Bài 1. Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo>
Em hãy giải ô chữ hàng ngang dựa theo gợi ý dưới đây và tìm ô chữ chủ
Câu 1
Trả lời câu hỏi câu 1 trang 3 SBT Lịch sử 10
CÂU 1. Em hãy giải ô chữ hàng ngang dựa theo gợi ý dưới đây và tìm ô chữ chủ
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục I,II trang 4 - 8 SGK Lịch sử 10.
Lời giải chi tiết:
- Ô số 1: KHÁCH QUAN
- Ô số 2: SỰ KIỆN
- Ô số 3: TRUNG THỰC
- Ô số 4: BÀI HỌC
- Ô số 5: LIÊN NGÀNH
- Ô số 6: VĂN HÓA
=> Ô chữ chủ: LỊCH SỬ
Câu 2
Trả lời câu hỏi câu 2 trang 3;4 SBT Lịch sử 10
Câu 2: Hãy đọc đoạn lời tựa của nhà bác học Lê Quý Đôn khi viết tác phẩm Đại Việt thông sử vào thế kỉ XVIII:
Từ đoạn văn trên, em hãy cho biết nguyên tắc viết sử của nhà bác học Lê Quý Đôn có gì giống và khác nhau với nguyên tắc nghiên cứu lịch sử hiện nay.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục II.4 trang 6 SGK Lịch sử 10.
Lời giải chi tiết:
- Điểm giống nhau : Đều đề cập đến tính toàn diện và cụ thể “có việc gì thuộc về nghị luận quan trọng và chế tác to lớn thì đều phải theo từng việc mà chép đủ ngày tháng”.
- Điểm khác nhau: Trong nguyên tắc viết sử của Lê Quý Đôn chưa đề cập đến tính khách quan và tiến bộ của Sử học như nguyên tắc của Sử học hiện đại.
Câu 3
Trả lời câu hỏi câu 3 trang 4 SBT Lịch sử 10
Câu 3: Hãy phân loại và nêu chức năng của các loại sử liệu Lê Quý Đôn dùng để viết Đại Việt thông sử vào thế kỉ XVIII thông qua đoạn văn sau:
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục II.5 trang 7 SGK Lịch sử 10.
Lời giải chi tiết:
- Các sử liệu:
+ Dựa vào mối liên hệ thì cósử liệu gián tiếp (kiệt truyện, sách tạp, các dã sử,…)
+ Dựa vào dạng thức tồn tại thì có sử liệu thành văn (bản sao chép của các học giả Bắc triều ; các văn khắc vào bia vào đỉnh, gia phả,…).
- Chức năng:
Là tư liệu để giúp các nhà nghiên cứu có thể dựa vào đó để có cái nhìn khách quan nhất về vấn đề cần nghiên cứu.
Phản ánh tương đối toàn diện và chi tiết các sự kiện nhất là về đời sống chính trị xã hội.
Câu 4
Trả lời câu hỏi câu 4 trang 5 SBT Lịch sử 10
Câu 4: Em hãy hoàn thành cây phả hệ gia đình 3 thế hệ từ ông bà đến thời của em
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục I.1; II.3 trang 4;6 SGK Lịch sử 10 và dựa vào thông tin gia đình để hoàn thành theo mẫu.
Lời giải chi tiết:
HS có thể tham khảo mẫu dưới đây
Câu 5
Trả lời câu hỏi câu 5 trang 5 SBT Lịch sử 10
Câu 5: Quan sát hình 1.1 và hãy cho biết vì sao Tuy-xi-đít (Thucydides) được xem là “Cha đẻ của khoa học lịch sử”. Em có đồng ý với nhận định này không? Hãy giải thích.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục I,II trang 4 - 8 SGK Lịch sử 10 và những hiểu biết về Tuy-xi-đít để giải thích.
Lời giải chi tiết:
- Đồng ý với quan điểm trên.
