Bài 1: Thông tin và xử lí thông tin trang 4, 5 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Cho ví dụ về tính toàn vẹn của thông tin. Thông tin được thể hiện bởi nhiều thành phần dữ liệu, thiếu bất cứ thành phần dữ liệu nào cũng có thể làm sai lạc hay mất đi ý nghĩa của thông tin.
1.1
Trên thực tế máy tính chỉ xử lí dữ liệu nhị phân. Giải thích tại sao người ta thường nói, xử lí thông tin bằng máy tính.
Phương pháp giải:
Thông tin trước khi đưa vào máy tính được chuyển (mã hóa) thành dữ liệu nhị phân.
Lời giải chi tiết:
Bản chất vật lí của máy tính điện tử là thực hiện các biến đổi trên dữ liệu nhị phân. Thông tin trước khi đưa vào máy tính được chuyển (mã hoá) thành dữ liệu nhị phân, sau khi xử lí, kết quả được chuyển thành dạng có thể hiểu được theo mong muốn của con người đó chính là thông tin. Máy tính xử lí thông tin được hiểu theo nghĩa đó.
1.2
Cho ví dụ về thông tin có thể được thể hiện bằng nhiều kiểu dữ liệu khác nhau.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học và sự hiểu biết bản thân
Lời giải chi tiết:
Ví dụ: Thông tin của công dân có thể ghi vào một danh sách trong một tệp bảng tính, có thể thể hiện thông qua mã vạch QR (QR code), hoặc ghi vào chip của thẻ CCCD.
1.3
Cho ví dụ về tính toàn vẹn của thông tin. Thông tin được thể hiện bởi nhiều thành phần dữ liệu, thiếu bất cứ thành phần dữ liệu nào cũng có thể làm sai lạc hay mất đi ý nghĩa của thông tin.
Phương pháp giải:
Thông tin có tính toàn vẹn. Dữ liệu không đầy đủ có thể làm thông tin sai lệch, thậm chí không xác định được.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ: Ngày sinh của một người thể hiện bởi ba thành phần: ngày, tháng, năm. Việc thiếu bất cứ thành phần nào cũng không đủ để xác định thông tin.
- Bài 2. Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội trang 6, 7 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 3. Một số kiểu dữ liệu và dữ liệu văn bản trang 8, 9 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 4. Hệ nhị phân và dữ liệu số nguyên trang 9, 10 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 5. Dữ liệu Lôgic trang 11, 12 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 6. Dữ liệu âm thanh và hình ảnh trang 14, 15 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 34. Nghề phát triển phần mềm trang 69 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 33. Nghề thiết kế đồ hoạ máy tính trang 68 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 32. Ôn tập lập trình Python trang 66, 67 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 31. Thực hành viết chương trình đơn giản trang 63, 64 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30. Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình trang 61, 62 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 34. Nghề phát triển phần mềm trang 69 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 33. Nghề thiết kế đồ hoạ máy tính trang 68 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 32. Ôn tập lập trình Python trang 66, 67 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 31. Thực hành viết chương trình đơn giản trang 63, 64 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30. Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình trang 61, 62 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống