Từ điển môn Văn lớp 8 Văn bản nghị luận - Từ điển môn Văn 8

Văn bản nghị luận là gì? Một số yếu tố của văn bản nghị luận - Văn 8

1. Nhan đề của văn bản nghị luận

Nhan đề của văn bản nghị luận thường khái quát nội dung chính của văn bản.

Để tăng sức thuyết phục, người viết có thể chọn những nhan đề độc đáo, khơi gợi cảm xúc nơi người đọc.

Ví dụ: Nguyễn Ái Quốc đã đặt nhan đề cho chương một của Bản án chế độc thực dân Pháp và Thuế máu.  => Đây là một nhan đề giàu hình ảnh và giá trị biểu cảm, gây ấn tượng mạnh cho người đọc về tội ác của chính quyền thực dân và số phận bi thảm của nhân dân các nước thuộc địa trong chiến tranh.

2. Cấu trúc của văn bản nghị luận

Một văn bản nghị luận gồm nhiều thành tố: luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng,… Các thành tố được tổ chức thành một chỉnh thể, có quan hệ chặt chẽ với nhau, nhằm đạt hiệu quả thuyết phục cao nhất.

- Luận đề có chức năng định hướng việc triển khai các luận điểm.

- Luận điểm (với sự thống nhát của lí lẽ và bằng chứng) có nhiệm vụ làm rõ từng khía cạnh và thể hiện tính nhất quán của luận đề

=> Mối quan hệ có tính bản chất giữa các thành tố tạo nên cấu trúc đặc thù của văn bản nghị luận

3. Yếu tố bổ trợ trong văn bản nghị luận

Để tăng sức thuyết phục cho văn bản nghị luận, ngoài lí lẽ và bằng chứng, có thể sử dụng một số yếu tố bổ trợ như: thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm,…

- Thuyết minh: giải thích, cung cấp những thông tin cơ bản xung quanh một vấn đề, khái niệm, đối tượng nào đó, làm cho việc luận bàn trở nên xác thực.

- Miêu tả: tái hiện rõ nét, sinh động hơn những đối tượng có liên quan.

- Tự sự: kể câu chuyện làm bằng chứng cho luận điểm mà người viết nêu lên.

- Biểu cảm: bộc lộ cảm xúc, tình cảm => văn bản có thêm sức lôi cuốn, thuyết phục.

4. Yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận

Các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự được đưa vào văn bản nghị luận giúp người đọc hình dung về luận đề, bằng chứng trong văn bản.

-  Yếu tố thuyết minh cung cấp tri thức về nguồn gốc, cấu tạo, vai trò, ý nghĩa,… của đối tượng cần bàn luận.

- Yếu tố miêu tả thể hiện các đặc điểm, tính chất nổi bật của con người, con vật, đồ vật, cảnh sinh hoạt,… có liên quan đến vấn đề nghị luận.

- Yếu tố tự sự thuật lại các sự việc liên quan đến luận đề, luận điểm, các bằng chứng trong văn bản.

=> Các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận cần đáp ứng mục đích của văn bản là thuyết phục người đọc về ý kiến, quan điểm của người viết.

5. Luận đề, luận điểm trong văn bản nghị luận

- Luận đề là vấn đề chính được nêu ra để bàn luận trong văn bản nghị luận

- Luận điểm là những ý kiến thể hiện quan điểm của người viết về luận đề

=> Trong văn bản nghị luận, luận đề được làm sáng tỏ bằng hệ thống luận điểm và các lí lẽ, bằng chứng.

6. Bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong văn nghị luận

- Bằng chứng khách quan là những thông tin khách quan, có thể kiểm chứng được trong thực tế.

- Ý kiến, đánh giá chủ quan là những nhận định, suy nghĩ, phán đoán theo góc nhìn chủ quan của người viết, thường ít có cơ sở để kiểm chứng.

=> Để giảm tính chủ quan trong đánh giá, giúp ý kiến trở nên đáng tin cậy, người viết cần đưa ra được các bằng chứng khách quan.

Ví dụ:

(1) Mạng xã hội cung cấp các phương tiện để việc giao tiếp ngày càng dễ dàng hơn, ví dụ như các ứng dụng gọi điện trực tiếp, nhắn tin điện tử,… (2) Vì thế, tôi hi vọng mạng xã hội sẽ phát triển hơn trong tương lai để phục vụ cộng đồng.

+ Câu thứ nhất là bằng chứng khách quan, bởi ích lợi của MXH có thể kiểm chứng trong thực tế.

+ Câu thứ hai là ý kiến, đánh giá chủ quan vì đó chỉ là suy nghĩ cảm tính của người viết, không có cơ sở để kiểm chứng.

7. Cách phân biệt bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan

Có thể phân biệt hai khái niệm này dựa vào bảng sau:

=> Để làm nên sức thuyết phục cho văn bản nghị luận, những ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết cần dựa trên cơ sở các bằng chứng khách quan.

=> Việc nhận ra bằng chứng khách quaný kiến, đánh giá chủ quan của người viết giúp kiểm chứng được tính đúng/sai của các lập luận; lí giải được sức thuyết phục, tác động của văn bản.