Soạn bài Lễ hội Đền Hùng SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều - siêu ngắn>
Đây là loại văn bản gì? Hãy nêu hiểu biết của em về loại văn bản ấy?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Nội dung chính
Văn bản cung cấp cho người đọc những điều cần lưu ý khi tham gia lễ hội Đền Hùng. |
Tóm tắt
Để có thể tận hưởng Lễ hội Đền Hùng năm 2019, người tham gia và khách du lịch phải lưu ý 3 điểm sau:
+ Đầu tiên, đó chính là thời gian và quy trình diễn ra lễ hội.
+ Thứ hai, đó chính là mỗi người khi tham gia lễ hội đều phải có ý thức tốt, cụ thể đó chính là “5 không”.
+ Thứ ba, đó chính là nắm rõ được sơ đồ khu vực, cách đến những địa điểm mà mình muốn đến.
Chuẩn bị
Video hướng dẫn giải
Tìm hiểu trước các thông tin liên quan đến Đền Hùng và ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Phương pháp giải:
- Thu thập thông tin qua internet, sách báo và các phương tiện truyền thông.
- Đặt câu hỏi đối với những người biết về Đền Hùng và ngày Giỗ tổ hùng Vương, có thể là bất cứ ai như ông bà, cha mẹ, anh chị em để củng cố thêm kiến thức vốn có của mình.
- Đọc trước văn bản ở nhà.
Lời giải chi tiết:
- Đền Hùng
+ Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích - xã Hy Cương - thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ, là nơi thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam.
+ Đền Hùng là di tích lịch sử văn hoá đặc biệt quan trọng của quốc gia.
+ Toàn bộ Khu di tích có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng hài hoà trong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất ngoạn mục, hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ hội tụ. Toàn khu di tích Đền Hùng xưa kia là rừng già nhiệt đới, đến nay chỉ còn núi Hùng là rậm rạp xanh tươi.
- Giỗ tổ Hùng Vương
+ Ngày giỗ tổ Hùng Vương đã được công nhận là một trong những ngày Quốc lễ của Việt Nam, thể hiện rõ đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
+ Hình thức sơ khai của Ngày Giỗ Tổ đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử, cách đây hơn 2000 năm, dưới thời Thục Phán - An Dương Vương.
+ Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945, ngày 18-2-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 22/SL-CTN công nhận Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm.
+ Từ đó đến nay, dù trong những năm tháng kháng chiến cứu nước cũng như sau khi hòa bình lập lại, đất nước thống nhất, ngày 10 tháng 3 năm nào chính quyền và nhân dân vùng đất Tổ cũng kính cẩn làm lễ dâng hương, có đại diện của Nhà nước về dự.
Trong khi đọc Câu 1
Video hướng dẫn giải
Phần in đậm (sa pô) cho biết những thông tin gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần sa pô
Lời giải chi tiết:
Phần in đậm (sa-pô) cung cấp thông tin về thời gian, địa điểm của lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương năm 2019.
Trong khi đọc Câu 2
Video hướng dẫn giải
Hình ảnh này có ý nghĩa gì?
Phương pháp giải:
Quan sát kĩ hình ảnh
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh có ý nghĩa thu hút sự chú ý của người đọc, giới thiệu những tiết mục đặc sắc, hấp dẫn được tổ chức trong lễ khai mạc
Trong khi đọc Câu 3
Video hướng dẫn giải
Nội dung chính của lễ hội là gì
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và phần thông tin liên quan
Lời giải chi tiết:
Nội dung chính của lễ hội nhằm tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống của vùng Đất Tổ, ca ngợi công đức của các vua Hùng, giới thiệu và quảng bá di sản văn hóa của vùng Đất Tổ thiêng liêng.
Trong khi đọc Câu 4
Video hướng dẫn giải
Chú ý thái độ của người viết
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và rút ra kết luận về thái độ của người viết
Lời giải chi tiết:
Tác giả có thái độ khách quan, nghiêm túc.
Trong khi đọc Câu 5
Video hướng dẫn giải
Các con số 12.4, 13.4, 14.4 cho biết thông tin gì?
Phương pháp giải:
Đọc thông tin đưa ra, suy luận và kết luận
Lời giải chi tiết:
Các con số 12.4, 13.4, 14.4 cho biết thông tin về thời gian, giai đoạn và tiến trình của lễ hội Đền Hùng.
Trong khi đọc Câu 6
Video hướng dẫn giải
Văn hoá lễ hội thể hiện qua lễ hội "5 không" như thế nào?
