảo hộ của Luật Di sản văn hoá và các công ước của UNESCO mà Việt Nam đã tham gia. Trong số gần 4 triệu hiện vật đang lưu giữ trong các bảo tàng công lập, bảo tàng ngoài công lập và các bộ , tập tư nhân có 238 hiện vật và nhóm hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Từ năm 2015 – 2022, đã có 131 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và 1 507 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.

Luật Di sản văn hoá cho phép tư nhân/chủ sở hữu sưu tập hiện vật xây dựng bảo tàng ngoài công lập, tư nhân hiến tặng cổ vật cho các bảo tàng công lập.

Nhà nước đã đầu tư những khoản ngân sách khá lớn cho mục tiêu bảo tồn di sản văn hoá. Ngoài ra, phải kể tới hàng nghìn tỉ đồng được huy động từ sự tự nguyện đóng góp của cộng đồng cư dân các địa phương cũng như vốn hỗ trợ từ UNESCO.

(Theo baochinhphu.vn)

a. Quyền của công dân về bảo vệ di sản văn hoá thể hiện ở việc 238 hiện vật và nhóm hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia.

b. Việc phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và danh hiệu Nghệ nhân ưu tủ nằm ngoài lĩnh vực về bảo vệ di sản văn hoá.

c. Pháp luật cho phép tư nhân sưu tập hiện vật xây dựng bảo tàng ngoài công lập là để tạo cơ hội cho người dân được tiếp cận và hưởng thụ các giá trị di sản văn hoá.

d. Pháp luật quy định cộng đồng cư dân các địa phương có nghĩa vụ tự nguyện đóng góp hàng nghìn tỉ đồng cho mục tiêu bảo tồn di sản văn hoá.

Thông tin 2

Năm 2021, Chùa Đậu – di tích lịch sử được mệnh danh là “Danh lam đệ nhất. trời Nam" bỗng nhiên bị làm mới. Công trình hàng nghìn năm tuổi với nhiều hạng mục được xây thêm, làm mới khiến nhiều người chua xót: Chùa Đậu giờ chỉ còn 1 năm tuổi, nhưng có người lại cho rằng, chỉ vài năm nữa, rêu xanh sẽ mọc lên vì các hạng mục được xây mới, sửa chữa sẽ lại nhuốm màu cổ kính như xưa. Cả chuyện của Chùa Đậu được làm mới vốn không mới, nhưng lại xảy ra thưởng xuyên tại hầu hết các địa phương trong cả nước.

(Theo baovannghe.com.vn)

a. Với việc làm mới, Chùa Đậu chỉ mất đi vẻ cổ kính, nhưng thực tế vẫn được lịch sử hàng nghìn năm.

b. Công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ di sản văn hoá bằng cách tranh cãi về việc nên/không nên làm mới các di tích lịch sử.

c. Nhiều hạng mục được xây thêm và làm mới khiến Chùa Đậu mất đi vẻ cổ kinh là dấu hiệu công dân lạm dụng quyền về bảo vệ di sản văn hoá.

d. Xử lí hành vi làm mới ở di tích lịch sử Chùa Đậu sẽ ngăn chặn được hiện tượng này ở hầu hết các địa phương khác.

Lời giải chi tiết:

a. Sai: Việc công nhận bảo vật quốc gia là quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không phải là quyền trực tiếp của công dân. Quyền của công dân thể hiện ở việc họ có thể tiếp cận, nghiên cứu và bảo vệ các di sản văn hóa.

b. Sai: Việc phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và Nghệ nhân ưu tú là một phần trong việc ghi nhận và bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể thông qua việc vinh danh những cá nhân có đóng góp lớn trong việc gìn giữ và truyền bá văn hóa dân gian.

c.Đúng: Việc này giúp mở rộng phạm vi bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đồng thời tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và tìm hiểu về các giá trị văn hóa.

d.Sai: Pháp luật không quy định cư dân phải có nghĩa vụ tự nguyện đóng góp tài chính cho việc bảo tồn di sản văn hóa. Việc đóng góp là tự nguyện và không bắt buộc.

