Soạn bài Nói và nghe Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều - siêu ngắn>
Giới thiệu, đánh giá nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học mà em đã học hoặc đã đọc.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Định hướng
- Hiểu rõ thế nào là giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học.
- Xây dựng đề cương bài nói rõ ràng, mạch lạc.
- Lựa chọn tác phẩm văn học (thơ, truyện, kịch, kí) mà bản thân yêu thích, tâm đắc để phân tích, đánh giá.
Thực hành
Giới thiệu, đánh giá nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học mà em đã học hoặc đã đọc.
Phương pháp giải:
- Xác định đối tượng.
- Xác định mục đích nói.
- Xác định đối tượng người nghe.
- Xác định không gian và thời gian nói.
- Tìm ý và lập dàn bài cho bài nói.
Lời giải chi tiết:
Bài nói chi tiết
Chào thầy/ cô và các bạn. Mình là A, hôm nay mình sẽ thuyết trình về vấn đề giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân. Cả lớp mình cùng lắng nghe nhé!
Tử tù Huấn Cao là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình. Trước khi chịu án chém, ông bị đưa đến giam tại một nhà tù. Biết trong danh sách có ông Huấn Cao, người nổi tiếng viết chữ đẹp, viên quản ngục đã cho người quét dọn phòng giam nơi Huấn Cao và những người tử tù sẽ ở. Trong những ngày Huấn Cao ở tù, viên quản ngục đã biệt đãi ông và những người đồng chí của ông. Sở nguyện của viên quản ngục là xin được chữ viết của Huấn Cao. Lúc đầu, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt, nhưng khi hiểu được tấm lòng viên quản ngục, ông quyết định cho chữ vào cái đêm trước khi bị xử chém. Trong đêm đó, ông Huấn Cao tay viết như rồng bay phượng múa trên tấm lụa bạch còn viên quán ngục và thầy thơ lại thì khúm núm đứng bên cạnh. Sau khi cho chữ, Huấn Cao khuyên viên quản ngục về quê để giữ cho "thiên lương" trong sáng. Viên quản ngục nghe lời khuyên của ông một cách kính cẩn "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".
Chữ người tử tù là truyện ngắn đặc sắc kết tinh được tài năng và tầm vóc tư tưởng của nhà văn của Nguyễn Tuân. Thành công của tác phẩm không chỉ ở việc nhà văn đã xây dựng thành công tình huống truyện độc đáo mà còn bởi những nét đặc sắc về nội dung cũng như nghệ thuật.
Đầu tiên là nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo. Huấn Cao - một tử tù và viên quản ngục tình cờ gặp nhau và trở thành tri âm tri kỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt: nhà lao nơi quản ngục làm việc. Tình huống độc đáo này đã làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục đồng thời thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm: ca ngợi cái đẹp, cái thiện có thể chiến thắng cái xấu cái ác ngay ở nơi bóng tối bao trùm, nơi cái ác ngự trị.
Có thể nói, trong truyện ngắn này, nhà văn Nguyễn Tuân đã rất sáng tạo, không kém phần kì công khi xây dựng thành công khung cảnh cho chữ. Đó là cảnh xưa nay chưa từng thấy, cảnh cho chữ diễn ra trong chính ngục thất, nơi Huấn Cao bị giam giữ nhưng được miêu tả hết sức thiêng liêng, cổ kính làm cho cảnh cho chữ tạo ấn tượng sâu sắc hơn cả. Đoạn văn miêu tả cảnh cho chữ đã thể hiện được tài năng bậc thầy của Nguyễn Tuân không chỉ trong việc xây dựng tình huống mà còn ở việc lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ điêu luyện, bút pháp đối lập trong tạo dựng cảnh. Thủ pháp đối lập cùng ngôn ngữ tinh tế đã làm cho cảnh cho chữ hiện lên đầy đủ với vẻ đẹp trang trọng, uy nghi, rực rỡ.
Cuối cùng là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Chữ người tử tù xoay quanh hai nhân vật chính là Huấn Cao và viên quản ngục, tuy không miêu tả quá nhiều nhưng nhà văn lại chọn lọc được những khoảnh khắc đắt giá, khi nhân vật bộc lộ được những phẩm chất, vẻ đẹp đặc biệt. Huấn Cao được miêu tả với những nét tính cách ấn tượng, đó là người anh hùng ngang tàng, kiêu bạc có tài năng hơn người nhưng cũng là người nghệ sĩ có tâm trong sáng. Viên quản ngục là đại diện của triều đình phong kiến nhưng ở ông lại có biệt nhỡn liên tài, có thiên lương trong sáng, đáng quý có thể lay động lòng người.
Qua Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân không chỉ tái hiện một câu chuyện đặc sắc mà còn thể hiện được thái độ trân trọng đối với người tài, cái tài, đồng thời thể hiện quan niệm và tư duy nghệ thuật đầy sâu sắc: cái tài phải gắn liền với cái tâm, cái đẹp phải đi đôi với cái thiện và thiên lương cao quý.
Bài nói của mình đến đây là kết thúc. Cảm ơn thầy/ cô và các bạn đã chú ý lắng nghe và mình rất mong sẽ nhận được lời góp ý, nhận xét của cả lớp để bài nói được hoàn thiện hơn.
- Soạn bài Tự đánh giá trang 111 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều - siêu ngắn
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều - siêu ngắn
- Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 105 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều - siêu ngắn
- Soạn bài Đừng gây tổn thương SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều - siêu ngắn
- Soạn bài Gió thanh lay động cành cô trúc SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều - siêu ngắn
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Soạn bài Đi trong hương tràm SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều - siêu ngắn
- Soạn bài Thần Trụ Trời SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều - siêu ngắn
- Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì II - Ôn tập HK2 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều - siêu ngắn
- Soạn bài Nội dung ôn tập - Ôn tập HK2 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều - siêu ngắn
- Soạn bài Tự đánh giá trang 28 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều - siêu ngắn
- Soạn bài Đi trong hương tràm SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều - siêu ngắn
- Soạn bài Thần Trụ Trời SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều - siêu ngắn
- Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì II - Ôn tập HK2 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều - siêu ngắn
- Soạn bài Nội dung ôn tập - Ôn tập HK2 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều - siêu ngắn
- Soạn bài Tự đánh giá trang 28 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều - siêu ngắn