Trắc nghiệm Bài 34. Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng - Vật lí 10 Kết nối tri thức
Đề bài
Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?
-
A.
Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
-
B.
Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 cm3 sắt có khối lượng 7800 kg.
-
C.
Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V.
-
D.
Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.
Hiện tượng nào sau đây xảy ra đối với khối lượng riêng của nước khi đun nước trong một bình thủy tinh?
-
A.
Khối lượng riêng của nước tăng.
-
B.
Khối lượng riêng của nước giảm.
-
C.
Khối lượng riêng của nước không thay đổi.
-
D.
Khối lượng riêng của nước lúc đầu giảm sau đó mới tăng.
Chọn phát biểu đúng:
-
A.
Áp suất nước ở đáy bình chứa chỉ phụ thuộc vào diện tích mặt đáy.
-
B.
Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào hình dạng và kích thước của bình chứa.
-
C.
Áp suất chất lỏng tại một điểm bất kì trong chất lỏng có tác dụng như nhau theo mọi hướng.
-
D.
Tại một điểm bất kì trong chất lỏng, áp suất chất lỏng có chiều hướng xuống.
Một người tập yoga. Tư thế thứ nhất là đứng hai chân trên sàn, tư thế thứ hai là đứng một chân trên sàn, tư thế thứ ba là nằm trên sàn. Sự so sánh nào sau đây về áp lực và áp suất của người đó trong ba tư thế trên là đúng?
-
A.
𝐹1 = 𝐹2 = 𝐹3 và 𝑝1 = 𝑝2 = 𝑝3.
-
B.
𝐹1 = 𝐹2 = 𝐹3 và 𝑝2 > 𝑝1 > 𝑝3.
-
C.
𝐹1 = 𝐹2 = 𝐹3 và 𝑝1 > 𝑝2 > 𝑝3.
-
D.
𝐹2 > 𝐹1 > 𝐹3 và 𝑝2 > 𝑝1 > 𝑝3.
Sự so sánh nào sau đây về áp suất của các chất trong bình tác dụng lên đáy bình là đúng
-
A.
\({p_1} = {p_2} = {p_3} = {p_4}\)
-
B.
\({p_4} > {p_1} > {p_2} > {p_3}\)
-
C.
\({p_1} > {p_4} > {p_2} = {p_3}\)
-
D.
\({p_1} > {p_2} > {p_3} > {p_4}\)
Trong thí nghiệm vẽ ở Hình 34.2, ban đầu cân thăng bằng. Sau đó nhúng đồng thời cả hai vật chìm trong nước ở hai bình khác nhau. Phương án nào sau đây là đúng?
-
A.
Cân nghiêng về bên trái.
-
B.
Cân nghiêng về bên phải.
-
C.
Cân vẫn thăng bằng.
-
D.
Chưa xác định được vì chưa biết độ sâu của nước trong các bình.
Lời giải và đáp án
Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?
-
A.
Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
-
B.
Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 cm3 sắt có khối lượng 7800 kg.
-
C.
Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V.
-
D.
Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.
Đáp án : A
- Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 m3 sắt có khối lượng 7800 kg ⇒ B sai.
- Công thức tính khối lượng riêng là D = m : v ⇒ C sai
- Khối lượng riêng D khác trọng lượng riêng d ⇒ D sai
Hiện tượng nào sau đây xảy ra đối với khối lượng riêng của nước khi đun nước trong một bình thủy tinh?
-
A.
Khối lượng riêng của nước tăng.
-
B.
Khối lượng riêng của nước giảm.
-
C.
Khối lượng riêng của nước không thay đổi.
-
D.
Khối lượng riêng của nước lúc đầu giảm sau đó mới tăng.
Đáp án : B
Khi đun nước sôi, thể tích nước tăng dần => Khối lượng riêng giảm
Chọn phát biểu đúng:
-
A.
Áp suất nước ở đáy bình chứa chỉ phụ thuộc vào diện tích mặt đáy.
-
B.
Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào hình dạng và kích thước của bình chứa.
-
C.
Áp suất chất lỏng tại một điểm bất kì trong chất lỏng có tác dụng như nhau theo mọi hướng.
-
D.
Tại một điểm bất kì trong chất lỏng, áp suất chất lỏng có chiều hướng xuống.
Đáp án : C
Áp suất chất lỏng tại một điểm bất kì trong chất lỏng có tác dụng như nhau theo mọi hướng
Một người tập yoga. Tư thế thứ nhất là đứng hai chân trên sàn, tư thế thứ hai là đứng một chân trên sàn, tư thế thứ ba là nằm trên sàn. Sự so sánh nào sau đây về áp lực và áp suất của người đó trong ba tư thế trên là đúng?
-
A.
𝐹1 = 𝐹2 = 𝐹3 và 𝑝1 = 𝑝2 = 𝑝3.
-
B.
𝐹1 = 𝐹2 = 𝐹3 và 𝑝2 > 𝑝1 > 𝑝3.
-
C.
𝐹1 = 𝐹2 = 𝐹3 và 𝑝1 > 𝑝2 > 𝑝3.
-
D.
𝐹2 > 𝐹1 > 𝐹3 và 𝑝2 > 𝑝1 > 𝑝3.
Đáp án : B
Áp lực của người tác dụng lên mặt sàn có độ lớn bằng trọng lượng của cơ thể người.
\( \Rightarrow {F_1} = {F_2} = {F_3}\)
Áp suất có biểu thức: \(p = \frac{F}{S} = \frac{P}{S}\)
Diện tích tiếp xúc của người với mặt sàn ở các tư thế một, tư thế hai, tư thế ba lần lượt là: \({S_2} < {S_1} < {S_3} \Rightarrow {p_2} > {p_1} > {p_3}\)
Sự so sánh nào sau đây về áp suất của các chất trong bình tác dụng lên đáy bình là đúng
-
A.
\({p_1} = {p_2} = {p_3} = {p_4}\)
-
B.
\({p_4} > {p_1} > {p_2} > {p_3}\)
-
C.
\({p_1} > {p_4} > {p_2} = {p_3}\)
-
D.
\({p_1} > {p_2} > {p_3} > {p_4}\)
Đáp án : C
\({p_1} > {p_4} > {p_2} = {p_3}\) vì
Trong thí nghiệm vẽ ở Hình 34.2, ban đầu cân thăng bằng. Sau đó nhúng đồng thời cả hai vật chìm trong nước ở hai bình khác nhau. Phương án nào sau đây là đúng?
-
A.
Cân nghiêng về bên trái.
-
B.
Cân nghiêng về bên phải.
-
C.
Cân vẫn thăng bằng.
-
D.
Chưa xác định được vì chưa biết độ sâu của nước trong các bình.
Đáp án : B
Ban đầu cân thăng bằng chứng tỏ khối lượng chúng bằng nhau. Trọng lượng của khối sứ và khối sắt bằng nhau.
Do khối lượng riêng của khối sắt lớn hơn khối lượng riêng của khối sứ nên thể tích của sứ lớn hơn thể tích của sắt.
Khi nhúng chìm cả 2 vật vào nước thì khối sứ sẽ chiếm thể tích của nước nhiều hơn.
Lực đẩy Ác – si – mét của nước tác dụng lên khối sứ lớn hơn lực đẩy Ác – si – mét của nước tác dụng lên khối sắt.
Khi đó hợp lực tác dụng lên khối sứ lớn hơn hợp lực tác dụng lên khối sắt. Hai hợp lực này có phương thẳng đứng, chiều hướng lên. Nên khối sứ bị đẩy lên cao hơn, khi đó thanh sẽ nghiêng về bên phải.
- Trắc nghiệm Bài 34. Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng - Vật lí 10 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 33. Biến dạng của vật rắn - Vật lí 10 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 32. Lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm - Vật lí 10 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 31. Động học của chuyển động tròn đều - Vật lí 10 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 29. Định luật bảo toàn động lượng - Vật lí 10 Kết nối tri thức