Trắc nghiệm bài Người ở bến sông Châu - Phân tích Văn 10 Cánh diều
Đề bài
Tác phẩm được viết theo ngôi kể thứ mấy?
-
A.
Ngôi kể thứ nhất.
-
B.
Ngôi kể thứ hai.
-
C.
Ngôi kể thứ ba.
-
D.
Ngôi kể tổng hợp.
Nhân vật chính trong tác phẩm này là ai?
-
A.
Nhân vật dì Mây.
-
B.
Nhân vật cô Thanh.
-
C.
Nhân vật chú San.
-
D.
Nhân vật cô Mai.
Câu chuyện được diễn ra trong khoảng thời gian nào?
-
A.
Khoảng thời gian sau 1975.
-
B.
Khoảng thời gian sau 1968.
-
C.
Khoảng thời gian sau 1986
-
D.
Khoảng thời gian sau 1980.
Hoàn cảnh gặp gỡ của hai nhân vật dì Mây và chú San là gì?
-
A.
Ngày dì Mây về làng cũng là ngày chú San đi lính.
-
B.
Ngày dì Mây về làng cũng là ngày chú San đi lấy vợ.
-
C.
Hai người gặp nhau khi chú San đã có con.
-
D.
Hai người gặp nhau khi chú San biết mình mắc bệnh nan y.
Cuộc đối thoại của dì Mây và chú San diễn ra như thế nào?
-
A.
Lời thoại của Chú San luôn nhận lỗi về phía mình, cầu xin dì có một cuộc nói chuyện với chú. Lời thoại của dì Mây là sự từ chối.
-
B.
Lời thoại của dì Mây luôn nhận lỗi về phía mình, cầu xin chú có một cuộc nói chuyện với dì. Lời thoại của chú San là sự từ chối.
-
C.
Hai người đối thoại một cách vui vẻ như hai người bạn.
-
D.
Đáp án khác.
Tác dụng lời bình của người kể chuyện trong văn bản là gì?
-
A.
Có tác dụng dẫn dắt câu chuyện.
-
B.
Giúp người đọc dễ dàng hình dung ra không gian đối thoại giữa hai nhân vật cũng như tâm trạng, hành động của họ trong cuộc đối thoại.
-
C.
Giúp tác giả dễ dàng bộc lộ tâm trạng, suy nghĩ của mình.
-
D.
Cả ba đáp án trên.
Đối với quyết định và sự níu kéo của chú San, dì Mây có thái độ như thế nào?
-
A.
Đồng ý bắt đầu lại vì dì còn yêu chú rất nhiều.
-
B.
Đồng ý bắt đầu với yêu cầu chú giấu chuyện này với cô Thanh.
-
C.
Dì mây kiên quyết từ chối, mặc sự cố gắng níu kéo của chú San.
-
D.
Lưỡng lự, chưa đưa ra câu trả lời.
Qua quyết định với chú San, nhân vật dì Mây hiện lên là người như thế nào?
-
A.
Là một người hiểu chuyện, cảm thông cho số phận của những người phụ nữ.
-
B.
Là người biết quan tâm đến hạnh phúc của người khác.
-
C.
Là người chỉ quan tâm đến hạnh phúc của bản thân mình.
-
D.
A và B đúng.
Tại sao mái tóc của dì Mây có sự thay đổi?
-
A.
Vì dì buồn chuyện tình cảm nên đã cắt nó đi.
-
B.
Dì cắt đi vì tiện cho việc chiến đấu.
-
C.
Dì cần tiền nên đã cắt tóc đi bán.
-
D.
Do dì Mây đi bộ đội, đối mặt với những khó khăn, bom đạn, dịch bênh nơi chiến trường.
Sự thay đổi trong mái tóc của dì Mây mang ý nghĩa gì?
-
A.
Cảm nhận rõ hơn tình cảm sâu đậm của dì dành cho chú San.
-
B.
Người đọc cảm nhận rõ hơn tác hại của chiến tranh gây ra cho con người và sự thiệt thòi cho người con gái.
-
C.
Cảm nhận rõ hơn sự quan trọng của mái tóc đối với người con gái.
-
D.
Đáp án khác.
Tình huống nào đã giúp nhân vật dì Mây bộc lộ phẩm chất và nhân cách?
-
A.
Khi cô Thanh - vợ chú San vượt cạn thiếu tháng, trong tình trạng nguy kịch.
-
B.
Khi mọi người đến nhà thăm dì Mây.
-
C.
Trong cuộc nói chuyện giữa dì Mây và chú San.
-
D.
Đáp án khác.
Số phận của nhân vật thím Ba, thằng Cún gợi suy nghĩ gì về hậu quả của chiến tranh?
-
A.
Cảm nhận về nỗi đau của những sự mất mát sau chiến tranh.
-
B.
Cảm nhận rõ hậu quả cay đắng mà chiến tranh để lại.
-
C.
A và B đúng.
-
D.
A và B sai.
Ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện là gì?
-
A.
Thấy được tấm lòng yêu quê hương da diết.
-
B.
Thấy được tình yêu mặn mà, tình yêu sắc son thủy chung của lòng người.
-
C.
Thấy những hi vọng sâu thẳm bên trong nhân vật.
-
D.
Đáp án khác.
Lời giải và đáp án
Tác phẩm được viết theo ngôi kể thứ mấy?
-
A.
Ngôi kể thứ nhất.
-
B.
Ngôi kể thứ hai.
-
C.
Ngôi kể thứ ba.
-
D.
Ngôi kể tổng hợp.
Đáp án : C
- Đọc văn bản.
- Dựa vào dấu hiệu nhận biết các kiểu ngôi kể.
Tác phẩm được kể theo ngôi kể thứ ba (người kể chuyện giấu mặt, chứng kiến và kể lại toàn bộ câu chuyện)
Nhân vật chính trong tác phẩm này là ai?
-
A.
Nhân vật dì Mây.
-
B.
Nhân vật cô Thanh.
-
C.
Nhân vật chú San.
-
D.
Nhân vật cô Mai.
Đáp án : A
- Đọc và tìm hiểu kĩ tác phẩm
- Xác định nhân vật trung tâm dựa vào nội dung, diễn biến của truyện
Nhân vật chính của tác phẩm là nhân vật dì Mây.
Câu chuyện được diễn ra trong khoảng thời gian nào?
-
A.
Khoảng thời gian sau 1975.
-
B.
Khoảng thời gian sau 1968.
-
C.
Khoảng thời gian sau 1986
-
D.
Khoảng thời gian sau 1980.
Đáp án : C
Đọc và tìm hiểu kĩ tác phẩm.
Tìm hiểu kĩ về thời gian diễn ra câu chuyện.
Câu chuyện được diễn ra trong khoảng thời gian sau 1986, sau cuộc chiến chống Mỹ ở nước ta.
Hoàn cảnh gặp gỡ của hai nhân vật dì Mây và chú San là gì?
-
A.
Ngày dì Mây về làng cũng là ngày chú San đi lính.
-
B.
Ngày dì Mây về làng cũng là ngày chú San đi lấy vợ.
-
C.
Hai người gặp nhau khi chú San đã có con.
-
D.
Hai người gặp nhau khi chú San biết mình mắc bệnh nan y.
Đáp án : B
Đọc kĩ văn bản và chú ý hoàn cảnh gặp lại nhau của hai nhân vật.
Hoàn cảnh gặp gỡ giữa hai người là cuộc gặp gỡ trớ trêu. Bởi ngày dì Mây khoác ba lô về làng cũng là ngày chú San đi lấy vợ.
Cuộc đối thoại của dì Mây và chú San diễn ra như thế nào?
-
A.
Lời thoại của Chú San luôn nhận lỗi về phía mình, cầu xin dì có một cuộc nói chuyện với chú. Lời thoại của dì Mây là sự từ chối.
-
B.
Lời thoại của dì Mây luôn nhận lỗi về phía mình, cầu xin chú có một cuộc nói chuyện với dì. Lời thoại của chú San là sự từ chối.
-
C.
Hai người đối thoại một cách vui vẻ như hai người bạn.
-
D.
Đáp án khác.
Đáp án : A
Đọc kĩ đoạn văn xuất hiện cuộc đối thoại giữa các nhân vật.
Cuộc đối thoại giữa dì Mây và chú San diễn ra. Lời thoại của Chú San luôn nhận lỗi về phía mình, cầu xin dì có một cuộc nói chuyện với chú. Lời thoại của dì Mây là sự từ chối. Cuộc đối thoại diễn ra chóng vánh nhưng người đọc có thể cảm nhận rõ sự đau khổ trong tâm trạng của hai nhân vật.
Tác dụng lời bình của người kể chuyện trong văn bản là gì?
-
A.
Có tác dụng dẫn dắt câu chuyện.
-
B.
Giúp người đọc dễ dàng hình dung ra không gian đối thoại giữa hai nhân vật cũng như tâm trạng, hành động của họ trong cuộc đối thoại.
-
C.
Giúp tác giả dễ dàng bộc lộ tâm trạng, suy nghĩ của mình.
-
D.
Cả ba đáp án trên.
Đáp án : B
Chú ý lời bình luận của người kể chuyện từ đó suy ra tác dụng của lời bình ấy.
Lời bình luận của người kể chuyện giúp người đọc dễ dàng hình dung ra không gian đối thoại giữa hai nhân vật cũng như tâm trạng, hành động của họ trong cuộc đối thoại.
Đối với quyết định và sự níu kéo của chú San, dì Mây có thái độ như thế nào?
-
A.
Đồng ý bắt đầu lại vì dì còn yêu chú rất nhiều.
-
B.
Đồng ý bắt đầu với yêu cầu chú giấu chuyện này với cô Thanh.
-
C.
Dì mây kiên quyết từ chối, mặc sự cố gắng níu kéo của chú San.
-
D.
Lưỡng lự, chưa đưa ra câu trả lời.
Đáp án : C
Đọc kĩ đoạn văn miêu tả quyết định của nhân vật dì Mây.
Dì mây kiên quyết từ chối, mặc sự cố gắng níu kéo của chú San. Thái độ của dì Mây rất cương quyết nhưng vẫn có đôi chút sự hụt hẫng, đau lòng bởi dì vẫn còn yêu chú San rất nhiều.
Qua quyết định với chú San, nhân vật dì Mây hiện lên là người như thế nào?
-
A.
Là một người hiểu chuyện, cảm thông cho số phận của những người phụ nữ.
-
B.
Là người biết quan tâm đến hạnh phúc của người khác.
-
C.
Là người chỉ quan tâm đến hạnh phúc của bản thân mình.
-
D.
A và B đúng.
Đáp án : D
Đọc kĩ đoạn văn miêu tả quyết định của nhân vật dì Mây, từ đó rút ra nhận xét về nhân vật này.
Quyết định của dì Mây là đúng đắn. Từ đó, người đọc cảm nhận được dì là một người hiểu chuyện, cảm thông cho số phận của những người phụ nữ, biết quan tâm đến hạnh phúc của người khác.
Tại sao mái tóc của dì Mây có sự thay đổi?
-
A.
Vì dì buồn chuyện tình cảm nên đã cắt nó đi.
-
B.
Dì cắt đi vì tiện cho việc chiến đấu.
-
C.
Dì cần tiền nên đã cắt tóc đi bán.
-
D.
Do dì Mây đi bộ đội, đối mặt với những khó khăn, bom đạn, dịch bênh nơi chiến trường.
Đáp án : D
- Đọc kĩ đoạn văn miêu tả về mái tóc của dì Mây trước đây và bây giờ.
- Đưa ra sự so sánh, kết hợp cùng hoàn cảnh lúc bấy giờ để tìm ra nguyên nhân.
Nguyên nhân có sự thay đổi trên mái tóc của dì Mây: do dì Mây đi bộ đội, đối mặt với những khó khăn, bom đạn, dịch bênh nơi chiến trường.
Sự thay đổi trong mái tóc của dì Mây mang ý nghĩa gì?
-
A.
Cảm nhận rõ hơn tình cảm sâu đậm của dì dành cho chú San.
-
B.
Người đọc cảm nhận rõ hơn tác hại của chiến tranh gây ra cho con người và sự thiệt thòi cho người con gái.
-
C.
Cảm nhận rõ hơn sự quan trọng của mái tóc đối với người con gái.
-
D.
Đáp án khác.
Đáp án : B
- Đọc kĩ đoạn văn miêu tả về mái tóc của dì Mây trước đây và bây giờ.
- Đưa ra sự so sánh, kết hợp cùng hoàn cảnh lúc bấy giờ để tìm ra ý nghĩa.
Mái tóc của dì Mây trước đây và bây giờ đã có sự khác nhau đến chua xót. Nguyên nhân do dì Mây đi bộ đội, đối mặt với những khó khăn, bom đạn, dịch bênh nơi chiến trường. Từ đó, người đọc càng cảm nhận rõ hơn tác hại của chiến tranh gây ra cho con người và sự thiệt thòi cho người con gái.
Tình huống nào đã giúp nhân vật dì Mây bộc lộ phẩm chất và nhân cách?
-
A.
Khi cô Thanh - vợ chú San vượt cạn thiếu tháng, trong tình trạng nguy kịch.
-
B.
Khi mọi người đến nhà thăm dì Mây.
-
C.
Trong cuộc nói chuyện giữa dì Mây và chú San.
-
D.
Đáp án khác.
Đáp án : A
- Đọc kĩ văn bản
- Chú ý đến tình huống giúp nhân vật cô Mây bộc lộ phẩm chất và nhân cách.
Tình huống giúp nhân vật dì Mây bộc lộ phẩm chất và nhân cách là khi vợ chú San vượt cạn thiếu tháng, đang trong tình trạng nguy kịch.
Số phận của nhân vật thím Ba, thằng Cún gợi suy nghĩ gì về hậu quả của chiến tranh?
-
A.
Cảm nhận về nỗi đau của những sự mất mát sau chiến tranh.
-
B.
Cảm nhận rõ hậu quả cay đắng mà chiến tranh để lại.
-
C.
A và B đúng.
-
D.
A và B sai.
Đáp án : C
- Đọc kĩ đoạn văn nói về nhân vật thím Ba và thằng Cún.
- Chú ý đến nguyên nhân dẫn đến số phận của thím Ba và thằng Cún.
Từ nhân vật của thím Ba, thằng Cún, người đọc cảm nhận rõ hậu quả cay đắng mà chiến tranh để lại. Đó là những sự mất mát đáng tiếc, là những đứa trẻ bơ vơ, không nơi nương tựa vì bố mẹ chúng đã mất vì chiến tranh.
Ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện là gì?
-
A.
Thấy được tấm lòng yêu quê hương da diết.
-
B.
Thấy được tình yêu mặn mà, tình yêu sắc son thủy chung của lòng người.
-
C.
Thấy những hi vọng sâu thẳm bên trong nhân vật.
-
D.
Đáp án khác.
Đáp án : B
Phân tích ý nghĩa của hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện.
Ý nghĩa của hình ảnh dòng sông, con đò, cây câu xuất hiện trong truyện: Đây đều là những biểu tượng gắn liền với quê hương sông nước của nhân vật qua đó cho ta thấy được tình yêu mặn mà, tình yêu sắc son thủy chung của lòng người.
Luyện tập và củng cố kiến thức Tìm hiểu chung về Người ở bến sông Châu Văn 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Phân tích Kiêu binh nổi loạn Văn 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tìm hiểu chung về Kiêu binh nổi loạn Văn 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm bài Gió thanh lay động cành cô trúc - Phân tích Văn 10 Cánh diều
- Trắc nghiệm bài Gió thanh lay động cành cô trúc - Tìm hiểu chung Văn 10 Cánh diều
- Trắc nghiệm bài Bản sắc là hành trang - Phân tích Văn 10 Cánh diều
- Trắc nghiệm bài bản sắc là hành trang - Tìm hiểu chung Văn 10 Cánh diều
- Trắc nghiệm bài Lính đảo hát tình ca trên đảo - Phân tích Văn 10 Cánh diều