Bài 13. Cấu tạo và tính chất vật lí của kim loại trang 89, 90, 91 Hóa 12 Cánh diều>
Trong cầu chì có một đoạn dây kim loại,
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
CH tr 89
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 89 SGK Hóa 12 Cánh diều
Trong cầu chì có một đoạn dây kim loại, thường là kim loại chì, có tác dụng ngắt dòng điện khỏi thiết bị khi có sự cố gia tăng nhiệt.
a) Ứng dụng trên dựa vào tính chất vật lí nào của kim loại chì?
b) Các kim loại có những tính chất vật lí chung nào? Vì sao?
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất vật lí của kim loại
Lời giải chi tiết:
a) Ứng dụng trên dựa vào tính chất dẫn điện của kim loại chì.
b) Các kim loại có tính dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim, tính dẻo.
CH tr 90 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 90 SGK Hóa 12 Cánh diều
Trong mạng tinh thể kim loại, các electron hóa trị tự do chuyển động theo một hướng hay theo nhiều hướng?
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo tinh thể kim loại.
Lời giải chi tiết:
Các electron hóa trị tự do chuyển động tự do theo nhiều hướng trong tinh thể.
CH tr 90 CH
Trả lời câu hỏi trang 90 SGK Hóa 12 Cánh diều
Nhờ tính chất vật lí nào mà ta có thể uốn cong được kim loại?
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất vật lí chung của kim loại.
Lời giải chi tiết:
Kim loại có tính dẻo nên có thể uốn cong theo nhiều hình dạng.
CH tr 91
Trả lời câu hỏi trang 91 SGK Hóa 12 Cánh diều
Dưới đây là mô hình mô tả tính chất nào của kim loại? Giải thích.
Phương pháp giải:
Kim loại có tính dẫn điện, dẫn nhiệt.
Lời giải chi tiết:
Mô hình mô tả tính chất dẫn điện của kim loại, vì khi đặt một hiệu điện thế vào hai đầu dây kim loại, dưới tác động của điện trường, các electron hóa trị tự do đang chuyển động hỗn loại trong tinh thể kim loại sẽ chuyển động thành dòng, có hướng từ cực âm đến cực dương, tạo thành dòng điện.
CH tr 92 LT1
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 92 SGK Hóa 12 Cánh diều
Dựa vào những tính chất vật lí nào mà vàng được sử dụng làm đồ trang sức?
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất vật lí của kim loại.
Lời giải chi tiết:
Vàng có tính dẻo và ánh kim nên được sử dụng làm đồ trang sức.
CH tr 92 LT2
Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 92 SGK Hóa 12 Cánh diều
Giải thích vì sao các kim loại đều có tính chất vật lí chung là dẫn điện, dẫn nhiệt, tính dẻo và có ánh kim.
Phương pháp giải:
Tất cả tính chất vật lí chung của kim loại đều được gây ra theo electron hóa trị tự do chuyển động trong mạng tinh thể kim loại
Lời giải chi tiết:
Các kim loại đều có electron hóa trị tự do chuyển động trong tinh thể kim loại nên gây ra các tính chất vật lí chung của kim loại.
CH tr 93 CH
Trả lời câu hỏi trang 93 SGK Hóa 12 Cánh diều
Khi tàu thuyền neo đậu, mỏ neo của chúng sẽ được thả xuống đáy sông. Kim loại nặng hay kim loại nhẹ sẽ được dùng để chế tạo mỏ neo? Giải thích.
Phương pháp giải:
Mỏ neo được chế tạo từ thép, hợp kim của sắt.
Lời giải chi tiết:
Kim loại nặng được chế tạo mỏ neo vì có khối lượng riêng lớn, chìm được dưới nước để giữ cho thuyền không trôi. Ngoài ra, các kim loại nhẹ có khả năng tác dụng với nước.
CH tr 93 VD
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 93 SGK Hóa 12 Cánh diều
Tìm hiểu những vật dụng, thiết bị được làm từ vật liệu kim loại trong gia đình em. Cho biết chúng được làm từ kim loại gì và ứng dụng đó dựa trên tính chất nào của kim loại.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất vật lí của kim loại.
Lời giải chi tiết:
Mâm nhôm được làm từ nhôm dựa vào tính dẻo của kim loại.
Dây điện được làm bằng lõi đồng dựa vào tính dẫn điện của kim loại.
CH tr 94 BT1
Trả lời câu hỏi Bài tập 1 trang 94 SGK Hóa 12 Cánh diều
Chỉ ra sự khác nhau giữa liên kết kim loại và liên kết ion.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm của liên kết kim loại và liên kết ion.
Lời giải chi tiết:
Liên kết ion được tạo thành từ lực hút tĩnh điện giữa 2 ion mang điện tích trái dấu.
Liên kết kim loại là liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do và các ion dương, kết dính các ion dương kim loại với nhau.
Sự khác nhau giữa 2 liên kết:
Liên kết kim loại: dùng chung electron trong nguyên tử kim loại.
Liên kết ion: dùng lực hút giữa 2 ion trái dấu của 2 nguyên tử.
CH tr 94 BT2
Trả lời câu hỏi Bài tập 2 trang 94 SGK Hóa 12 Cánh diều
Vì sao người ta thường buộc một mẩu chì vào dây của cần câu? Vì sao không dùng mẩu nhôm có giá thành thấp hơn thay cho mẩu chì?
Phương pháp giải:
Dựa vào khối lượng riêng của chì và nhôm.
Lời giải chi tiết:
Buộc mẩu chì vào dây cần câu để dây câu chìm được sâu trong nước vì khối lượng riêng của chì lớn, không dùng mẩu nhôm vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ, dây câu không chìm sâu trong nước.
CH tr 94 BT3
Trả lời câu hỏi Bài tập 3 trang 94 SGK Hóa 12 Cánh diều
Dây chảy là một chi tiết trong cầu chì có tác dụng ngắt dòng điện khỏi thiết bị, bảo vệ thiết bị khi xảy ra sự cố làm tăng nhiệt độ. Khi dây chảy (thường làm bằng chì) trong cầu chì bị đứt, có nên dùng đoạn dây đồng hoặc thép (thành phần chính là sắt) để làm dây chảy thay thế không? Giải thích.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất vật lí của kim loại.
Lời giải chi tiết:
Vì nhiệt độ nóng chảy của chì nhỏ hơn nhiều so với nhiệt độ nóng chảy của đồng hoặc thép.
Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch, nhiệt độ mạch sẽ tăng cao, đến nhiệt độ nóng chảy của cầu chì thì cầu chì bị đứt, từ đó bảo vệ được mạch.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Sơ lược về sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch - Hóa 12 Cánh diều
- Lý thuyết Sơ lược về phức chất - Hóa 12 Cánh diều
- Lý thuyết Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất - Hóa 12 Cánh diều
- Lý thuyết Nước cứng và làm mềm nước cứng - Hóa 12 Cánh diều
- Lý thuyết Nguyên tố nhóm IIA - Hóa 12 Cánh diều
- Lý thuyết Sơ lược về sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch - Hóa 12 Cánh diều
- Lý thuyết Sơ lược về phức chất - Hóa 12 Cánh diều
- Lý thuyết Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất - Hóa 12 Cánh diều
- Lý thuyết Nước cứng và làm mềm nước cứng - Hóa 12 Cánh diều
- Lý thuyết Nguyên tố nhóm IIA - Hóa 12 Cánh diều