Nhiệm vụ 5: Tuyên truyền về nghề ở địa phương trang 69 SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 Chân trời sáng tạo>
Sưu tầm và làm bộ sưu tập về nghề ở địa phương em.
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Câu 1
Sưu tầm và làm bộ sưu tập về nghề ở địa phương em.
Về hình thức |
Về nội dung |
- Sưu tầm tranh, ảnh,.. - Thiết kế tờ rơi, poster,.. |
- Tên nghề - Ý nghĩa kinh tế, xã hội của nghề - Công việc đặc trưng - Trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản - Những lưu ý giữ an toàn lao động khi làm nghề - Nhân vật trong nghề được nhiều người biết đến |
Phương pháp giải:
- Về hình thức: sưu tầm ảnh, tranh, …
- Về nội dung:
+ Nghề đó là gì ?
+ Ý nghĩa kinh tế, xã hội của nghề đối với người dân địa phương như thế nào ?
+ Công việc đặc trưng gồm những gì /
+ Trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản gồm những gì ?
+ Nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực là ai ?
Lời giải chi tiết:
- Về hình thức:
+ Nghề ở địa phương em: làm gốm
+ Công việc đặc trưng:
-
Lựa chọn đất
-
Xử lí, pha chế đất
-
Tạo dáng
-
Trang trí, quen men lên sản phẩm
-
Nung gốm
+ Trang thiết bị, dụng cụ lao động: đất sét, bàn xoay, nước, lò nung…
Câu 2
Sử dụng bộ sưu tập nghề để tuyên truyền về nghề ở địa phương.
Phương pháp giải:
Em có thể sử dụng bộ sưu tập kết hợp với thuyết trình để tuyên truyền về nghề ở địa phương.
Lời giải chi tiết:
Hà Nội - mảnh đất thủ đô ngàn năm của đất nước Việt Nam luôn là một điểm đến hấp dẫn, thu hút khách du lịch. Nhắc tới Hà Nội, người ta không chỉ nhớ tới những danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà ở nơi đó còn có những làng nghề truyền thống lưu giữ những nét đẹp văn hóa từ ngàn đời. Và làng gốm Bát Tràng là một trong số những làng nghề như thế. Về thăm, tìm hiểu về làng gốm Bát Tràng sẽ mang đến cho chúng ta nhiều điều thú vị và bổ ích.
Làng gốm Bát Tràng bao gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm. Làng gốm Bát Tràng cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng chừng 30 ki-lô-mét về phía Đông Nam và có lẽ bởi vậy nên việc đến với làng gốm Bát Tràng đó là một chặng đường với nhiều điều thú vị. Tên gọi của làng gốm Bát Tràng có từ lâu đời, theo từ ngữ Hán Việt, "Bát" là từ dùng để chỉ đồ gốm, chén bát nói chung còn "Tràng" chính là chỗ đất dành riêng cho một lĩnh vực, một chuyên môn nào đó.
Làng gốm Bát Tràng là một trong số những làng nghề có lịch sử lâu đời bậc nhất ở Hà Nội nói riêng và trên đất nước ta nói chung song không ai biết chính xác thời điểm mà nó được hình thành. Theo cuốn "Đại Việt sử kí toàn thư", làng gốm Bát Tràng bắt đầu ra đời vào dưới thời đại nhà Lí, khoảng từ những năm 1010 đến 1225. Trong khoảng thời gian này, khi vua Lí Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư của Ninh Bình về Thăng Long, Hà Nội, 5 dòng họ lớn của xã Bồ Bát của vùng đất Ninh Bình là Trần, Nguyễn, Lê, Phạm Vương đã đưa những nghệ nhân làm gốm giỏi di cư theo và tìm nơi lập nghiệp. Những người dân đó đã chọn Bát Tràng - nơi có đất sét trắng, nguyên liệu chính để làm gốm làm nơi lập nghiệp. Và chính năm dòng họ này đã kết hợp với dòng họ Nguyễn để hình thành nên làng gốm Bát Tràng. Tuy nhiên, cũng có những tài liệu khác ghi lại rằng sự ra đời của làng gốm Bát Tràng nhờ vào ba người là Đào Trí Tiến, Lưu Phương Tú, Hứa Vinh Kiều, sau khi được cử đi sứ, vì ba người đã ghé thăm vùng gốm nổi tiếng của Trung Quốc và sau đó học hỏi một số kĩ thuật mang về và truyền lại cho nhân dân. Dù có thể có nhiều giai thoại, nhiều tài liệu khác nhau bàn về sự ra đời của làng gốm Bát Tràng song dù thế nào đi chăng nữa thì đây cũng là một làng nghề đã ra đời ở nước ta từ rất sớm.
Là một làng nghề truyền thống nổi tiếng về sản xuất gốm bởi vậy nên quá trình sản xuất gốm ở làng gốm Bát Tràng luôn có những điểm độc đáo, đặc sắc riêng. Điều quan trọng đầu tiên để tạo nên một sản phẩm gốm chất lượng đó chính là việc lựa chọn đất. Nguồn nguyên liệu chủ yếu để làm gốm đó chính là đất sét trắng. Ngày nay, đất sét trắng để làm gốm Bát Tràng có thể được lấy từ trong làng hoặc từ các vùng khác như Hồ Lao, Trúc Thôn,... Sau khi đã lựa chọn được đất sét trắng làm nguyên liệu, các nghệ nhân làm gốm sẽ bắt tay vào việc xử lí, pha chế đất bởi lẽ trong đất sét có lẫn tạp chất và đồng thời việc xử lí đất sẽ tạo ra những nguyên liệu phù hợp đối với từng loại sản phẩm. Ở làng gốm Bát Tràng vẫn tuân theo quy luật xử lí đất truyền thống là thông qua việc ngâm nước ở hệ thống bốn bể nước với các độ cao khác nhau. Đất sét trắng sau khi được xử lí sẽ được đem đi tạo dáng và ở nơi đây người ta tạo dáng bằng tay trên bàn xoay - đây là phương pháp tạo dáng truyền thống từ ngàn đời nay. Bằng đôi bàn tay khéo léo, sử tỉ mỉ, cẩn trọng, những nghệ nhân làng gốm đã tạo ra nhiều loại đồ gốm với những hình dáng, mẫu mã và chủng loại khác nhau. Tạo dáng xong, các sản phẩm sẽ được đem đi phơi sấy và sửa lại theo mong muốn của người làm. Ở làng gốm Bát Tràng, việc phơi sấy thường được sử dụng là hong khô trên giá và để ở nơi thoáng mát. Tuy nhiên, ngày nay, một số người lựa chọn sấy sản phẩm ở trong các lò sấy và tăng nhiệt độ từ từ. Sau khi đã tạo ra được sản phẩm gốm như mong muốn, những nghệ nhân làm gốm sẽ tiến hành trang trí, quét men lên sản phẩm để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người sử dụng. Cuối cùng, đó chính là nung gốm trong các lò. Và như vậy, trải qua nhiều công đoạn khác nhau, những nghệ nhân làng gốm Bát Tràng đã có thể tạo ra được những sản phẩm gốm độc đáo.
Làng gốm Bát Tràng là một trong số những làng nghề nổi tiếng của nước ta từ ngàn đời nay. Những sản phẩm của làng gốm Bát Tràng luôn nhận được sự ưa chuộng, yêu mến của mọi người không chỉ bởi mẫu mã đa dạng mà còn bởi sự tuyệt vời về chất lượng. Hiện nay, đồ gốm Bát Tràng không chỉ có mặt ở khắp nơi trên đất nước ta mà còn được xuất khẩu ra nhiều thị trường lớn trên thế giới như châu u, Mĩ, Hàn Quốc,... Thêm vào đó, nơi đây còn là một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước về tham quan và tự mình nhào nặn nên những sản phẩm đồ gốm tuyệt diệu.
Làng gốm Bát Tràng là một trong những làng nghề lâu đời và nổi tiếng bậc nhất nước ta bởi nó không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mà còn mang trong mình những giá trị tinh thần to lớn. Trải qua thời gian, với những bộn bề lo toan và tấp nập của cuộc sống, làng gốm Bát Tràng luôn là điểm đến bình yêu và tuyệt diệu đối với mỗi người.
- Nhiệm vụ 6: Tự đánh giá trang 69 SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 Chân trời sáng tạo
- Nhiệm vụ 4: Giữ an toàn khi làm nghề ở địa phương trang 67 SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 Chân trời sáng tạo
- Nhiệm vụ 3: Xác định những nguy hiểm có thể xảy ra khi làm nghề ở địa phương trang 66 SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 Chân trời sáng tạo
- Nhiệm vụ 1: Khám phá một số nghề hiện có và đặc trưng ở địa phương trang 65 SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 Chân trời sáng tạo
- Nhiệm vụ 2: Khám phá công việc đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của một số nghề ở địa phương trang 66 SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Nhiệm vụ 5: Thực hiện chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính ở địa phương
- Nhiệm vụ 4: Thiết kế sản phẩm tuyên truyền bảo vệ môi trường sau chuyến tham quan trang 60 SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 Chân trời sáng tạo
- Nhiệm vụ 3: Thực hiện những việc làm bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh tại khu vực tham quan trang 59 SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 Chân trời sáng tạo
- Nhiệm vụ 2: Thực hiện những việc làm góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính trang 59 SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 Chân trời sáng tạo
- Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đối với tự nhiên và con người
- Nhiệm vụ 3: Thực hiện những việc làm bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh tại khu vực tham quan trang 59 SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 Chân trời sáng tạo
- Nhiệm vụ 4: Thiết kế sản phẩm tuyên truyền bảo vệ môi trường sau chuyến tham quan trang 60 SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 Chân trời sáng tạo
- Nhiệm vụ 5: Thực hiện chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính ở địa phương
- Nhiệm vụ 6: Tự đánh giá trang 62 SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 Chân trời sáng tạo
- Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đối với tự nhiên và con người