Đề đền Sầm Nghi Đống (Hồ Xuân Hương) 8>
Đề đền Sầm Nghi Đống (Hồ Xuân Hương) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8
Tác giả
1. Tiểu sử
- Hồ Xuân Hương (không rõ năm sinh, năm mất), sống vào khoảng cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX, có tài liệu ghi quê bà ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Cuộc đời Hồ Xuân Hương lận đận, nhiều nỗi éo le ngang trái: hai lần lấy chồng nhưng đề làm lẽ, để đến cuối cùng vẫn sống một mình, cô độc.
- Hồ Xuân Hương xinh đẹp, thông minh đi nhiều nơi, giao thiệp với rộng (quen biết nhiều người nổi tiếng như Nguyễn Du).
- Con người bà phóng túng, tài hoa, có cá tính mạnh mẽ, sắc sảo.
2. Sự nghiệp
a. Tác phẩm chính
- Sáng tác của Hồ Xuân Hương gồm cả chữ Nôm và chữ Hán.
- Theo giới nghiên cứu hiện có khoảng trên dưới 40 bài thơ tương truyền là của Hồ Xuân Hương.
- Nữ sĩ còn có tập thơ Lưu hương ký (phát hiện năm 1964) gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ nôm.
b. Phong cách nghệ thuật
- Trong lịch sử văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương là hiện tượng rất độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.
- Nổi bật trong sáng tác thơ của Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ
→ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa Thơ Nôm”.
3. Vị trí và tầm ảnh hưởng của tác giả
- Nét phóng túng và tiềm ẩn trong thơ của Hồ Xuân Hương luôn gây nguồn cảm hứng vô tận cho hậu thế.
Sơ đồ tư duy tác giả Hồ Xuân Hương:
Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
In trong Hồ Xuân Hương – Thơ và Đời (in lần thứ 6), NXB Văn học, 2005
b. Bố cục: 2 phần
- Phần 1 (2 câu đầu): Thái độ của tác giả với ngôi đền quan Thái thú
- Phần 2 (2 câu cuối): Khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng của tác giả
c. Thể loại: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
d. Phương thức biểu đạt: biểu cảm
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Bài thơ là một khát vọng được bình đẳng, khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang của một người phụ nữ. Thái độ "bất kính” của bà là một thách thức đối với ý thức trọng nam khinh nữ, thách thức với các "sự nghiệp anh hùng" của nam nhi, thách thức đối với thần linh. Bài thơ thể hiện mạnh mẽ nhu cầu giải phóng cá tính của con người, bất chấp các ước lệ ràng buộc của xã hội phong kiến.
b. Giá trị nghệ thuật
Cách sử dụng từ thuần Việt, sắc sảo, sinh động, có sức gợi tả sâu sắc, kết cấu chặt chẽ, đầy kịch tính, gây nhiều hứng thú cho người đọc.
Sơ đồ tư duy văn bản Đề đền Sầm Nghi Đống:
- Hiểu rõ bản thân (Thô-mát Am-xơ-trong)
- Tự trào I (Trần Tế Xương)
- Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến) 8
- Bến nhà Rồng năm ấy... (Sơn Tùng)
- Đại Nam quốc sử diễn ca (Lê Ngô Cát - Phạm Đình Toái)
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Văn hay
- Cuốn sách "Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ" (Theo Phúc Yên)
- Bộ phim "Người cha và con gái" (Theo vtc.vn)
- "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" - tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi (Theo sachhaynendoc.net)
- Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ "Nắng mới" của Lưu Trọng Lư) (Lê Quang Hưng)
- Văn hay
- Cuốn sách "Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ" (Theo Phúc Yên)
- Bộ phim "Người cha và con gái" (Theo vtc.vn)
- "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" - tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi (Theo sachhaynendoc.net)
- Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ "Nắng mới" của Lưu Trọng Lư) (Lê Quang Hưng)