Thông tin 2

a.Sai: Việc làm mới khiến Chùa Đậu mất đi giá trị lịch sử và tính nguyên gốc của công trình, không chỉ mất đi vẻ cổ kính mà còn ảnh hưởng đến giá trị văn hóa và lịch sử của di tích.

b.Sai: Tranh cãi không phải là cách thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ di sản văn hóa. Công dân nên thông báo và hợp tác với cơ quan chức năng để có biện pháp phù hợp bảo vệ di tích.

c.Đúng: Việc làm mới và xây thêm hạng mục mà không tuân thủ quy định bảo vệ di sản văn hóa cho thấy sự thiếu trách nhiệm và lạm dụng quyền về bảo vệ di sản văn hóa.

d. Đúng: Việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm sẽ tạo tiền lệ và răn đe, ngăn chặn tình trạng tương tự ở các địa phương khác.

Câu 9

Đọc câu chuyện, thông tin

GIỮ ĐIỆU KHÈN NƠI BIÊN CƯƠNG XỨ THANH

Vượt quãng đường xa, chúng tôi cũng đến được bản Xắng, xã Yên Khương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá, là nơi cư ngụ của phần lớn người dân tộc Thái (chiếm 98%), nơi sinh sống của nghệ nhân Lương Văn Thêm.

Năm nghệ nhân Lương Văn Thêm 16 tuổi, với lòng đam mê văn hoá dân tộc, ông được bố truyền cho nghề làm khèn bè. Sau đó một năm, ông Thêm xung phong đi bộ đội. Đến năm 1977 xuất ngũ, ông trở về quê hương công tác trong nhiều vai trò khác nhau, nhưng vẫn gắn bó với nghề làm khèn bè đến tận bây giờ. Chiếc khèn của người Thái có nhiều nét khác biệt so với những cây khèn của các dân tộc khác. Làm khèn bè đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, kì công, hiểu rõ từng ống nửa, lá khèn cũng như sự tỉnh tưởng trong thẩm âm. “Chiếc khèn bè được sử dụng làm nhạc cụ đệm, có thể diễn tả được hầu hết các điệu dân ca, làm nền cho các điệu dân vũ của người Thái trong những ngày lễ truyền thống, ngày Tết, lễ mừng thọ, mừng nhà mới, cưới xin... tạo âm hưởng đưa đẩy những điệu xoè, điệu khắp của đồng bào Thái. Bởi vậy, khèn bè luôn có vị trí quan trọng trong đời sống nghệ thuật của người Thái”.

Với tinh yêu văn hoá dân tộc Thái, nghệ nhân Lương Văn Thêm vẫn miệt mài gin giữ nghệ thuật biểu diễn và chế tác khèn bè của người Thái, mong muốn truyền nghề cho lớp con, cháu để tiếng khèn luôn vang lên trên bản Thái nơi biên cương xứ Thanh.

(Theo baodantoc.vn)

a) Em hãy phân tích và làm rõ việc thực hiện các quy định của pháp luật quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá được nói đến trong câu chuyện.

b) Hãy rút ra bài học cho bản thân về thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ di sản văn hoa từ câu chuyện.

KHƠI DẬY TÌNH YÊU DI SẢN VĂN HOÁ TRONG TRƯỜNG HỌC

Ở tỉnh Đồng Nai, nghệ nhân Phạm Lơ – Chủ nhiệm câu lạc bộ Đờn ca tài tử, sau nhiều năm âm thầm truyền dạy bài bản tài tử miễn phí cho thế hệ trẻ trên địa bản tỉnh, trong các buổi lưu diễn, phát sóng trên mạng xã hội cá nhân. Hiện nay, ông đã được nhiều trường học tìm đến và kết nối, mời tới chia sẻ về bộ môn nghệ thuật này. Từ đó, có không ít học sinh, sinh viên đang trong độ tuổi đôi mươi tìm đến riêng ông để nhờ truyền dạy Đờn ca tải tử, để tiếp nối thế hệ cha anh.