Phương pháp giải:
Tìm hiểu về văn hóa trong lễ hội, liên hệ hoàn cảnh thực tế
Lời giải chi tiết:
Không để xảy ra ùn tắc giao thông
Không trục lợi trong kinh doanh
Không có người ăn xin
Không mất vệ sinh an toàn thực phẩm
Không có hành vi phản cảm
Trong khi đọc Câu 7
Video hướng dẫn giải
Sơ đồ hướng dẫn di chuyển cung cấp những thông tin gì?
Phương pháp giải:
Xem sơ đồ và tư duy
Lời giải chi tiết:
Sơ đồ cho biết địa điểm, đường đi, vị trí có thể đến và hướng di chuyển.
Sau khi đọc Câu 1
Video hướng dẫn giải
Quan sát hai bản tin (a và b), từ đó nhận xét điểm giống nhau và khác nhau về nội dung và hình thức trình bày của hai bản tin này.
Phương pháp giải:
Quan sát kĩ hai bản tin
Chỉ ra điểm giống và khác nhau về nội dung và hình thức của hai bản tin này
Lời giải chi tiết:
- Về nội dung:
+ Giống nhau: đều đề cập đến lễ hội đền Hùng 2019.
+ Khác nhau: Bản tin A: đưa ra những thông tin của buổi lễ khai mạc giỗ tổ Hùng Vương còn bản tin B đưa ra những lưu ý khi tham gia lễ hội đền Hùng.
- Về hình thức:
+ Giống nhau: đều được trình bày dưới dạng bản tin.
+ Khác nhau: Bản tin A được trình bày theo kiểu văn xuôi có sa pô, chia nội dung thành các đoạn chi tiết rõ ràng còn bản tin B được trình bày dưới dạng infographic, được tóm tắt trên một bản đồ họa thông tin.
Sau khi đọc Câu 2
Video hướng dẫn giải
Nội dung chính của mỗi bản tin là gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ hai bản tin và rút ra nội dung chính
Lời giải chi tiết:
Bản tin A: đưa ra những thông tin về buổi khai mạc lễ hội giỗ tổ Hùng Vương 2019.
Bản tin B: đưa ra những chú ý khi chúng ta tham gia lễ hội Đền Hùng 2019.
Sau khi đọc Câu 3
Video hướng dẫn giải
Hãy nêu tác dụng của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh và sơ đồ) trong việc thể hiện thông tin chính của hai văn bản.
Phương pháp giải:
Nắm được các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (Là gì? Bao gồm những gì?)
Đọc kĩ văn bản, chỉ ra những phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản, nêu tác dụng
Lời giải chi tiết:
Bên cạnh yếu tố ngôn ngữ, văn bản trên còn sử dụng những phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như: tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ, biển báo, màu sắc, kĩ thuật in ấn…
→Tác dụng:
+ Giúp người đọc tìm kiếm thông tin nhanh chóng và hiệu quả
+ Giúp người đọc dễ dàng hơn trong việc xác định vị trí và mối quan hệ của các thông tin để hiểu nội dung văn bản.
Sau khi đọc Câu 4
Video hướng dẫn giải
Quan điểm, thái độ của người đưa tin được thể hiện như thế nào ở hai văn bản trên? Chi tiết nào giúp em nhận ra điều đó?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản rồi chỉ ra thái độ của người đưa tin
Nêu chi tiết thể hiện thái độ đó.
Lời giải chi tiết:
- Bản tin A: cho ta thấy được sự hiểu biết của người viết. Được thể hiện qua các chi tiết khi đưa ra những thông tin có trong lễ khai mạc về giỗ Tổ Hùng Vương: thời gian, địa điểm, những sự kiện chính trong lễ hội
- Bản tin B: cho ta thấy được quan điểm, thái độ sống tích cực, tiến bộ, có văn hóa của người viết. Chi tiết thể hiện thái độ sống đó là: Tác giả đã đưa vào bài viết văn hóa lễ hội Đền Hùng – “lễ hội 5 không”: không chỉ nhằm giới thiệu mà còn góp phần tuyên truyền đến người tham dự lễ hội những lưu ý về mặt văn hóa đến lễ hội.
Sau khi đọc Câu 5
Video hướng dẫn giải
Theo em, ưu điểm và hạn chế của mỗi dạng bản tin trên là gì? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ hai văn bản, nắm chắc đặc điểm của hai dạng bản tin
Nêu ưu điểm, hạn chế của mỗi dạng bản tin và nêu lý giải
Lời giải chi tiết:
- Ưu điểm: khá ngắn gọn, cung cấp thông tin cho người đọc, kết hợp các phi ngôn ngữ được sử dụng trong 2 bản tin.
- Hạn chế:
+ Bản tin A: có ít hình ảnh minh họa
+ Bản tin B: vì là bản tin ảnh nên những thông tin trong bản tin vắn tắt, được thể hiện chủ yếu qua hình ảnh nên có thể sẽ gây khó hiểu dành cho người đọc
Sau khi đọc Câu 6
Video hướng dẫn giải
Hãy thiết kế một infographic (Đồ họa thông tin) giới thiệu về một lễ hội ở địa phương em đang sinh sống.
Phương pháp giải:
Nắm được cách thiết kế một infographic (đồ họa thông tin)
Chọn đối tượng giới thiệu: Một lễ hội ở địa phương em đang sinh sống
Thiết kế một infographic về đối tượng được chọn để giới thiệu.
Lời giải chi tiết:
LỄ HỘI ĐỀN A SÀO
Tọa lạc tại xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, Đền A Sào là nơi thờ cúng, hương hỏa của Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, cùng với những lễ hội, nghi thức cổ xưa vẫn được duy trì đến ngày nay.
Khu di tích A Sào bao gồm: di tích Đền A Sào, di tích Bến Tượng; di tích Gò Đống Yên được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã cấp bằng Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia năm 2011. Ngôi đền này nằm trên vùng đất gắn liền với sự tích Hưng Đạo Đại Vương đánh thắng giặc Nguyên – Mông. Sau này, nhân dân đã lập đền thờ Trần Hưng Đạo gọi là Đệ nhị sinh từ hay A Sào linh miếu (đền A Sào) để tưởng nhớ công ơn Ngài.
Đền luôn mở cửa đón khách chiêm bái vào mọi ngày thường nhật. Đặc biệt, vào đầu xuân năm mới hoặc ngày lễ hội đền A Sào vào 10-2 âm lịch (tương truyền là ngày sinh của Đức Thánh Trần) và ngày 20-8 âm lịch (ngày hóa của Ngài) thì đền lại tấp nập đông vui hơn cả. Lúc này, đền tổ chức lễ hội với nhiều nghi lễ văn hóa truyền thống và các trò chơi dân gian đặc sắc như: thi pháo đất, đấu vật, cờ tướng, bơi chải, màn múa kéo chữ…Tham gia lễ hội đền A Sào, du khách thập phương được sống với lòng tự hào dân tộc, tái hiện lại một thời kì hào hùng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Đền A Sào chỉ cách trung tâm Hà Nội chưa đến ̣100km. Bởi vậy, nếu quý khách có nhu cầu hành hương tới đây có thể lựa chọn những phương tiện di chuyển sau:
- Ô tô (thời gian di chuyển dự kiến 1h40’ ~ 97km): Hầm Kim Liên – Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân – Nguyễn Khoái – QL1A – Cao tốc Hà Nội Hải Phòng – đi theo lỗi về hướng TP. Hải Dương – QL38B – đường Trục Bắc Nam – rẽ phải vào ĐT20A/ĐT392 – Nguyễn Quang Cáp/DT216/DT455 – tại vòng xuyến đi theo lối thứ 3 đi khoảng 500m nữa là đến đền A Sào.
- Xe máy (thời gian di chuyển dự kiến 2h10’~90km): Hầm Kim Liên – Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân – Nguyễn Khoái – QL5 – cầu Vĩnh Tuy – đường Cổ Linh – Thạch Bàn – ngõ 68 Nguyễn Văn Linh – ĐCT Hà Nội Bắc Giang/QL5 (đoạn đường này mất phí cầu đường) – QL38 – rẽ trái vào ĐT20A/ĐT392 – Nguyễn Lương Bằng/DT20B/DT392B – ĐT396 – ĐT396B- Nguyễn Quang Cáp/DT216/DT455 – tại vòng xuyến đi theo lối thứ 3 đi khoảng 500m nữa là đến đền A Sào.
- Soạn bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều - siêu ngắn
- Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 104 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều - siêu ngắn
- Soạn bài Viết Bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều - siêu ngắn
- Soạn bài Viết bài luận về bản thân SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều - siêu ngắn
- Soạn bài Nói và nghe Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều - siêu ngắn
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Soạn bài Đi trong hương tràm SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều - siêu ngắn
- Soạn bài Thần Trụ Trời SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều - siêu ngắn
- Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì II - Ôn tập HK2 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều - siêu ngắn
- Soạn bài Nội dung ôn tập - Ôn tập HK2 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều - siêu ngắn
- Soạn bài Tự đánh giá trang 28 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều - siêu ngắn
- Soạn bài Đi trong hương tràm SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều - siêu ngắn
- Soạn bài Thần Trụ Trời SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều - siêu ngắn
- Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì II - Ôn tập HK2 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều - siêu ngắn
- Soạn bài Nội dung ôn tập - Ôn tập HK2 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều - siêu ngắn
- Soạn bài Tự đánh giá trang 28 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều - siêu ngắn