Soạn mĩ thuật lớp 6 Bài 24 : Thường thức mĩ thuật: Giới thiệu mợt số tranh dân gian Việt Nam>
Giải bài tập mĩ thuật lớp 6 trang 139 Bài 24 : Thường thức mĩ thuật: Giới thiệu mợt số tranh dân gian Việt Nam
Câu 1
Dòng tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống giống nhau và khác nhau ở những điểm nào ?
Lời giải chi tiết:
- Giống : dòng tranh Tết và tranh thờ in trên giấy Dó
- Khác
Tranh |
Đông Hồ |
Hàng Trống |
Xuất xứ |
Làng Đông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. |
Phố Hàng Trống ( Hoàng Kiếm – Hà Nội ) |
In |
Nhiều khuôn in, mỗi màu là một bản in. nét đen in sau cùng. |
Chỉ một bản in khắc nét đen và trực tiếp tô màu. |
Đường nét |
To, đơn giản, chắc khỏe, dứt khoác |
Nhỏ, mảnh mai, trau chuốt, tinh tế |
Màu sắc |
Lấy từ tự nhiên, ít màu |
Nhiều màu, màu phẩm nhuộm nguyên chất |
Câu 2
Em hãy nói về nội dung và hình thức của các bức tranh được giới thiệu trong này .
Lời giải chi tiết:
- Gà “ Đại Cát” ( tranh Đông Hồ ):
+ Chủ đề : Chúc tụng
+ Nội dung : Chúc mọi người, mọi nhà đón xuân nhiều điều tốt lành và nhiều tài lộc. Gà trống đứng oai vệ, hùng dũng tượng trưng cho sự thinh vượng và 5 đức tinh tốt mà người con trai cần có : văn – võ- dũng- nhân- tín.
+ Bố cục chắc nhờ vào phần chữ được thêm vào.
- Chợ Quê ( tranh Hàng Trống )
+ Chủ đề : Sinh hoạt
+ Nội dung : Diễn tả buổi họp chợ vùng nông thôn gần gũi quen thuộc với một dãy quán chợ đủ các ngành nghề, những người ở tầng lớp khác nhau tập trung như 1 xã hội thu nhỏ.
+ Bố cục : Ngang, màu sắc rực rỡ.
- Đám cưới Chuột ( tranh Đông Hồ )
+ Chủ đề : Phê phán
+ Nội dung : Đám cưới chuột mặc áo mão trạng nguyên đi rước dâu, muốn được yên bình, vui vẻ thì phải dâng lẽ vật cho mèo. Phê phán xã hội phong kiến tham nhũng, ức hiếp dân chúng của tầng lớp thống trị.
+ Bố cục: Hàng ngang, dàn đều
- Phật Bà Quan Âm ( tranh Hàng Trống )
+ Chủ đề: Tranh thờ.
+ Nội dung: Phật Bà ngự trên tòa sen, tỏa hào quang rực rỡ, khuôn mặt hiền từ, phúc hậu. Đứng chầu hai bên là Kim Đồng và Ngọc Nữ.
+ Bố cục : Cân đối theo nguyên tắc nhà Phật.
Loigiaihay.com
- Soạn mĩ thuật lớp 6 Bài 25 : Vẽ tranh – Đề tài mẹ của em
- Soạn mĩ thuật lớp 6 Bài 26 : Vẽ theo mẫu – Kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm .
- Soạn mĩ thuật lớp 6 Bài 27: Vẽ theo mẫu – Mẫu có hai đồ vật
- Soạn mĩ thuật lớp 6 Bài 28: Vẽ theo mẫu – Mẫu có hai đồ vật
- Soạn mĩ thuật lớp 6 Bài 29: TTMT -Sơ lược về mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Soạn âm nhạc lớp 6 Tiết 31: Ôn tập bài hát Hô – la – hê, Hô – la – hô; TĐN số 10 & Âm nhạc thưởng thức: Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát và bài hát Lúa thu
- Soạn âm nhạc lớp 6 Tiết 30: Ôn tập bài hát Hô – la – hê, Hô – la – hô & TĐN số 10
- Soạn âm nhạc lớp 6 Tiết 29: Học hát bài Hô – la – hê, Hô – la – hô & Bài đọc thêm: Trống đồng thời đại Hùng Vương
- Soạn âm nhac lớp 6 Tiết 28: TĐN số 9 & Âm nhạc thưởng thức: Nhạc sĩ Văn Chung và bài hát Lượn tròn, lượn khéo
- Soạn âm nhạc lớp 6 Tiết 27: Ôn tập bài hát Tia nắng, hạt mưa; TĐN số 8 & Nhạc lí: Những kí hiệu thường gặp trong bản nhạc
- Soạn âm nhạc lớp 6 Tiết 31: Ôn tập bài hát Hô – la – hê, Hô – la – hô; TĐN số 10 & Âm nhạc thưởng thức: Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát và bài hát Lúa thu
- Soạn âm nhạc lớp 6 Tiết 30: Ôn tập bài hát Hô – la – hê, Hô – la – hô & TĐN số 10
- Soạn âm nhạc lớp 6 Tiết 29: Học hát bài Hô – la – hê, Hô – la – hô & Bài đọc thêm: Trống đồng thời đại Hùng Vương
- Soạn âm nhac lớp 6 Tiết 28: TĐN số 9 & Âm nhạc thưởng thức: Nhạc sĩ Văn Chung và bài hát Lượn tròn, lượn khéo
- Soạn âm nhạc lớp 6 Tiết 27: Ôn tập bài hát Tia nắng, hạt mưa; TĐN số 8 & Nhạc lí: Những kí hiệu thường gặp trong bản nhạc