Lính đảo hát tình ca trên đảo>
Lính đảo hát tình ca trên đảo bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 10
Tác giả
Trần Đăng Khoa
1. Tiểu sử
- Trần Đăng Khoa (sinh ngày 26 tháng 4 năm 1958), quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.
- Từ nhỏ, ông đã được nhiều người cho là thần đồng thơ văn. Lên 8 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo. Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông: Từ góc sân nhà em (tập thơ tiếp theo là Góc sân và khoảng trời) được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản.
2. Sự nghiệp văn học
+ Từ góc sân nhà em, 1968.
+ Góc sân và khoảng trời, tập thơ, 1968, tái bản khoảng 30 lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới
+ Khúc hát người anh hùng, trường ca, 1974.
+ Bên cửa sổ máy bay, tập thơ, 1986.
Tác phẩm
Lính đảo hát tình ca trên đảo
I. Tìm hiểu chung
1. Thể loại: Thể thơ Tự do
2. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả
3. Nội dung chính:
- Tinh thần lạc quan, tươi trẻ của những người lính hải đảo nơi Trường Sa khắc nghiệt cùng tinh thần yêu nước, hướng về tổ quốc của họ
4. Bố cục
- Đoạn 1: 4 khổ thơ đầu: Giới thiệu về những người lính đảo.
- Đoạn 2: Còn lại: Bản tình ca những người lính đảo.
5. Giá trị nội dung
- Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sự lạc quan vui tươi niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống của những người lính trên đảo.
- Tình cảm xót thương trước hiện thực khó khăn, thiếu thốn của những người lính ngoài đảo xa
6. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ tự do vui tươi, rộn ràng, tạo không khí trẻ trung sôi nổi
- Giọng thơ hào hứng, say mê
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Giới thiệu về những người lính trên đảo
* Hoàn cảnh
- Sự đặc biệt của sân khấu: đá san hô kê lên thành sân khấu; Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà
→ Sự thiếu thốn, khó khăn đặc biệt về vật chất nơi đây.
* Ngoại hình
- Chi tiết thể hiện ngoại hình của người lính đảo:
+Mấy chàng đầu trọc, lính trọc đầu, lính già lính trẻ đều trọc tếu giống những sư cụ là bà con xa với bụt ốc
→ Ngoại hình ấn tượng với đầu trọc lốc không tóc, càng làm nổi bật sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất nơi đây, điều kiện sống nguy hiểm.
* Phẩm chất, tính cách
- Sân khấu biểu diễn sơ sài, đơn giản.
- Diễn viên, khán giả của màn biểu diễn là một – những người lính đảo
→ Họ tự tạo cho nhau việc làm, tạo niềm vui giải trí với nhau để vơi đi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương.
- Khung cảnh biểu đảo, gió cát, sóng to dữ dội vài giờ xuất hiện nơi đây khiến người ta chỉ muốn chạy trốn
- Nhưng những người lính đảo lại lạc quan đương đầu với nó, tự tạo niềm vui cho mình.
→ Họ là những con người không đẹp về ngoại hình nhưng nội tâm của họ lại phong phú, tươi đẹp. Tâm hồn họ tràn đầy sự lạc quan, niềm vui, tinh thần bất khuất.
2. Buổi biểu diễn của những người lính đảo
- Tiết mục biểu diễn có sự góp sức của cả thiên nhiên
- Mây nước đã mở màn là biện pháp nhân hóa → Khúc ca có sự góp mặt của mây và nước
- Giai điệu của những người lính đảo phóng khoáng, tự do nhưng tràn đầy tình yêu
- Biện pháp so sánh: Giai điệu ngang tàng như gió biển → Giọng ca mát lành, phóng khoáng tự do
- Lời ca chỉ toàn tình yêu gửi đến nơi hậu phương
→ Tâm hồn lãng mạn của những người lính đảo
3. Buổi biểu diễn đến cao trào
- Lời hát nhắc lại những kỉ niệm nơi hậu phương
- Kỉ niệm đi dạo dưới đêm trăng
- Những bức thư tình chưa biết gửi cho ai
→ Nỗi nhớ nhung của những người lính đảo nơi chiến tuyến
- Lời hát là lời khẳng định lòng chung thủy nơi biển đảo
- Đứng vững giữa muôn trùng sóng vì tổ quốc yêu thương
→ Dù trăm bề khốn khổ nhưng những người lính không quên nhiệm vụ của mình, rắn rỏi, ngang tàng
- Đi trong hương tràm
- Mùa hoa mận
- Bản sắc là hành trang
- Gió thanh lay động cành cô trúc
- Đừng gây tổn thương
>> Xem thêm