Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo lớp 5>
1. Mở bài: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả,... (Nếu đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện, em cần giới thiệu mình là nhân vật nào.) 2. Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự hợp lí, trong đó có chi tiết được kể sáng tạo theo 1 trong 3 cách:
Dàn bài chung
1. Mở bài: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả,... (Nếu đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện, em cần giới thiệu mình là nhân vật nào.)
2. Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự hợp lí, trong đó có chi tiết được kể sáng tạo theo 1 trong 3 cách:
– Sáng tạo thêm chi tiết (có thể lựa chọn sáng tạo một hoặc nhiều chi tiết).
– Thay đổi cách kết thúc theo tưởng tượng của em.
– Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện (chú ý cách xưng hộ, cách thể hiện lời nói, suy nghĩ, cảm xúc phù hợp với nhân vật).
3. Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc,... về câu chuyện hoặc nêu kết thúc của câu chuyện dưới góc nhìn của nhân vật (nếu đóng vai kể chuyện).
Ví dụ minh họa
Đề bài: Kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió
- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện “Thanh âm của gió”.
+ Gió là người bạn đồng hành trong tuổi thơ, mang theo những âm thanh và câu chuyện chưa kể.
+ Câu hỏi gợi mở: “Gió đang thì thầm điều gì?”
- Thân bài: Diễn biến của câu chuyện và những chi tiết sáng tạo.
+ Khung cảnh thiên nhiên trong lành, yên ả vào buổi chiều, hoạt động chăn trâu của lũ trẻ.
+ Bống bất ngờ nghe thấy tiếng gió lạ và rủ mọi người cùng lắng nghe âm thanh của gió.
+ Mỗi đứa trẻ nghe thấy những âm thanh khác nhau từ gió, phản chiếu suy nghĩ, cảm xúc của chúng.
+ Chiều buông, lũ trẻ lùa trâu về, không quên cố gắng giữ lại những âm thanh của gió
+ Buổi tối đến, cậu bé và Bống kể lại trò chơi cho bố mẹ nghe.
- Kết bài: Ý nghĩa của câu chuyện
+ “Thanh âm của gió” không chỉ là một trò chơi trẻ thơ mà còn thể hiện sự kết nối kì diệu giữa con người và thiên nhiên.
+ Những điều giản dị trong cuộc sống, nếu lắng nghe và cảm nhận, sẽ trở nên đẹp đẽ và đáng trân trọng.
Đề bài: Kể sáng tạo câu chuyện Cánh đồng hoa
- Mở bài: Giới thiệu chung về câu chuyện “Cánh đồng hoa” của Lê Anh Vinh và Bùi Thị Diển
+ Kể lại câu chuyện theo ngôi kể thứ 3
- Thân bài: Kể lại các sự việc chính của câu chuyện “Cánh đồng hoa” theo trình tự hợp lí:
+ Nhóm bạn nhỏ Ja Ka, Mư Hoa, Ja Prok và Mư Nhơ thường cùng nhau đến cánh đồng cỏ rộng lớn ở đầu làng để vui chơi, nhảy múa.
+ Thời gian gần đây, nhóm bạn không còn vui chơi ở đồng cỏ nữa, do ở đây xuất hiện những đống rác lớn, bốc mùi khó chịu.
+ Nhóm bạn nuối tiếc cánh đồng cỏ xinh đẹp trước đây nên cùng tìm cách để ngăn mọi người đổ rác tại đồng cỏ.
+ Mư Hoa đã nghĩ ra sáng kiến trồng hoa khắp đồng cỏ, để nơi đây trở thành một cảnh đẹp, khiến người khác không nỡ đổ rác lên.
+ Nhóm bạn và các cô chú trong làng đều ủng hộ sáng kiến của Mư Hoa và nhiệt tình cùng cô bé thực hiện kế hoạch đó.
+ Mọi người cùng nhau dọn rác ra khỏi cánh đồng cỏ, sau đó chia nhau xới đất, trồng hoa, rồi tưới nước, nhổ cỏ, chăm sóc cho chúng.
+ Ba tháng sau, cánh đồng cỏ đã nở hoa rực rỡ, trở thành một cảnh đẹp tuyệt vời, khiến không còn ai đến đây đổ rác nữa.
Sáng tạo kết thúc cho câu chuyện:
+ Mư Hoa và các bạn được nhà trường tuyên dương vì hành động tốt của mình.
+ Cánh đồng cỏ trở thành địa danh nổi tiếng có nhiều khách du lịch ghé thăm, nên nhóm bạn nhỏ được chọn để trở thành đại sứ du lịch cho làng.
+ Nhóm bạn nhỏ phát triển sáng kiến ban đầu của mình, trồng thêm nhiều hoa và cây xanh dọc lối đi trong làng.
- Kết bài: Cảm nhận và suy nghĩ của em về câu chuyện “Cánh đồng hoa”.
Đề bài: Kể sáng tạo câu chuyện Củ cải trắng theo lời Thỏ con
- Mở bài: Hóa thân thành nhân vật Thỏ con để giới thiệu bản thân:
Tôi là Thỏ con, tôi sống ở trong rừng. Tôi muốn kể cho các bạn nghe một câu chuyện đáng nhớ về tôi và hai người bạn thân của mình: Dê con, Hươu.
- Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện:
+ Mùa đông, trời rét như cắt da cắt thịt. Mùa này thức ăn rất khan hiếm. Tôi may mắn tìm được hai củ cải trắng.
+ Dù rất đói nhưng nghĩ đến bạn Dê con, sợ bạn không có gì ăn, tôi mang cho Dê một củ. Thấy không có ai ở nhà, tôi để trên bàn
+ Sau khi ngủ một giấc thật say, thật kì lạ, tôi thấy trên bàn mình có một củ cải trắng. Chắc là có ai đó đem tặng tôi. Tôi bèn gọi Hươu và Dê cùng đến ăn.
+ Vừa ăn, vừa trò chuyện, tôi mới biết được sự thật: hóa ra củ cải này là của tôi cho Dê, sau đó Dê lại cho Hươu, Hươu lại mang đến cho tôi.
- Kết bài: Nêu kết thúc của câu chuyện dưới góc nhìn của nhân vật Thỏ con:
Cả ba chúng tôi đều rưng rưng xúc động. Chúng tôi ôm chầm lấy nhau và hứa sẽ luôn yêu thương nhau.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Viết bài văn tả một người là nhân vật chính trong vở kịch mà em đã xem lớp 5
- Viết bài văn tả một người là nhân vật chính trong bộ phim mà em đã xem lớp 5
- Viết bài văn tả một người hàng xóm mà em yêu quý lớp 5
- Viết bài văn tả một người lớn tuổi mà em yêu quý lớp 5
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện Quê nội lớp 5
- Viết bài văn tả một người là nhân vật chính trong vở kịch mà em đã xem lớp 5
- Viết bài văn tả một người là nhân vật chính trong bộ phim mà em đã xem lớp 5
- Viết bài văn tả một người hàng xóm mà em yêu quý lớp 5
- Viết bài văn tả một người lớn tuổi mà em yêu quý lớp 5
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện Quê nội lớp 5