Toán lớp 4 trang 24 - Bài 62: So sánh hai phân số khác mẫu số - SGK Cánh diều>
Quy đồng mẫu số rồi so sánh hai phân số:
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Câu 1
Video hướng dẫn giải
Quy đồng mẫu số rồi so sánh hai phân số:
a) $\frac{3}{4}$và $\frac{5}{{16}}$
b) $\frac{1}{3}$và $\frac{2}{9}$
c) $\frac{7}{{18}}$và $\frac{5}{6}$
Phương pháp giải:
Bước 1: Quy đồng mẫu số hai phân số
Bước 2: So sánh hai phân số có cùng mẫu số đó
Bước 3: Rút ra kết luận
Lời giải chi tiết:
a) $\frac{3}{4} = \frac{{3 \times 4}}{{4 \times 4}} = \frac{{12}}{{16}}$ ; Giữ nguyên phân số $\frac{5}{{16}}$
Ta có: $\frac{{12}}{{16}}$ > $\frac{5}{{16}}$ nên $\frac{3}{4}$ > $\frac{5}{{16}}$
b) $\frac{1}{3} = \frac{{1 \times 3}}{{3 \times 3}} = \frac{3}{9}$; Giữ nguyên phân số
Ta có $\frac{3}{9}$ > $\frac{2}{9}$ hay $\frac{1}{3}$> $\frac{2}{9}$
c) $\frac{5}{6} = \frac{{5 \times 3}}{{6 \times 3}} = \frac{{15}}{{18}}$ ; Giữ nguyên phân số $\frac{7}{{18}}$
Ta có $\frac{7}{{18}}$<$\frac{{15}}{{18}}$ hay $\frac{7}{{18}}$ < $\frac{5}{6}$
Câu 2
Video hướng dẫn giải
Rút gọn rồi so sánh hai phân số:
a) $\frac{6}{{14}}$ và $\frac{4}{7}$
b) $\frac{3}{5}$và $\frac{6}{{15}}$
c) $\frac{{10}}{{18}}$ và $\frac{2}{9}$
Phương pháp giải:
- Rút gọn các phân số đã cho thành phân số tối giản
- Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số đó, rồi so sánh các tử số của hai phân số mới.
Lời giải chi tiết:
a) $\frac{6}{{14}}$= $\frac{{6:2}}{{14:2}} = \frac{3}{7}$
Vì $\frac{3}{7}$ < $\frac{4}{7}$ nên $\frac{6}{{14}} < \frac{4}{7}$
b) $\frac{6}{{15}}$= $\frac{{6:3}}{{15:3}} = \frac{2}{5}$
Vì $\frac{3}{5}$ > $\frac{2}{5}$ nên $\frac{3}{5}$>$\frac{6}{{15}}$
c) $\frac{{10}}{{18}}$= $\frac{{10:2}}{{18:2}} = \frac{5}{9}$
Vì $\frac{5}{9}$ > $\frac{2}{9}$ nên $\frac{{10}}{{18}}$ > $\frac{2}{9}$
Câu 3
Video hướng dẫn giải
Viết các phân số sau theo thứ tự từ lớn đến bé:
a) $\frac{2}{3};\frac{{16}}{{21}}$ và $\frac{3}{7}$
b) $\frac{2}{9};\frac{4}{{27}}$ và $\frac{1}{3}$
c) $\frac{{11}}{{28}};\frac{3}{4}$ và $\frac{2}{7}$
Phương pháp giải:
Muốn so sánh các phân số khác mẫu số, ta có thể quy đồng mẫu số các phân số đó, rồi so sánh các tử số của phân số mới.
Lời giải chi tiết:
a) $\frac{2}{3} = \frac{{2 \times 7}}{{3 \times 7}} = \frac{{14}}{{21}}$ ; Giữ nguyên phân số $\frac{{16}}{{21}}$
$\frac{3}{7} = \frac{{3 \times 3}}{{7 \times 3}} = \frac{9}{{21}}$
Vì $\frac{{16}}{{21}} > \frac{{14}}{{21}} > \frac{9}{{21}}$ nên các phân số đã cho xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là: $\frac{{16}}{{21}}$; $\frac{2}{3}$ ; $\frac{3}{7}$
b) $\frac{2}{9} = \frac{{2 \times 3}}{{9 \times 3}} = \frac{6}{{27}}$, Giữ nguyên phân số $\frac{4}{{27}}$
$\frac{1}{3} = \frac{{1 \times 9}}{{3 \times 9}} = \frac{9}{{27}}$
Vì $\frac{9}{{27}} > \frac{6}{{27}} > \frac{4}{{27}}$ nên các phân số xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là $\frac{1}{3}$ ; $\frac{2}{9}$ ; $\frac{4}{{27}}$
c) Giữ nguyên phân số $\frac{{11}}{{28}}$
$\frac{3}{4} = \frac{{3 \times 7}}{{4 \times 7}} = \frac{{21}}{{28}}$ ; $\frac{2}{7} = \frac{{2 \times 4}}{{7 \times 4}} = \frac{8}{{28}}$
Vì $\frac{{21}}{{28}} > \frac{{11}}{{28}} > \frac{8}{{28}}$ nên các phân số đã cho xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là $\frac{3}{4}$ ; $\frac{{11}}{{28}}$ ; $\frac{2}{7}$
Câu 4
Video hướng dẫn giải
Người ta cưa lấy $\frac{3}{4}$thanh gỗ thứ nhất và cưa lấy $\frac{5}{8}$ thanh gỗ thứ hai. Hỏi thanh gỗ nào được lấy nhiều hơn? Biết lúc đầu hai thanh gỗ như nhau.
Phương pháp giải:
Quy đồng mẫu số hai phân số $\frac{3}{4}$ và $\frac{5}{8}$ rồi so sánh hai phân số sau khi quy đồng.
Lời giải chi tiết:
Ta có: $\frac{3}{4}$ = $\frac{6}{8}$
Vì $\frac{6}{8} > \frac{5}{8}$ nên $\frac{3}{4}$ > $\frac{5}{8}$
Vậy thanh gỗ thứ nhất được lấy nhiều hơn thanh gỗ thứ hai.
Câu 5
Video hướng dẫn giải
Sau khi ăn, mỗi bạn đều còn lại $\frac{1}{4}$ chiếc bánh như hình dưới đây. Theo em, phần bánh hai bạn còn lại có bằng nhau không? Tại sao?
Phương pháp giải:
Quan sát hình và so sánh
Lời giải chi tiết:
Quan sát hình ta thấy, bánh của bạn nữ có dạng hình tròn, bánh của bạn nam có dạng hình chữ nhật.
Vậy phần bánh hai bạn còn lại không bằng nhau.
- Toán lớp 4 trang 26 - Bài 63: Luyện tập - SGK Cánh diều
- Toán lớp 4 trang 28 - Bài 64: Luyện tập chung - SGK Cánh diều
- Toán lớp 4 trang 30 - Bài 65: Hình bình hành - SGK Cánh diều
- Toán lớp 4 trang 32 - Bài 66: Hình thoi - SGK Cánh diều
- Toán lớp 4 trang 34 - Bài 67: Mét vuông - SGK Cánh diều
>> Xem thêm