Không chỉ dành tình yêu, tâm huyết để tìm tòi thêm về các di sản văn hoá phi vật thể, các em học sinh hiện nay còn có những đề tài nghiên cứu nhằm bảo vệ di sản. Trường Trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Thiện Chánh, tỉnh Trà Vinh, nhóm học sinh Nguyễn Thị Diễm Hồng và Lê Tăng Bảo Ngọc đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hoá địa phương bằng mô hình Trường học gắn với di sản”. Đề tài này được các em thực hiện trong vòng 8 tháng, hai nữ sinh chia sẻ, qua tìm hiểu, tỉnh Trà Vinh có nhiều di tích được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh. Điểm nổi bật trong hệ thống di tích lịch sử – văn hoá địa phương ở Trà Vinh là các công trình kiến trúc liên quan đến các thiết chế văn hoá tôn giáo của đồng bào Khmer. Trong đó có chùa Pysey Vararam (chùa Ba Si, ấp Giồng Chùa, xã Phương Thạnh, huyện Càng Long), được công nhận và xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 2012. Tuy nhiên, ngôi chùa đang có dấu hiệu xuống cấp và bị mọi người lãng quên, nên các em đã thực hiện để tài nghiên cứu nhằm lưu giữ và phát triển giá trị văn hoá của ngôi chùa. Đề tài của hai em đã đoạt giải Nhất Cuộc thi nghiên cứu khoa học – kĩ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh học, năm học 2022 – 2023.

(Theo baophapluat.vn)

a) Các nhân vật trong thông tin đã thực hiện quyền và nghĩa vụ về bảo vệ di sản văn hoá như thế nào?

b) Em hãy sử dụng các quy định của pháp luật để chứng minh các bạn học sinh trong thông tin trên đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ về bảo vệ di sản văn hóa.

Lời giải chi tiết:

a) Phân Bài 1

a) Phân tích:

Nghệ nhân Lương Văn Thêm gìn giữ và truyền dạy nghề làm khèn bè:

- Quy định pháp luật: Theo Luật Di sản văn hóa, một trong những quyền và nghĩa vụ của công dân là bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng.

- Thực hiện: Nghệ nhân Lương Văn Thêm đã duy trì và phát triển nghệ thuật làm khèn bè của người Thái, một di sản văn hóa phi vật thể. Ông không chỉ giữ nghề mà còn truyền dạy cho thế hệ sau, đảm bảo sự tiếp nối và bảo tồn của nghệ thuật này.

Sử dụng và bảo tồn khèn bè trong đời sống văn hóa cộng đồng:

- Quy định pháp luật: Pháp luật cho phép và khuyến khích việc sử dụng các di sản văn hóa trong đời sống cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của chúng.

- Thực hiện: Khèn bè được sử dụng làm nhạc cụ đệm trong các dịp lễ hội, tạo nền cho các điệu dân vũ và dân ca của người Thái, giữ cho âm hưởng và giá trị văn hóa của nó luôn hiện diện trong đời sống người dân.

Kết luận:

Nghệ nhân Lương Văn Thêm đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ di sản văn hóa bằng cách bảo tồn, phát triển và truyền dạy nghệ thuật làm khèn bè. Ông đã góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng người Thái.

 b) Rút ra bài học cho bản thân về thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ di sản văn hóa từ câu chuyện:

- Tình yêu và đam mê với văn hóa dân tộc:

Hãy nuôi dưỡng tình yêu và niềm đam mê với các di sản văn hóa của dân tộc, như nghệ nhân Lương Văn Thêm đã làm. Điều này sẽ là động lực quan trọng để bạn duy trì và bảo tồn các giá trị văn hóa.

- Truyền dạy và chia sẻ kiến thức:

Việc truyền dạy và chia sẻ kiến thức về di sản văn hóa với thế hệ sau là cách hiệu quả để bảo tồn di sản văn hóa. Hãy cố gắng học hỏi và truyền lại những gì mình biết cho người khác, giống như cách nghệ nhân Lương Văn Thêm đã truyền nghề làm khèn bè.

- Gắn bó với cộng đồng:

Di sản văn hóa không chỉ là của riêng một cá nhân mà là của cả cộng đồng. Hãy tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, đảm bảo di sản văn hóa luôn sống động và có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày.

Bài 2

Phân tích: Nghệ nhân Phạm Lơ:

- Thực hiện: Nghệ nhân Phạm Lơ đã âm thầm truyền dạy Đờn ca tài tử miễn phí cho thế hệ trẻ, chia sẻ qua các buổi lưu diễn và phát sóng trên mạng xã hội. Ông còn kết nối với các trường học để chia sẻ bộ môn nghệ thuật này, thu hút sự quan tâm của học sinh, sinh viên.

