-
Ý nghĩa câu tục ngữ Sấm trước, trước mưa
Câu tục ngữ là kinh nghiệm về thời tiết của nhân dân ta. Trước những cơn mưa thường có mây đen và sấm đì đùng, báo hiệu cho người nông dân biết sắp có cơn mưa cần phải thu dọn thóc lúa.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Tháng Bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão
Câu tục ngữ là kinh nghiệm về thời tiết của nhân dân ta. Miền Bắc nước ta có bão từ tháng 6 đến tháng 8, và bão mạnh dần lên, tháng bảy ta (tháng 7 âm lịch) trùng với tháng 8 (hay trong khoảng thời gian này) tháng 7 (âm lịch) có gió heo may (gió se se lạnh) nghĩa là có độ ẩm cao kết hợp với hiện tượng chuồn chuồn bay hàng đàn ra khỏi tổ thì theo kinh nghiệm dân gian chắc tới 90% là có bão.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Tháng Bảy kiến bò chỉ lo lại lụt
Tháng bảy theo thời tiết đây là tháng có những cơn bão to trong năm. Và khi lũ lụt là những con kiến sẽ phải tìm những nơi cao hơn để kiếm ăn, tránh lũ lụt. Ngày xưa thì bà con nông dân sẽ nhìn vào trời, nhìn vào hiện tượng để đoán thời tiết.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Tháng Bảy kiến đàn, đại hàn hồng thủy
Vào tháng bảy (âm lịch) có nhiều cơn bão to trong năm. Trước khi lũ xảy ra, kiến sẽ ra khỏi tổ, nếu kiến tụ tập ở chỗ thấp là sắp có bão, kiến tụ tập ở chỗ cao là sắp có lụt.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa
Theo kinh nghiệm của cha ông ta, khi trăng quầng, thời tiết sẽ oi bức, nóng nực hoặc rất ít mây. Ngược lại khi trăng có vùng sáng nhiều màu bao quanh và không tách ra khỏi mặt trăng thì thời tiết dễ có mưa. Như vậy, câu tục ngữ đã căn cứ vào một trong những hiện tượng dễ quan sát bằng mắt thường của mặt trăng để cung cấp thông tin về thời tiết.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Trời đương nắng, cỏ gà trắng thì mưa
Câu tục ngữ là kinh nghiệm dự báo thời tiết của nhân dân ta. Dù trời đang nắng to mà cỏ gà đâm rễ trắng thì tức là trời sắp có mưa.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Vồng chiều mưa sáng, ráng chiều mưa hôm
Câu tục ngữ là kinh nghiệm dự đoán thời tiết. Cầu vồng hiện vào buồi chiều thì buổi sáng hôm sau sẽ có mưa; buổi chiều có ráng trắng hoặc đỏ hồng thì trưa hôm sau trời sẽ mưa.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Vồng rạp mưa rào, vồng cao gió táp
Câu tục ngữ là kinh nghiệm của nhân dân ta về thời tiết, khi chuẩn bị có mưa giông. Phía chân trời có cầu vồng ở dưới thấp thì sắp có mưa rào, còn cầu vồng ở trên cao thì sắp có bão lớn.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Nước chảy đá mòn
Câu tục ngữ khuyên nhủ chúng ta cần phải kiên trì, nhẫn nại, cần mẫn, vững vàng, cố gắng hết sức để theo đuổi mục tiêu trong cuộc sống.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy, Cơn đằng nam vừa làm vừa chơi.
Câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm về thời tiết của ông cha ta từ ngàn xưa: thấy trời ở phía đông dần dần có nhiều mây đen thì là trời sắp mưa to, cần phải đi trú ngay; còn thấy mây đen ở phía nam đang tích tụ lại thì trời còn rất lâu nữa mới mưa.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Mưa chẳng qua Ngọ, gió chẳng qua Mùi.
Câu tục ngữ đưa đến cho chúng ta cách dự báo thời tiết rất độc đáo: Cho dù buổi sáng mưa có to đến mấy thì không kéo dài ra quá buổi trưa; gió có thổi mạnh vào sáng thì qua buổi trưa cũng sẽ giảm dần tốc độ.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
Qua câu tục ngữ, tác giả dân gian đã liệt kê ra những công việc được ưu tiên trong lao động sản xuất thời xưa: Thứ nhất là thả ao, nuôi cá vì đây là công việc đem lại nhiều hiệu quả nhất; sau đó mới đến làm vườn, và cuối cùng là làm ruộng.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ráng mỡ gà có nhà thì giữ.
Câu tục ngữ là bài học cho chúng ta về cách nhận biết thời tiết. Khi thấy bầu trời có màu vàng xen lẫn chút màu hồng, thì tức là sắp có bão to, chúng ta nên có những biện pháp phòng chống kịp thời.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.
Câu tục ngữ nói về cách dự báo thời tiết theo quan niệm của người xưa: thấy mây phản chiếu ánh sáng màu vàng là trời sắp chuyển gió to; mây trên trời màu đỏ thì trời sắp có mưa lớn.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Gió thổi đổi trời
Câu tục ngữ có ý nghĩa là sự thay đổi đột ngột của thời tiết do ảnh hưởng của gió. Gió là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu, nó có thể mang theo hơi ẩm, nhiệt độ, áp suất từ nơi khác đến, dẫn đến sự biến đổi của các yếu tố thời tiết như nắng, mưa, nóng, lạnh.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Qua giêng hết năm qua rằm hết tháng
Câu tục ngữ cho thấy thời gian trôi qua rất nhanh chóng, không thể níu giữ hay quay ngược lại. Do đó, mỗi người cần trân trọng từng khoảnh khắc, sống có ý nghĩa và làm việc hiệu quả để không hối tiếc khi thời gian trôi qua.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Rét tháng Ba bà già chết cóng
Tháng Ba âm lịch thường có rét nàng Bân và gió mùa đông bắc, vì thế dù đã cuối xuân chuẩn bị sang đầu hè nhưng vẫn rất lạnh. Câu tục ngữ là kinh nghiệm về thời tiết của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người đừng coi thường cái rét tháng Ba.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ráng mỡ gà, có nhà thì chống
Câu tục ngữ là kinh nghiệm quý báu mà cha ông ta đúc kết, được dùng để dự báo tình hình mưa to, bão giông cho người dân, giúp người dân tránh được những mất mát, thiệt hại về người và của.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Quạ tắm thì nắng, sáo tắm thì mưa
Câu tục ngữ là kinh nghiệm dự đoán thời tiết. Khi trời đang mưa mà quạ ra tắm thì tức là dấu hiệu báo mưa sắp tạnh còn khi nắng, chim sáo tắm thì trời sẽ đổ mưa.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ông tha nhưng bà chẳng tha, còn sợ cái lụt hăm ba tháng Mười
Câu tục ngữ nhắc nhở người dân cả nước, đặc biệt nhân dân miền Trung phải đề phòng, chuẩn bị thu dọn mùa màng, gia cố nhà cửa, chuồng trại để phòng bão, lũ.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ngày tháng Mười chưa cười đã tối
Câu tục ngữ phản ánh sự chênh lệch giữa ban ngày và ban đêm khi vào mùa đông. Hiện tượng đêm dài ngắn là hiện tượng khoa học tự nhiên, vài tháng 10 (âm) nửa cầu bắc lại chếch xa mặt trời nên lượng nhiệt nhận được trong ngày ít nên có hiện tượng thời gian ban ngày ngắn.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Nắng to thì nằm co cũng ấm
Câu tục ngữ là quan niệm của dân ta về thời tiết, khí hậu. Khi có nắng lên thì không cần phải dùng chăn đắp ấm nữa, chỉ cần nằm co là đã đủ ấm để ngủ.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Nắng tháng Ba chó già lè lưỡi
Tháng ba tuy mới bắt đầu nắng nóng, nhưng cái nắng vừa mới hết xuân ấy dễ gây nên mệt mỏi, khó chịu cho người già, gia súc và ảnh hưởng đối với cây trồng.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Nắng chóng trưa, mưa chóng tối
Câu tục ngữ chính là một trong những kinh nghiệm xem xét thời tiết quý báu của cha ông ta ngày trước. Cứ vào ngày mưa là sẽ biết trời chóng tối, còn ngày nắng thì chóng trưa, cần ra đồng sớm hơn. Từ đó rút kinh nghiệm để công việc trồng trọt, chăn nuôi được tốt hơn.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Mưa tháng Tư hư đất
Tháng tư là tháng gần thu hoạch mùa màng: lúa sắp chín, khoai đỗ sắp thu hoạch. Chính vì vậy, tháng tư mà mưa nhiều sẽ gây thiệt hại lớn cho nhà nông.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Mưa tháng Sáu máu rồng
Tháng sáu là tháng nóng đỉnh điểm giữa mùa hè, nắng hạn, người làm nông rất mong mưa. Vì thế mưa tháng này được ví như “máu rồng” bởi rất quý cho mùa màng tránh được cảnh thất thu. Đồng thời, câu tục ngữ còn có ý chỉ những cơn mưa tháng sáu thường to, lớn, lượng nước trút xuống dồi dào như móng rồng.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Mưa tháng Ba hoa đất
Câu tục ngữ là kinh nghiệm đúc kết của nhân dân ta về mùa màng, khí hậu trong lao động, sản xuất.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Mỡ gà thời gió, mỡ chó thời mưa
Câu tục ngữ là kinh nghiệm dự đoán thời tiết, trên trời mây có màu vàng như mỡ gà là sắp có gió lớn, mây có màu phớt hồng như mỡ chó thì sắp có mưa to.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Một ngôi sao, một ao nước
Theo quan niệm dân gian, đêm hôm trước bầu trời đầy sao là dấu hiệu ngày mai trời sẽ nắng và ngược lại, ít sao thì sẽ mưa. Bầu trời đêm chỉ có một ngôi sao tức là bầu trời bị mây đen che lấp hết nên không có hay có ít sao, dự báo ngày mai mưa to, ao chuôm đầy nước.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Mồng bảy ngâu ra, mồng ba ngâu vào
Câu tục ngữ thể hiện quy luật thời tiết trong tháng 7 âm lịch. Mưa ngâu kéo dài nhiều ngày, thành nhiều đợt, thường có vào miền Bắc. Câu tục ngữ nghĩa là mưa sẽ có vào các ngày mùng 3 đến mùng 7, 13 đến 17 và 23 đến 27 âm lịch.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Mống vàng thời nắng, mống trắng thời mưa
Câu tục ngữ là kinh nghiệm dự đoán thời tiết của ông cha ta. Xưa kia, dự đoán thời tiết được dựa vào màu sắc của cầu vồng: cầu vồng cụt mà màu vàng thì trời nắng còn cầu vồng cụt màu trắng thì sẽ có mưa.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Mống Đông vồng Tây, chẳng mưa dây cũng bão giật
Câu tục ngữ là một kinh nghiệm dự đoán thời tiết. Nếu trời có cầu vồng ở phía đông hoặc phía tây là sắp có mưa to gió lớn, bà con nông dân nên thu gọn thóc lúa, bảo vệ gia súc, gia cầm.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa
Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa là một câu tục ngữ phản ánh kinh nghiệm dự đoán thời tiết dựa vào sắc mây của dân gian. Khi nhìn lên bầu trời thấy trời cao, hễ lúc nào thấy mây xanh thì trời có nắng, ngược lại nếu thấy mây trắng bay đầy, bầu trời thấp thì sẽ có mưa.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
Câu tục ngữ có nghĩa là vào đêm hôm trước, khi quan sát trời nhiều (dày) sao thì ngày hôm sau sẽ nắng; trời ít (vắng) sao sẽ mưa. Trời nhiều sao thì ít mây, do đó sẽ có nắng. Ngược lại, trời ít sao thì nhiều mây, vì vậy thường có mưa.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Lá tre trôi lộc, mùa rét xộc đến
Xưa kia, ông cha ta còn nhìn cây tre để nghe ngóng về thời tiết. Câu tục ngữ là kinh nghiệm nhìn vào lá tre, lộc trên cây tre để biết được mùa đông tới.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Kiến dọn tổ thời mưa
Câu tục ngữ là một kinh nghiệm dự đoán thời tiết là kiến cánh bay ra nhiều, dọn tổ lên chỗ cao báo hiệu sắp có mưa hoặc bão lụt.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Gió thổi là chổi trời
Câu tục ngữ khẳng định sức mạnh to lớn của gió. Tác giả dân gian đã ví cơn gió như cái chổi trời với Sức mạnh ghê gớm của gió, có thể quét sạch mọi thứ trên mặt đất.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Gió Nam đưa xuân sang hè
Gió Nam còn được gọi là gió Lào, khô nóng, khi gặp tiết trời se lạnh của mùa xuân sẽ tạo nên thời tiết dịu mát, ấm áp, báo hiệu mùa hè sắp tới. Câu tục ngữ là một kinh nghiệm về thời tiết vào cuối xuân, đầu hè giúp nông dân có thể chuẩn bị cho việc sản xuất đạt kết quả tốt.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Gió may quay mồm
Câu tục ngữ là kinh nghiệm đúc kết của ông cha ta, nhắc nhở mọi người cần phải cẩn thận với gió may kẻo méo mồm hay có những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Gió bấc thì hanh, gió nồm thì ẩm
Câu tục ngữ là kinh nghiệm về thời tiết của ông cha ta: gió mùa đông bắc thì khô hanh và lạnh, còn gió nồm nam thì ít lạnh hơn, dịu mát nhưng ẩm ướt. Gió bấc hay còn gọi là gió mùa Đông Bắc thường hoạt động chủ yếu ở miền Bắc trong nửa đầu mùa đông, gió đi qua lục địa nên mang tính chất lạnh, khô, ít mưa. Còn gió nồm xuất hiện sau nửa mùa đông, gió lệch qua biển, cấp thêm hơi ẩm, đem lại thời tiết ẩm, có mưa phùn.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Gió bắc hiu hiu, sếu kêu thì rét
Câu tục ngữ là kinh nghiệm dự báo thời tiết được ông cha ta đúc kết lại. Trời có gió bấc thổi nghe và nghe thấy tiếng sếu kêu là hai dấu hiệu thông báo trời sắp chuyển rét.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Đông chết se, hè chết lụt
Câu tục ngữ là kinh nghiệm của ông cha ta về thời tiết. Nếu mùa đông năm nay lạnh, hanh khô ráo thì thường mùa hè năm tới sẽ có nhiều mưa lớn, dễ gây ra lụt lội.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Câu tục ngữ phản ánh sự chênh lệch giữa thời gian ban ngày và ban đêm của các tháng trong năm. Sang tháng 5 là bước vào hạ, ngày dài hơn đêm. Câu tục ngữ này là kết quả của quan sát tự nhiên và kinh nghiệm sản xuất của người nông dân xưa.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm
Đầu năm có sương muối, cuối năm có gió bắc là hai hiện tượng thời tiết trái với tự nhiên gây hại cho con người và vạn vật. Qua các kinh nghiệm dân gian đó, người dân dự đoán trước được thời tiết và có kế hoạch để chuẩn bị cho mùa màng, gia súc.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Cóc nghiến răng, đang nắng thì mưa
Câu tục ngữ là kinh nghiệm của ông cha ta về hiện tượng tự nhiên.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Cỏ gà màu trắng, điềm nắng đã hết
Câu tục ngữ là kinh nghiệm của ông cha ta về hiện tượng tự nhiên: khi cỏ gà chuyển từ màu xanh sang màu trắng, tức là mùa hè chuẩn bị kết thúc, bắt đầu sang mùa thu mát mẻ
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Chớp thừng chớp chão, chẳng bão thì mưa
Câu tục ngữ là kinh nghiệm của ông cha ta về hiện tượng tự nhiên. Chớp thừng là chớp thẳng dọc từ trên trời xuống, còn chớp chão là loại chớp chia thành nhiều tia trên bầu trời. Khi hai loại chớp này xuất hiện thì dự báo trời sắp mưa to hoặc có bão
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Chớp Đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
Câu tục ngữ về lao động sản xuất được truyền miệng trong dân gian, dạy bảo con cháu khi trời có chớp, sấm sét ở phía đông có nghĩa là trời sắp mưa, gà gáy xong là cơn mưa sẽ bắt đầu. Vì vậy những ai đang phơi thóc, phơi lúa, … thực phẩm nói chung thì phải thu vào ngay để không bị ướt, tránh tổn thất khi mưa đến mà không chuẩn bị kịp.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Cha chết không lo bằng đỏ lò Tây Bắc
“Đỏ lò Tây Bắc” ở đây là một áng mây có màu đỏ ối bất ngờ xuất hiện ở chân trời phía Tây Bắc mà hình thù đám mây (hay khoảng không) này khá to, rực hồng, giống như màu lửa từ chiếc lò than (than củi, than hoa) mà các gia đình ngày xưa hay sử dụng, báo hiệu sự thay đổi của thời tiết bất thường: Mưa to và gió lớn. Câu tục ngữ so sánh việc cha chết cũng chẳng đáng lo bằng chân trời phía Tây Bắc ửng lên cái sắc đỏ của than hồng (vì đó là điềm sắp xảy ra trận bão lớn), với mục đích chỉ rõ nỗi kinh ho