Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!
- Thể loại: Ca dao
- Nhóm: Ca dao về lao động sản xuất
Bài ca dao nói lên sự vất vả, cực nhọc của người nông dân khi làm ra hạt gạo. Từng hạt gạo đều chứa đựng cả tấm lòng, công sức, với bao mồ hôi, nước mắt của người nông dân. Qua đó, bài ca dao khuyên chúng ta phải biết quý trọng từng hạt gạo, bát cơm mà chúng ta đang ăn như là một cách để thể hiện sự biết ơn những người nông dân làm ra chúng.
- Ban trưa: (từ ngày xưa thường dùng) ban nghĩa là buổi, ở đây ý nói là buổi trưa
- Thánh thót: từ mô phỏng tiếng giọt nước rơi, ẩn dụ cho việc mồ hôi rơi xuống rất nhiều.
- Đắng cay: đau khổ, vất vả, cực nhọc.
- Ý nghĩa câu ca dao Ơn trời mưa nắng phải thì Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu
- Ý nghĩa câu ca dao Người ta đi cấy lấy công Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
- Ý nghĩa câu ca dao Trên đồng cạn, dưới đồng sâu Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa
- Ý nghĩa câu ca dao Rủ nhau đi cấy đi cày Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu
- Ý nghĩa câu ca dao Muốn cho lúa nảy bông to Cày sâu bừa kĩ phân tro cho nhiều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ý nghĩa câu tục ngữ Trâu buộc ghét trâu ăn
- Ý nghĩa câu ca dao Cứ trong đạo lý luân thường, Làm người phải giữ kỷ cương làm đầu
- Ý nghĩa câu ca dao Thuyền dời bến nào bến có dời, Khăng khăng quân tử một lời nhất ngôn
- Ý nghĩa câu ca dao Ai ơi chớ vội cười nhau, Ngẫm mình cho kỹ trước sau hãy cười
- Ý nghĩa câu tục ngữ Chết đứng hơn sống quỳ
- Ý nghĩa câu tục ngữ Trâu buộc ghét trâu ăn
- Ý nghĩa câu ca dao Cứ trong đạo lý luân thường, Làm người phải giữ kỷ cương làm đầu
- Ý nghĩa câu ca dao Thuyền dời bến nào bến có dời, Khăng khăng quân tử một lời nhất ngôn
- Ý nghĩa câu ca dao Ai ơi chớ vội cười nhau, Ngẫm mình cho kỹ trước sau hãy cười
- Ý nghĩa câu tục ngữ Chết đứng hơn sống quỳ