- Ý nghĩa: Việc truyền dạy và chia sẻ miễn phí Đờn ca tài tử giúp bảo tồn và phát triển nghệ thuật này, đảm bảo nó không bị mai một theo thời gian.

Nhóm học sinh Nguyễn Thị Diễm Hồng và Lê Tăng Bảo Ngọc:

- Thực hiện: Nhóm học sinh này đã nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa địa phương bằng mô hình "Trường học gắn với di sản", tập trung vào các công trình kiến trúc văn hóa tôn giáo của đồng bào Khmer.

- Ý nghĩa: Nghiên cứu của họ giúp nâng cao nhận thức về bảo tồn di sản văn hóa, đồng thời đưa ra các giải pháp cụ thể để bảo vệ và phát triển các di tích lịch sử - văn hóa.

b) Chứng minh:

- Theo Luật Di sản văn hóa:

Điều 4: Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Điều 7: Công dân có quyền và nghĩa vụ tham gia bảo vệ di sản văn hóa, phát hiện, báo cáo, ngăn chặn và đề xuất các biện pháp bảo vệ di sản văn hóa.

- Thực hiện của các bạn học sinh:

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp: Nhóm học sinh Nguyễn Thị Diễm Hồng và Lê Tăng Bảo Ngọc đã thực hiện nghiên cứu nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa địa phương, cụ thể là ngôi chùa Pysey Vararam. Điều này phù hợp với quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tham gia bảo vệ di sản văn hóa.

Giải pháp cụ thể: Đề tài của các em không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu mà còn đưa ra các giải pháp cụ thể để bảo vệ và phát triển di tích, điều này đáp ứng yêu cầu của pháp luật về việc bảo vệ di sản văn hóa.

Kết luận:

Nhóm học sinh Nguyễn Thị Diễm Hồng và Lê Tăng Bảo Ngọc đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ bảo vệ di sản văn hóa theo quy định của pháp luật bằng cách nghiên cứu và đề xuất các giải pháp cụ thể để bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa địa phương.

Câu 10

Đọc các trường hợp dưới đây:

Trường hợp 1. Tổ liên ngành an ninh của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế trong quá trình tuần tra đã phát hiện một nhóm học sinh leo qua gác chắn đi vào khu vực kì đài nên đã đề nghị nhóm học sinh ra khỏi khu vực di tích. Sau đó, phát hiện một số bóng đèn LED chiếu sáng tại đây đã bị đập vỡ, mảnh kính từ bóng đèn nằm vương vãi trên mặt nền di tích. Lực lượng bảo vệ nhận định đây có thể là hành vi phá hoại tài sản của nhóm học sinh kể trên.

Trường hợp 2. D có thói quen là khi đến các khu di tích thì thường hay viết, vẽ lên các di tích lịch sử, khi có người nhắc nhở thì D trả lời: Đây là một cách thể hiện bản thân, hơn nữa viết, vẽ lên đó chính là để lưu giữ kỉ niệm rằng mình đã từng đến đây.

Trường hợp 3. Ngày 14/02/2018, ông T có hành vi huỷ hoại nhà thờ A là hạng mục di tích lịch sử nằm trong khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt. Hành vi của ông T gây thiệt hại ước tính 30 000 000 đồng. Hạng mục nhà thờ A đã được bảo tồn, sửa chữa, trùng tu lại nhiều lần nên không còn nguyên trạng như ban đầu.

a) Em hãy phân tích các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá ở tỉng trưởng hợp trên.

b) Những hành vi vi phạm đã gây ra tác hại nào? Hậu quả những hành vi đó phải gánh chịu là gì?

Lời giải chi tiết:

a)Trường hợp 1:

- Hành vi vi phạm: Nhóm học sinh leo qua gác chắn đi vào khu vực kỳ đài, và phá hoại bóng đèn LED chiếu sáng.

- Quy định vi phạm: Hành vi xâm nhập trái phép và phá hoại tài sản tại khu vực di tích là vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa. Theo Điều 13 của Luật Di sản văn hóa, mọi hành vi xâm phạm, phá hoại di sản văn hóa đều bị nghiêm cấm.

Trường hợp 2:

- Hành vi vi phạm: D viết, vẽ lên các di tích lịch sử.

- Quy định vi phạm: Hành vi này làm thay đổi, làm hư hỏng và mất giá trị của di tích, vi phạm Điều 13 của Luật Di sản văn hóa về việc bảo vệ và gìn giữ hiện trạng của di tích.

Trường hợp 3:

- Hành vi vi phạm: Ông T hủy hoại nhà thờ A, một di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, gây thiệt hại 30,000,000 đồng.

- Quy định vi phạm: Hành vi hủy hoại tài sản văn hóa là vi phạm nghiêm trọng Luật Di sản văn hóa. Theo Điều 70 của Luật Di sản văn hóa, việc bảo vệ di sản văn hóa quốc gia đặc biệt phải được thực hiện nghiêm ngặt.

a. Trường hợp 1:

- Tác hại: Làm hư hỏng các thiết bị tại khu vực kỳ đài, gây mất an toàn và làm giảm giá trị di tích.

- Hậu quả: Nhóm học sinh có thể bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật.

Trường hợp 2:

- Tác hại: Làm xấu đi và mất giá trị thẩm mỹ của di tích, gây hư hỏng và mất đi tính nguyên trạng của di tích.

- Hậu quả: D có thể bị xử phạt hành chính, yêu cầu khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại.

Trường hợp 3:

- Tác hại: Hủy hoại một phần của di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, gây thiệt hại tài chính và làm mất giá trị lịch sử của di tích.

- Hậu quả: Ông T có thể bị xử lý hình sự, bị phạt tiền và chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Câu 11

Trong quá trình đào móng làm nhà cho ông bà B, anh P phát hiện một chiếc lư bằng đồng và báo cho ông bà B biết. Do quá bận công việc nên ông bà B đã quên mất việc này. Khi thấy ông bà B không có ý kiến gì về vấn đề trên, anh P đã mang chiếc hư về nhà và được biết đây là một cổ vật có giá trị nên đã quyết định không báo cho chính quyền địa phương mà mang đi bán.

a) Dựa vào quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá, em có nhận xét gì về hành vi của ông bà B và anh P.

b) Nếu phát hiện vụ việc trên, em sẽ làm gì? Vụ việc này có thể giải quyết như thế nào?

Lời giải chi tiết:

a) Hành vi của ông bà B:

- Nhận xét: Ông bà B đã không thực hiện đúng nghĩa vụ báo cáo và giao nộp cổ vật cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện ra cổ vật.

- Quy định vi phạm: Theo Điều 34 của Luật Di sản văn hóa, khi phát hiện cổ vật, cá nhân phải thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền và giao nộp cổ vật đó.

Hành vi của anh P:

- Nhận xét: Anh P đã không báo cáo phát hiện cổ vật cho chính quyền địa phương và đã mang cổ vật đi bán.

- Quy định vi phạm: Theo Điều 34 và Điều 35 của Luật Di sản văn hóa, việc phát hiện và giao nộp cổ vật là nghĩa vụ của công dân, và hành vi buôn bán cổ vật mà không có giấy phép là vi phạm pháp luật.

b) Nếu phát hiện vụ việc trên, em sẽ:

- Báo cáo: Em sẽ báo cáo ngay vụ việc cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan quản lý văn hóa để họ có biện pháp xử lý kịp thời.

- Giao nộp: Em sẽ khuyến khích ông bà B và anh P giao nộp cổ vật cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

Giải quyết vụ việc:

- Điều tra: Cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra vụ việc, xác minh giá trị cổ vật và xem xét hành vi của các bên liên quan.

- Xử lý: Anh P và ông bà B có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự tùy theo mức độ vi phạm. Cổ vật sẽ được thu hồi và giao nộp cho cơ quan bảo tồn di sản văn hóa.

Câu 12

Ông A là cán bộ văn hoá xã, khi thấy một công trình thuộc di sản văn hoá của xã đã xuống cấp nghiêm trọng, cần được bảo tồn, ông A đưa vấn đề này ra cuộc họp để bàn luận. Có hai luồng ý kiến khác nhau, ý kiến thứ nhất cho rằng, cần bảo tồn nguyên trạng công trình trên di tích đó, ý kiến thứ hai đề nghị xây dựng công trình tương tự với quy mô lớn và hiện đại hơn trên di tích cũ.

a) Hãy sử dụng các quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoả để phân tích các ý kiến trên.

b) Nếu được giao làm nhiệm vụ tư vấn để bảo tồn di tích đó, em sẽ đưa ra ý kiến của mình thế nào?

Lời giải chi tiết:

a) Ý kiến thứ nhất: Bảo tồn nguyên trạng công trình trên di tích đó

- Phân tích: Ý kiến này phù hợp với nguyên tắc bảo vệ di sản văn hóa theo Điều 13 của Luật Di sản văn hóa, nhấn mạnh vào việc giữ gìn nguyên trạng, tránh làm thay đổi hoặc gây hư hỏng di sản văn hóa.

- Ý kiến thứ hai: Xây dựng công trình tương tự với quy mô lớn và hiện đại hơn trên di tích cũ

- Phân tích: Ý kiến này có thể gây ảnh hưởng đến tính nguyên trạng và giá trị lịch sử của di tích, không phù hợp với nguyên tắc bảo vệ di sản văn hóa được quy định tại Điều 13 của Luật Di sản văn hóa.

b) Ý kiến tư vấn:

- Bảo tồn nguyên trạng: Để bảo vệ tính nguyên trạng và giá trị lịch sử của di tích, em sẽ tư vấn bảo tồn nguyên trạng công trình hiện tại. Các biện pháp bảo vệ, sửa chữa và trùng tu cần tuân thủ các quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

- Khôi phục và bảo dưỡng: Thực hiện các biện pháp bảo dưỡng, sửa chữa cần thiết để đảm bảo tính bền vững và an toàn cho công trình mà không làm thay đổi kiến trúc và giá trị lịch sử của di tích.

- Giáo dục và nâng cao nhận thức: Tổ chức các chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo vệ di sản văn hóa, khuyến khích sự tham gia của người dân vào việc bảo tồn di sản văn hóa.

Câu 13

Bà K là chủ sở hữu một ngôi nhà có giá trị di sản trên khu phố cổ ở Hà Nội. Ngôi nhà của bà K có mái ngói cổ rất đẹp, nhiều khách du lịch đi qua đều dừng lại để chụp ảnh. Gần đây, những viên ngói của ngôi nhà bị mủn nát, tự động rơi xuống gây nguy hiểm cho người đi trên vỉa hè. Có người khuyên bà K nên đập ngôi nhà rũ đi để đi xây mới cho đẹp và hiện đại hơn.

a) Bà K có quyền đập ngôi nhà của mình đi để xây mới không? Vì sao?

b) Hãy đề xuất giải pháp để xử lí tình huống trên.

Lời giải chi tiết:

a) Bà K không có quyền đập ngôi nhà của mình đi để xây mới nếu ngôi nhà này được xếp hạng là di sản văn hóa. Theo Điều 13 của Luật Di sản văn hóa, mọi hành vi phá dỡ, làm thay đổi hoặc làm hư hỏng di sản văn hóa đều bị nghiêm cấm. Ngôi nhà có giá trị di sản cần được bảo tồn nguyên trạng và chỉ có thể tiến hành sửa chữa, trùng tu theo quy định của pháp luật để giữ gìn giá trị văn hóa, lịch sử của nó.

b) Đề xuất giải pháp để xử lý tình huống trên

- Bảo trì và bảo dưỡng: Liên hệ với cơ quan quản lý di sản văn hóa để được tư vấn và hỗ trợ về kỹ thuật sửa chữa và bảo dưỡng mái ngói cổ để đảm bảo an toàn cho người đi trên vỉa hè và giữ gìn giá trị di sản.

- Trùng tu: Thực hiện các biện pháp trùng tu ngôi nhà theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. Việc trùng tu nên do các chuyên gia có kinh nghiệm và am hiểu về kiến trúc cổ thực hiện.

- Xin phép: Nếu cần thiết, bà K nên xin phép cơ quan có thẩm quyền để được hướng dẫn cụ thể về các biện pháp bảo vệ và trùng tu di sản.

Câu 14

Hãy liệt kê những hành vi vi phạm pháp luật về quyền và nghĩa vụ về bảo vệ di sản văn hoá và cách thức ngăn chặn những hành vi đó.