- Lí do:
Tuy-xi-đít coi lịch sử là sản phẩm của sự lựa chọn và hành động của con người, xem xét nhân quả và nhấn mạnh niên đại mang tính khách quan, tiến bộ (không dựa nhiều vào lực lượng tâm linh) => đáp ứng được những nguyên tắc cơ bản của khoa học lịch sử.
câu 6
Trả lời câu hỏi câu 6 trang 6;7 SBT Lịch sử 10
Câu 6: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng
1. Hiện thực lịch sử là tất cả những
A. điều đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại theo ý muốn chủ quan của con người.
B. điều đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, độc lập.
C. hiện tượng siêu nhiên đã tác động mạnh đến tiến trình phát triển của xã hội loài người.
D. nhân vật trong quá khứ đã đóng góp công lao to lớn cho sự phát triển của nhân loại.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục I.1 trang 4 SGK Lịch sử 10.
Lời giải chi tiết:
- Hiện thực lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, độc lập ngoài ý muốn của con người.
=> Chọn đáp án: B.
2. Con người nhận thức lịch sử bằng cách nào?
A. Tái hiện lịch sử trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu.
B. Tìm kiếm tư liệu bằng cách sử dụng các phương pháp phù hợp.
C. Tái hiện sự kiện lịch sử bằng phim ảnh hoặc các phương tiện phù hợp.
D. Tìm kiếm tư liệu, dùng những phương pháp và cách tiếp cận phù hợp.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục I.2 trang 5 SGK Lịch sử 10.
Lời giải chi tiết:
- Để phục dựng bức tranh lịch sử một cách chân thức, nhà sử học không thể tiến hành trong phòng thí nghiệm mà phải nỗ lực tìm kiếm tư liệu, sử dụng phương pháp và cách tiếp cận phù hợp để đáp ứng nhu cầu của nhận thức lịch sử.
=> Chọn đáp án: D.
3. Sử quan là
A. viên quan phụ trách việc chép sử thời phong kiến.
B. những nhà nghiên cứu và biên soạn lịch sử.
C. cơ quan lưu trữ sách sử thời phong kiến.
D. cơ quan biên soạn, ghi chép lịch sử thời phong kiến.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục II.3 trang 6 SGK Lịch sử 10 và theo từ điển Hán – Việt.
Lời giải chi tiết:
- Sử: lịch sử
- Quan: một chức vụ trong triều đình thời phong kiến.
Sử quan là chỉ các viên quan phụ trách việc chép sử thời phong kiến
=> Chọn đáp án: A.
4. Sử gia là
A. viên quan phụ trách việc chép sử thời phong kiến.
B. nhà nghiên cứu và biên soạn lịch sử.
C. cơ quan lưu trữ sách sử thời phong kiến.
D. cơ quan biên soạn, ghi chép lịch sử thời phong kiến.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục II.3 trang 6 SGK Lịch sử 10 và theo từ điển Hán – Việt.
Lời giải chi tiết:
- Sử: lịch sử
- Gia: người.
Sử gia là chỉ các nhà nghiên cứu và biên soạn lịch sử
=> Chọn đáp án: B.
5. Quốc sử quán là
A. lưu trữ các tư liệu lịch sử thời hiện đại.
B. nghiên cứu khoa học lịch sử thời hiện đại.
C. lưu trữ các sách lịch sử thời phong kiến.
D. biên soạn, ghi chép lịch sử thời phong kiến.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục II.3 trang 6 SGK Lịch sử 10 và theo từ điển Hán – Việt
Lời giải chi tiết:
Quốc sử quán là cơ quan biên soạn, ghi chép lịch sử của các triều đại thời phong kiến.
=> Chọn đáp án: B.
