Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện Cây khế lớp 5


Câu chuyện “Cây khế” là câu chuyện cổ tích đầu tiên mà em đọc được. Đây là một câu chuyện cổ tích rất hay và ý nghĩa nên khiến em vô cùng yêu thích ngay lần đọc đầu tiên. Nhân vật chính trong câu chuyện này là hai anh em trai với hai tính cách đối lập nhau. Người em tượng trưng cho cái thiện với phẩm chất tốt bụng, thật thà, chăm chỉ và chịu khó.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài mẫu 1

Câu chuyện “Cây khế” là câu chuyện cổ tích đầu tiên mà em đọc được. Đây là một câu chuyện cổ tích rất hay và ý nghĩa nên khiến em vô cùng yêu thích ngay lần đọc đầu tiên. Nhân vật chính trong câu chuyện này là hai anh em trai với hai tính cách đối lập nhau. Người em tượng trưng cho cái thiện với phẩm chất tốt bụng, thật thà, chăm chỉ và chịu khó. Còn người anh tượng trưng cho cái ác với thói lười biếng, tham lam, độc ác và gian dối. Đứng trước tài sản mà cha để lại, người anh độc chiếm toàn bộ rồi đuổi em ra khỏi nhà, chỉ chia cho một cây khế già. Và rồi, cây khế già đó, đã giúp người em có cơ hội được thoát nghèo, khi một con chim thần bay đến ăn khế, hứa sẽ ăn khế trả vàng. Tác giả dân gian đã khéo léo tạo sự đối lập giữa hai anh em trong cách ứng xử với chim thần. Người em đứng trước đảo vàng vẫn giữ lời hứa, chỉ dùng túi ba gang đựng vừa đủ vàng. Còn người anh thì may túi lớn đến mười hai gang, đã vậy còn cố nhồi nhét thêm vàng ở túi áo, túi quần. Bởi thói tham lam, độc ác đó, mà kết cục của hai nhân vật cũng khác biệt thật rõ ràng. Khi người em sống hạnh phúc với vợ và làng xóm, thì người anh bị nhấn chìm trên biển. Từ kết thúc ấy, câu chuyện “Cây khế” đã nhắn nhủ tới người đọc bài học về cách hành xử trong cuộc sống giữa con người với nhau. Rằng “ác giả ác báo”, “ở hiền gặp lành”. Những bài học đó em vẫn được ông bà, cha mẹ và thầy cô dạy bảo. Nhưng qua câu chuyện này thì bài học đã trở nên sinh động và dễ hiểu, dễ nhớ hơn rất nhiều.

Bài mẫu 2

“Cây khế” là câu chuyện cổ tích hay và ý nghĩa khiến em vô cùng yêu thích ngay từ lần đọc đầu tiên. Câu chuyện kể về hai anh em có tính cách hoàn toàn trái ngược nhau. Người em hiền lành, chăm chỉ, còn người anh tham lam, lười biếng. Sau khi chiếm hết gia sản, người anh tiếp tục sống thảnh thơi. Còn người em phải làm việc vất vả, chăm sóc cây khế - tài sản duy nhất của anh – khiến em rất cảm phục. Khi cây khế ra quả chín vàng, đại bàng đến ăn khế và mang đến cho người em cơ hội đổi đời. Ngược lại, sự tham lam của người anh, khi thấy em giàu có, đã dẫn đến kết cục bi thảm, thật xót xa. Câu chuyện là bài học đạo đức sâu sắc cho mỗi con người, nhằm khuyên răn chúng ta sống đẹp hơn từng ngày.

Bài mẫu 3

Trong những câu chuyện cổ tích mà em đã đọc đã nghe thì truyện cổ tích Cây khế là câu chuyện để lại trong lòng em những ấn tượng vô cùng sâu sắc, bởi nó thể hiện cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Truyện Cây khế xoay quanh hai nhân vật anh và em, cha mẹ qua đời để lại một khối tài sản cho hai anh em cùng nhau mưu sinh. Nhưng khi cả hai trưởng thành người anh quyết định phân chia tài sản cho người em ra ngoài ở riêng, người anh chiếm hết tài sản và chỉ để lại cho người em mảnh vườn và cây khế. Người em vẫn chăm chỉ làm lụng và không hề oán giận người anh. Nhờ tấm lòng thảo thơm, nhân hậu mà người em được chim thần trả vàng và có cuộc sống sung túc. Người anh vì tham lam độc ác mà nhận lấy cái chết. Qua đó, người xưa muốn khuyên nhủ nhắc nhở con người ta không nên để lòng tham của mình làm mờ mắt, hãy bình tĩnh tỉnh táo để phân tích biết trước biết sau, đúng sai trong cuộc sống này. Tình cảm gia đình là tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao quý không nên vì vật chất làm mất đi tình cảm máu mủ, anh em. Những người ở hiền ắt sẽ gặp lành còn những kẻ gian ngoan, tham lam thì sẽ ác giả ác báo, con người đều có luật nhân quả của mình nên nếu gieo gió ắt gặp bão. Câu chuyện là bài học đạo đức sâu sắc cho mỗi con người, nhằm khuyên răn chúng ta sống đẹp hơn từng ngày.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí