Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

 "Mực" vốn là loại mực Tàu dùng để viết của những ông đồ ngày xưa, có màu đen tuyền, dùng để mài cùng nước lấy mực viết. "Đèn" là một vật dụng dùng để thắp sáng cho con người, soi tỏ mọi vật. "Gần mực thì đen" tức là nếu khi tiếp xúc, sử dụng mực mà không khéo, ta có thể bị vấy bẩn bởi mực, dễ bị lem nhem, xấu xí. "Gần đèn thì rạng" tức là nếu gần nơi có ánh sáng thì ta sẽ được soi tỏ bởi lớp ánh sáng ấy, dễ tỏa ra hào quang rực rỡ hơn người khác.

Mực còn tượng trưng cho những tác động xấu của môi trường bên ngoài, bao gồm những cá nhân có những thói hư tật xấu, … “Đen” ở đây nghĩa là những điều không tốt. Gần mực thì đen” ý muốn nói, nếu như ở trong một môi trường không tốt, với những con người có lối sống không lành mạnh thì dễ bị tác động theo chiều hướng tiêu cực. Ngược lại, khi ở gần đèn – năng lượng tích cực thì ta sẽ dễ học tập điều tốt đẹp.

Giải thích thêm
  •  Gần: ở vị trí chỉ cách một khoảng không gian tương đối ngắn
  •  Mực: chất nước màu đen dùng để viết chữ Hán bằng bút lông hoặc để vẽ
  •  Đen: có màu như màu của than, của mực tàu
  •  Đèn: đồ dùng để thắp sáng, soi sáng
  •  Sáng: có ánh sáng toả ra khiến cho có thể nhìn thấy mọi vật

Bình chọn:
4.1 trên 10 phiếu

>> Xem thêm