6. Viện sử học là cơ quan
A. lưu trữ các tư liệu lịch sử thời hiện đại.
B. lưu trữ các sách lịch sử thời phong kiến.
C. nghiên cứu khoa học lịch sử thời hiện đại.
D. biên soạn, ghi chép lịch sử thời phong kiến.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục II.3 trang 6 SGK Lịch sử 10 và theo từ điển Hán – Việt
Lời giải chi tiết:
Viện sử học là cơ quan nghiên cứu khoa học lịch sử thời hiện đại chuyên nghiên cứu tất cả những vấn đề lịch sử trong quá khứ bao gồm cả lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới từ khi hình thành đến thời điểm nghiên cứu.
=> Chọn đáp án: C.
7. Trong nghiên cứu Sử học, nguyên tắc nào dưới đây là quan trọng nhất?
A. Lịch sử và logic.
B. Lịch sử và cụ thể.
C. Khách quan và toàn diện.
D. Trung thực và tiến bộ.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục II.4 trang 5;6 SGK Lịch sử 10.
Lời giải chi tiết:
- Đối tượng nghiên cứu của Sử học mang tính toàn diện.
- Trong quá trình nghiên cứu, nhà Sử học phải đảm bảo tính khách quan để sản phẩm nghiên cứu đó phản ánh sát hiện thực lịch sử nhất có thể, hạn chế tối đa tính chủ quan của nhà nghiên cứu.
=> Chọn đáp án: C.
8. Phương pháp logic khác phương pháp lịch sử là phải thấy được
A. quy luật phát triển tất yếu của sự vật, hiện tượng.
B. toàn bộ quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng.
C. tính liên tục trong quá trình phát triển của sự vật.
D. sự gắn kết của không gian, thời gian, con người.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục II.6 trang 8 SGK Lịch sử 10.
Lời giải chi tiết:
Phương pháp logic là nghiên cứu các sự vật, hiện tượng trong hình thức tổng quát nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng vận động của lịch sử.
=> Chọn đáp án: A.
9. Để tìm ra điểm tương đồng hoặc khác biệt của giáo dục thời phong kiến với giáo dục hiện đại ở Việt Nam, chúng ta phải sử dụng phương pháp nghiên cứu Sử học nào?
A. Phân kì.
B. Thống kê.
C. So sánh đồng đại.
D. So sánh lịch đại.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục II.6 trang 8 SGK Lịch sử 10.
Lời giải chi tiết:
Vì so sánh giữa một bên là thời phong kiến còn một bên là thời kì hiện đại nên các nhà nghiên cứu cần sử dụng phương pháp lịch đại (căn cứ vào thời điểm của vấn đề ) để tìm ra mối liên hệ giữa hai thời kì; sau đó đưa ra những quan điểm tương đồng và khác biệt mang tính khách quan nhất.
=> Chọn đáp án: D.
10. Để tìm ra điểm chung của các cuộc cách mạng tư sản Anh, Pháp, Mỹ, chúng ta sẽ dùng phương pháp
A. phân kì.
B. thống kê.
C. so sánh đồng đại.
D. so sánh lịch đại.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục II.6 trang 8 SGK Lịch sử 10 và hiểu biết về các cuộc cách mạng tư sản.
Lời giải chi tiết:
Các cuộc cách mạng tư sản Anh, Pháp, Mỹ đều diễn ra trong thời kì cận đại của lịch sử (khoảng từ TK XVI – TK XIX) nên khi tiến hành so sánh, nhà nghiên cứu cần sử dụng phương pháp so sánh đồng đại để thấy mối liên hệ của các cuộc cách mạng này theo chiều ngang.
=> Chọn đáp án: C.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sử 10 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 10. Văn minh Tây Âu thời Phục Hưng SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 5. Khái quát lịch sử thế giới văn minh Cổ - Trung Đại SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 12. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 11. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 13. Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời Cổ - Trung Đại SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 10. Văn minh Tây Âu thời Phục Hưng SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 5. Khái quát lịch sử thế giới văn minh Cổ - Trung Đại SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 12. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 11. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 13. Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời Cổ - Trung Đại SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo