Trắc nghiệm Bài 4: Giới thiệu về carbohydrate. Glucose và fructose Hóa 12 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Thủy phân m gam saccharose trong môi trường acid với hiệu suất 90% thu được sản phẩm chứa 10,8 gam glucose. Giá trị của m là

  • A.

    20,5

  • B.

    22,8

  • C.

    18,5

  • D.

    17,1

Câu 2 :

Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về glucose và fructose?

  • A.

    Đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm

  • B.

    Đều tạo được kết tủa đỏ gạch Cu2O khi tác dụng với Cu(OH)2 đun nóng trong môi trường kiềm

  • C.

    Đều làm mất màu nước bromine

  • D.

    Đều xảy ra phản ứng tráng bạc khi tác dụng với thuốc thử Tollens

Câu 3 :

Phản ứng tổng hợp glucose trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng là 2813 kJ cho mỗi mol glucose tạo thành.

Nếu trong một phút, mỗi cm2 lá xanh nhận được khoảng 2,09 J năng lượng mặt trời, nhưng chỉ 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucose. Với một ngày nắng (từ 6h00 – 17h00) diện tích lá xanh là 1 m2, lượng glucose tổng hợp được bao nhiêu?

  • A.

    88,26 gam.     

  • B.

    88,32 gam.     

  • C.

    90,26 gam.     

  • D.

    90,32 gam.

Câu 4 :

Phản ứng tổng hợp glucose trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng từ ánh sáng mặt trời: 

Cứ trong một phút, mỗi cm2 lá xanh nhận được 0,5 cal năng lượng mặt trời, nhưng chỉ có 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucose. Thời gian để một cây có 1000 lá xanh (diện tích mỗi lá 10 cm2) sản sinh được 18 gam glucose là :

  • A.

    2 giờ 14 phút 36 giây.

  • B.

    4 giờ 29 phút 12 giây.

  • C.

    2 giờ 30 phút 15 giây.

  • D.

    5 giờ 00 phút 00 giây.

Câu 5 :

Lên men dung dịch chứa 300 gam glucose thu được 92 gam ethyl alcohol. Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ethyl alcohol là

  • A.

    54%

  • B.

    40%

  • C.

    80%

  • D.

    60%

Câu 6 :

Cho 50ml dung dịch glucose chưa rõ nồng độ tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam kết tủa bạc. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của dung dịch glucose đã dùng là

  • A.

    0,2M

  • B.

    0,1M

  • C.

    0,01M

  • D.

    0,02M

Câu 7 :

Cho 0,9 gam glucose (C6H12O6) tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là:

  • A.

    1,08g

  • B.

    1,62g

  • C.

    0,54g

  • D.

    2,16g

Câu 8 :

Cho các phát biểu sau đây:

a) Dung dịch glucose không màu, có vị ngọt

b) Có thể điều chế ethyl alcohol từ glucose bằng phương pháp lên men

c) Điều chế glucose người ta thường thủy phân hoàn toàn tinh bột hoặc xenlulose với xúc tác acid hoặc enzyme.

d) Trong tự nhiên, glucose có nhiều trong quả chín, đặc biệt có nhiều trong nho chín.

e) Độ ngọt của mật ong chủ yếu do glucose gây ra.

g) Trong dung dịch, glucose tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (dạng \(\alpha ,\beta \))

h) Fructose là chất kết tinh màu trắng, dễ tan trong nước, bị thủy phân trong môi trường kiềm

Trong số các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

  • A.

    3

  • B.

    5

  • C.

    4

  • D.

    2

Câu 9 :

Cho các phát biểu sau:

a) Glucose bị oxi hóa bởi nước bromine thu được gluconic acid

b) Ở dạng mạch hở, fructose có 5 nhóm – OH kề nhau.

c) Glucose tác dụng với CH3/HCl tạo ether

d) Lên men glucose thu được methyl alcohol

e) Có thể phân biệt glucose và fructose bằng thuốc thử Tollens

số phát biểu đúng là:

  • A.

    3

  • B.

    4

  • C.

    5

  • D.

    2

Câu 10 :

Cho dãy chất: CH3CHO, C2H2, C6H12O6, CH3COOH, HCOOCH3. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là:

  • A.

    4

  • B.

    5

  • C.

    3

  • D.

    2

Câu 11 :

Glucose và fructose đều

  • A.

    Có chứa nhóm – CHO trong phân tử

  • B.

    có công thức phân tử C6H10O5

  • C.

    thuộc loại disaccharide

  • D.

    có phản ứng tráng bạc

Câu 12 :

Fructose không có tính chất nào sau đây?

  • A.

    Làm mất màu dung dịch Br2

  • B.

    Bị oxi hóa bởi thuốc thử Tollens và Cu(OH)2 đun nóng

  • C.

    Tính chất của polyalcohol

  • D.

    Lên men

Câu 13 :

Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ trong phân tử glucose có 5 nhóm hydroxyl?

  • A.

    Khử hoàn toàn glucose thành hexane

  • B.

    Cho glucose tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm

  • C.

    Phản ứng với thuốc thử Tollens

  • D.

    Phản ứng với nước bromine.

Câu 14 :

Có các phát biểu sau:

1) Glucose và fructose không tham gia phản ứng thủy phân

2) Có thể phân biệt glucose và fructose bằng nước bromine.

3) Carbohydrate là những hợp chất hữu cơ tạp chức, thường có công thức chung là Cn(H2O)m

4) Chất béo không phải là carbohydrate

Số phát biểu đung là

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Câu 15 :

Khi bị ốm mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là:

  • A.

    Glucose

  • B.

    Saccharose

  • C.

    Fructose

  • D.

    Maltose

Câu 16 :

Glucose là một loại monosaccharide có nhiều trong quả nho chín. Công thức của glucose là

  • A.

    C2H4O2

  • B.

    (C6H10O5)n

  • C.

    C12H22O11

  • D.

    C6H12O6

Câu 17 :

Carbohydrate có thể chia thành mấy loại chính?

  • A.

    4

  • B.

    3

  • C.

    2

  • D.

    1

Câu 18 :

Carbohydrate là chất hữu cơ

  • A.

    đơn chức, thường có công thức chung là Cn(H2O)m

  • B.

    tạp chức, thường có công thức chung là Cm(H2O)m

  • C.

    tạp chức, thường có công thức chung là Cn(H2O)m

  • D.

    đơn chức, thường có công thức chung là Cm(H2O)m

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Thủy phân m gam saccharose trong môi trường acid với hiệu suất 90% thu được sản phẩm chứa 10,8 gam glucose. Giá trị của m là

  • A.

    20,5

  • B.

    22,8

  • C.

    18,5

  • D.

    17,1

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng thủy phân của saccharose.

Lời giải chi tiết :

n C6H12O6 = 10,8 : 180 = 0,06 mol

C12H22O11 + H2O \( \to \) C6H12O6 + C6H12O6

     0,06                         \( \leftarrow \)  0,06

Vì hiệu suất phản ứng là 90% nên n saccharose = 0,06 : 90% = \(\frac{1}{{15}}\)mol

m C12H22O11 = \(\frac{1}{{15}}\).342 = 22,8g

Đáp án B

Câu 2 :

Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về glucose và fructose?

  • A.

    Đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm

  • B.

    Đều tạo được kết tủa đỏ gạch Cu2O khi tác dụng với Cu(OH)2 đun nóng trong môi trường kiềm

  • C.

    Đều làm mất màu nước bromine

  • D.

    Đều xảy ra phản ứng tráng bạc khi tác dụng với thuốc thử Tollens

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của glucose và fructose.

Lời giải chi tiết :

Fructose không làm mất màu dung dịch bromine.

Đáp án C

Câu 3 :

Phản ứng tổng hợp glucose trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng là 2813 kJ cho mỗi mol glucose tạo thành.

Nếu trong một phút, mỗi cm2 lá xanh nhận được khoảng 2,09 J năng lượng mặt trời, nhưng chỉ 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucose. Với một ngày nắng (từ 6h00 – 17h00) diện tích lá xanh là 1 m2, lượng glucose tổng hợp được bao nhiêu?

  • A.

    88,26 gam.     

  • B.

    88,32 gam.     

  • C.

    90,26 gam.     

  • D.

    90,32 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng quang hợp của cây xanh.

Lời giải chi tiết :

Thời gian chiếu sáng trong 1 ngày là: 17 – 6 = 11 giờ = 660 phút.

Năng lượng mặt trời 1 cm2 lá xanh nhân được từ mặt trời trong 1 ngày là: 2,09.660 = 1379,4 (J)

Năng lượng mặt trời 1m2 = 104 cm2 lá xanh nhận được từ mặt trời trong 1 ngày là:

1379,4.104 = 13794000 (J)  = 13794 kJ

Năng lượng sử dụng cho phản ứng tổng hợp glucose là: 13794.10% = 1379,4(kJ)

Số mol glucose tổng hợp được là: 1379,4:2813 = 0,490366 mol

Khối lượng glucose tổng hợp được là: 0,490366.180 = 88,2659

Đáp án A

Câu 4 :

Phản ứng tổng hợp glucose trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng từ ánh sáng mặt trời: 

Cứ trong một phút, mỗi cm2 lá xanh nhận được 0,5 cal năng lượng mặt trời, nhưng chỉ có 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucose. Thời gian để một cây có 1000 lá xanh (diện tích mỗi lá 10 cm2) sản sinh được 18 gam glucose là :

  • A.

    2 giờ 14 phút 36 giây.

  • B.

    4 giờ 29 phút 12 giây.

  • C.

    2 giờ 30 phút 15 giây.

  • D.

    5 giờ 00 phút 00 giây.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng quang hợp của cây xanh.

Lời giải chi tiết :

n glucose = 18 : 180 = 0,1 mol

Năng lượng thu được là: 0,1.673 = 67,3 kcal.

Diện tích lá = 1000.10=104cm2

=> Năng lượng cây nhận được là: E = S lá. E phút . t.10%

=> 67,3 = 104.0,5.10-3.10%.t (kcal)

=> t = 134,6 phút = 2 giờ 14 phút 36 giây.

Đáp án A

Câu 5 :

Lên men dung dịch chứa 300 gam glucose thu được 92 gam ethyl alcohol. Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ethyl alcohol là

  • A.

    54%

  • B.

    40%

  • C.

    80%

  • D.

    60%

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng lên men của glucose.

Lời giải chi tiết :

n C2H5OH = \(\frac{{92}}{{46}} = 2mol\); n C6H12O6 = \(\frac{{300}}{{180}} = \frac{5}{3}mol\)

Theo phương trình phản ứng: n C2H5OH = 2. n C6H12O6 =>  n C6H12O6 = 1 mol.

Hiệu suất tính theo số  n C6H12O6 

H% =\(\frac{1}{{\frac{5}{3}}}.100\%  = 60\% \)

Đáp án D

Câu 6 :

Cho 50ml dung dịch glucose chưa rõ nồng độ tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam kết tủa bạc. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của dung dịch glucose đã dùng là

  • A.

    0,2M

  • B.

    0,1M

  • C.

    0,01M

  • D.

    0,02M

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa của glucose.

Lời giải chi tiết :

n Ag = \(\frac{{2,16}}{{108}} = 0,02mol\)

1 mol glucose tạo ra 2 mol Ag \( \to \) n glucose = 0,02 : 2 = 0,01 mol.

CM Glucose = \(\frac{{0,01}}{{{{50.10}^{ - 3}}}} = 0,2M\)

Đáp án A

Câu 7 :

Cho 0,9 gam glucose (C6H12O6) tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là:

  • A.

    1,08g

  • B.

    1,62g

  • C.

    0,54g

  • D.

    2,16g

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của glucose.

Lời giải chi tiết :

n C6H12O6 = \(\frac{{0,9}}{{180}} = 0,005mol\)

1 mol glucose tạo ra 2 mol Ag \( \to \)n Ag = 0,005.2 = 0,01 mol

m Ag = 0,01 . 108 = 1,08g

Đáp án A

Câu 8 :

Cho các phát biểu sau đây:

a) Dung dịch glucose không màu, có vị ngọt

b) Có thể điều chế ethyl alcohol từ glucose bằng phương pháp lên men

c) Điều chế glucose người ta thường thủy phân hoàn toàn tinh bột hoặc xenlulose với xúc tác acid hoặc enzyme.

d) Trong tự nhiên, glucose có nhiều trong quả chín, đặc biệt có nhiều trong nho chín.

e) Độ ngọt của mật ong chủ yếu do glucose gây ra.

g) Trong dung dịch, glucose tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (dạng \(\alpha ,\beta \))

h) Fructose là chất kết tinh màu trắng, dễ tan trong nước, bị thủy phân trong môi trường kiềm

Trong số các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

  • A.

    3

  • B.

    5

  • C.

    4

  • D.

    2

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của glucose và fructose.

Lời giải chi tiết :

a) đúng

b) đúng

c) đúng

d) đúng

e) sai, do fructose gây ra

g) đúng

h) sai, không bị thủy phân.

Đáp án B

Câu 9 :

Cho các phát biểu sau:

a) Glucose bị oxi hóa bởi nước bromine thu được gluconic acid

b) Ở dạng mạch hở, fructose có 5 nhóm – OH kề nhau.

c) Glucose tác dụng với CH3/HCl tạo ether

d) Lên men glucose thu được methyl alcohol

e) Có thể phân biệt glucose và fructose bằng thuốc thử Tollens

số phát biểu đúng là:

  • A.

    3

  • B.

    4

  • C.

    5

  • D.

    2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của glucose.

Lời giải chi tiết :

a) Đúng

b) Sai, Ở dạng mạch hở, fructose là một ketose, có 4 nhóm –OH kề nhau, không phải 5.

c) đúng

d) Sai, lên men glucose tạo thành ethylic alcohol.

e) sai, vì glucose và fructose đều phản ứng với thuốc thử Tollens.

Đáp án D

Câu 10 :

Cho dãy chất: CH3CHO, C2H2, C6H12O6, CH3COOH, HCOOCH3. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là:

  • A.

    4

  • B.

    5

  • C.

    3

  • D.

    2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Các chất có nhóm chức – CHO tham gia phản ứng tráng bạc.

Lời giải chi tiết :

CH3CHO, C6H12O6, HCOOCH3 có phản ứng tráng bạc

Đáp án C

Câu 11 :

Glucose và fructose đều

  • A.

    Có chứa nhóm – CHO trong phân tử

  • B.

    có công thức phân tử C6H10O5

  • C.

    thuộc loại disaccharide

  • D.

    có phản ứng tráng bạc

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của glucose và fructose.

Lời giải chi tiết :

Cả glucose và fructose đều có phản ứng tráng bạc trong môi trường kiềm.

Đáp án D

Câu 12 :

Fructose không có tính chất nào sau đây?

  • A.

    Làm mất màu dung dịch Br2

  • B.

    Bị oxi hóa bởi thuốc thử Tollens và Cu(OH)2 đun nóng

  • C.

    Tính chất của polyalcohol

  • D.

    Lên men

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của fructose.

Lời giải chi tiết :

Fructose không làm mất màu dung dịch Br2 vì không có nhóm chức – CHO.

Đáp án A

Câu 13 :

Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ trong phân tử glucose có 5 nhóm hydroxyl?

  • A.

    Khử hoàn toàn glucose thành hexane

  • B.

    Cho glucose tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm

  • C.

    Phản ứng với thuốc thử Tollens

  • D.

    Phản ứng với nước bromine.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của glucose

Lời giải chi tiết :

Để chứng tỏ phân tử glucose có 5 nhóm hydroxyl cho glucose tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.

Đáp án B

Câu 14 :

Có các phát biểu sau:

1) Glucose và fructose không tham gia phản ứng thủy phân

2) Có thể phân biệt glucose và fructose bằng nước bromine.

3) Carbohydrate là những hợp chất hữu cơ tạp chức, thường có công thức chung là Cn(H2O)m

4) Chất béo không phải là carbohydrate

Số phát biểu đung là

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của glucose và fructose

Lời giải chi tiết :

1) Đúng

2) Đúng

3) Đúng

4) Đúng

Đáp án D

Câu 15 :

Khi bị ốm mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là:

  • A.

    Glucose

  • B.

    Saccharose

  • C.

    Fructose

  • D.

    Maltose

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào ứng dụng của glucose.

Lời giải chi tiết :

Chất trong dịch truyền là glucose.

Đáp án A

Câu 16 :

Glucose là một loại monosaccharide có nhiều trong quả nho chín. Công thức của glucose là

  • A.

    C2H4O2

  • B.

    (C6H10O5)n

  • C.

    C12H22O11

  • D.

    C6H12O6

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm của glucose.

Lời giải chi tiết :

Glucose có công thức C6H12O6.

Đáp án D

Câu 17 :

Carbohydrate có thể chia thành mấy loại chính?

  • A.

    4

  • B.

    3

  • C.

    2

  • D.

    1

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào phân loại carbohydrate

Lời giải chi tiết :

Carbohydrate chia thành 3 loại: monosaccharide; disaccharide và polysaccharide.

Đáp án B

Câu 18 :

Carbohydrate là chất hữu cơ

  • A.

    đơn chức, thường có công thức chung là Cn(H2O)m

  • B.

    tạp chức, thường có công thức chung là Cm(H2O)m

  • C.

    tạp chức, thường có công thức chung là Cn(H2O)m

  • D.

    đơn chức, thường có công thức chung là Cm(H2O)m

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm của carbohydrate.

Lời giải chi tiết :

Carbohydrate là chất hữu cơ tạp chức, thường có công thức chung là Cn(H2O)m

Đáp án C.