Lời giải chi tiết:

Hành vi vi phạm

Quy định của Pháp luật

Cách ngăn chặn

Phá hoại, làm hư hỏng di sản

Điều 13, Luật Di sản văn hóa

Tăng cường giám sát, bảo vệ, xử phạt nghiêm minh

Buôn bán, vận chuyển trái phép cổ vật

Điều 34, 35, Luật Di sản văn hóa

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền về pháp luật

Xây dựng, sửa chữa trái phép trên di sản

Điều 13, 34, Luật Di sản văn hóa

Yêu cầu xin phép, kiểm tra giám sát thường xuyên

Câu 15

Nếu gặp trường hợp nghiêm trọng pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa, em sẽ làm gì để thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân? Nêu cách xử lí của mình.

Lời giải chi tiết:

Nếu gặp trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa, em sẽ:

- Báo cáo: Ngay khi phát hiện hành vi vi phạm, em sẽ báo cáo vụ việc cho cơ quan quản lý di sản văn hóa, chính quyền địa phương hoặc công an để họ kịp thời can thiệp và xử lý.

- Ghi chép và cung cấp bằng chứng: Em sẽ ghi chép chi tiết về vụ việc và, nếu có thể, chụp ảnh hoặc quay video làm bằng chứng để cung cấp cho cơ quan chức năng.

- Tránh can thiệp trực tiếp: Em sẽ không tự ý can thiệp vào hành vi vi phạm để tránh nguy hiểm cho bản thân và đảm bảo vụ việc được xử lý theo đúng quy trình pháp luật.

Câu 16

Em tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hóa bằng những hành vi/việc làm nào? ( Nêu và giải thích rõ những việc phải làm, những việc không được làm)

Lời giải chi tiết:

Việc phải làm:

- Tôn trọng di sản văn hóa: Luôn giữ gìn, bảo vệ và tôn trọng các di tích, di sản văn hóa khi tham quan hoặc tiếp xúc.

- Báo cáo vi phạm: Thông báo kịp thời cho cơ quan chức năng khi phát hiện hành vi xâm phạm, phá hoại di sản văn hóa.

- Tham gia bảo tồn: Tham gia các hoạt động bảo vệ, bảo tồn di sản văn hóa như tình nguyện viên, học tập và tuyên truyền về giá trị của di sản văn hóa.

Việc không được làm:

- Phá hoại di sản: Không viết, vẽ, làm hư hỏng hoặc phá hoại các di sản văn hóa.

- Buôn bán trái phép: Không buôn bán, vận chuyển trái phép các cổ vật, di sản văn hóa.

- Xây dựng trái phép: Không xây dựng, sửa chữa hoặc thay đổi kiến trúc của di sản văn hóa mà không có sự cho phép của cơ quan chức năng.

Câu 17

Hãy tự đánh giá việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bản thân về bảo vệ di sản văn hóa. ( Nêu rõ những việc đã thực hiện đúng quy định của Pháp luật, những việc thực hiện chưa đúng quy định của Pháp luật và biện pháp khắc phục)

Lời giải chi tiết:

Những việc đã thực hiện đúng:

- Tôn trọng di sản: Luôn giữ gìn và không làm hư hỏng di sản văn hóa khi tham quan.

- Báo cáo vi phạm: Đã báo cáo các hành vi vi phạm di sản văn hóa cho cơ quan chức năng.

- Tham gia tuyên truyền: Tham gia các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ di sản văn hóa trong cộng đồng.

Những việc chưa thực hiện đúng:

- Chưa tham gia đầy đủ hoạt động bảo tồn: Chưa tham gia nhiều vào các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa.

- Thiếu kiến thức chuyên sâu: Chưa tìm hiểu sâu về các quy định pháp luật về di sản văn hóa, dẫn đến một số hiểu biết hạn chế.

Biện pháp khắc phục:

- Tăng cường tham gia: Tham gia nhiều hơn vào các hoạt động tình nguyện, bảo tồn di sản văn hóa.

- Nâng cao kiến thức: Tìm hiểu thêm về các quy định pháp luật liên quan đến di sản văn hóa, tham gia các khóa học, hội thảo về bảo vệ di sản văn hóa.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí