Tôi đi học (Thanh Tịnh) 8>
Tôi đi học (Thanh Tịnh) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8
Tác giả
1. Tiểu sử
- Thanh Tịnh (1911 – 1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế.
- Từ năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ.
2. Sự nghiệp văn học
a. Tác phẩm chính
- Tác phẩm chính: Hận chiến trường (tập thơ, 1937), Quê mẹ (tập truyện ngắn, 1941), Ngậm ngải tìm trầm (tập truyện ngắn, 1943)…
b. Phong cách nghệ thuật
- Sáng tác của ông đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, êm dịu, trong trẻo.
c. Giải thưởng
- Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.
Sơ đồ tư duy tác giả Thanh Tịnh:
Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
- In trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941, thuộc thể loại hồi ký: ghi lại những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ trong buổi tựu trường.
b. Bố cục: 3 phần
- Phần 1 (từ đầu… “trên ngọn núi”): Tâm trạng nao nức về kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên.
- Phần 2 (tiếp… “tôi cũng lấy làm lạ”): Khung cảnh sân trường làng Mĩ Lí ngày khai trường.
- Phần 3 (phần còn lại) Cảm xúc nhân vật "tôi" khi vào lớp.
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Tái hiện tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ, kỉ niệm trong sáng tuổi học trò của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên.
b. Giá trị nghệ thuật
- Tình huống truyện độc đáo: ngày đầu tiên đi học.
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương thức: tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Truyện cấu tạo theo dòng hồi tưởng: từ hiện tại nhớ về quá khứ.
- Hình ảnh được miêu tả đặc sắc, giàu sức gợi hình, gợi cảm.
- Giọng điệu trữ tình, trong sáng.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi.
Sơ đồ tư duy văn bản Tôi đi học:
- Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) 8
- Người mẹ vườn cau (Nguyễn Ngọc Tư)
- Nắng mới (Lưu Trọng Lư)
- Nếu mai em về Chiêm Hóa (Mai Liễu)
- Đường về quê mẹ (Đoàn Văn Cừ)
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Văn hay
- Cuốn sách "Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ" (Theo Phúc Yên)
- Bộ phim "Người cha và con gái" (Theo vtc.vn)
- "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" - tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi (Theo sachhaynendoc.net)
- Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ "Nắng mới" của Lưu Trọng Lư) (Lê Quang Hưng)
- Văn hay
- Cuốn sách "Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ" (Theo Phúc Yên)
- Bộ phim "Người cha và con gái" (Theo vtc.vn)
- "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" - tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi (Theo sachhaynendoc.net)
- Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ "Nắng mới" của Lưu Trọng Lư) (Lê Quang Hưng)