Từ điển Hoá 12| Các dạng bài tập Hoá 12 Đại cương về kim loại - Từ điển Hoá 12

Ăn mòn hoá học là gì? Ăn mòn điện hoá học là gì? - Hoá 12

1. Ăn mòn hoá học là gì?

Ăn mòn hoá học: là quá trình oxi hoá – khử, trong đó các electron được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.

2. Đặc điểm của ăn mòn hoá học

Để nhận biết ăn mòn hoá học: không phát sinh dòng điện, chỉ có 1 kim loại và 1 chất điện li hoặc phản ứng.

Ví dụ:

- Sự xuất hiện lớp silver sulfide (Ag2S) màu đen xám ở bề mặt đồ trang sức bằng bạc là do quá trình oxi hoá Ag bởi O2 trong không khí khi có mặt H2S.

- Các chi tiết bằng vật liệu kim loại của máy móc dùng trong các nhà máy hoá chất, những thiết bị của lò đốt, nồi hơi, các chi tiết của động cơ đốt trong bị ăn mòn do tác dụng trực tiếp với các hoá chất hoặc oxygen hay với hơi nước ở nhiệt độ cao.

=> Nhiệt độ càng cao, vật liệu kim loại bị ăn mòn càng nhanh.

3. Ăn mòn điện hoá học là gì?

Ăn mòn điện hoá học: là quá trình ăn mòn kim loại do sự tạo thành pin điện hoá.

=> quá trình oxi hoá – khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng điện (electron chuyển từ cực dương sang cực âm).

4. Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hoá học

Đủ 3 điều kiện sau

- 2 kim loại khác nhau (hoặc kim loại – phi kim = gang, thép (Fe-C)).

- 2 kim loại tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp.

- 2 kim loại cùng tiếp xúc trong môi trường điện li: dung dịch acid, base, muối, không khí ẩm.