Thơ song thất lục bát là thể thơ gồm cặp song thất (bảy tiếng) và cặp lục bát (sáu – tám tiếng) luân phiên kế tiếp nhau trong toàn bài.
Tiếng cuối của dòng thất đầu tiên hiệp vần với tiếng thứ năm của dòng thất tiếp theo (vần trắc). Tiếng cuối của dòng thất tiếp theo hiệp vần với tiếng cuối của dòng lục (vần bằng). Tiếng cuối của dòng lục hiệp vần với tiếng thứ sáu của dòng bát (vần bằng). Tiếng cuối của dòng bát hiệp vần với tiếng thứ năm của dòng thất kế đó (vần bằng) và cứ thế tiếp tục.
Nhịp: Hai dòng thất được ngắt nhịp lẻ, thường là 3/4; dòng lục và dòng bát ngắt nhịp linh hoạt hơn (dòng lục thường ngắt nhịp 2/2/2, dòng bát thường ngắt nhịp 2/2/2/2).
Ví dụ cách gieo vần, ngắt nhịp trong đoạn thơ sau:
(Chinh phụ ngâm, nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn, bản diễn Nôm: Phan Huy Ích)
Về thanh điệu, thanh bằng (B) - trắc (T) của các tiếng ở một số vị trí trong câu thơ là cố định, cụ thể như sau:
- Chinh phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm)
- Ai tư vãn (Lê Ngọc Hân)
- Văn tế thập loại chúng sinh (Nguyễn Du)
- Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều)
- Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)
- Hải Ngoại huyết thư (Phan Bội Châu)
….