Kiểm tra 15 phút lần 1 học kì 2 Địa lí 12 - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Vùng có mật đô dân số thấp nhất hiện nay của nước ta là:

  • A.

    Tây Bắc.

  • B.

    Đông Nam Bộ.

  • C.

    Bắc Trung Bộ.

  • D.

    Tây Nguyên.

Câu 2 :

Điều kiện kinh tế - xã hội nào sau đây thuận lợi cho sản xuất cây công nghiệp ở nước ta?

  • A.

    Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có cả cận nhiệt, cận xích đạo.

  • B.

    Có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp.

  • C.

    Có mạng lưới các cơ sở chế biến nguyên liệu cây công nghiệp.

  • D.

    Có nhiều giống cây công nghiệp thích hợp với điều kiện sinh thái.

Câu 3 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, những vùng nuôi nhiều bò ở nước ta là    

  • A.

    Tây Nguyên, đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

  • B.

    Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

  • C.

    Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.

  • D.

    Duyên hải Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên.

Câu 4 :

Việc hình thành các vùng chuyên canh ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện xu hướng:

  • A.

    Tăng cường tình trạng độc canh.

  • B.

    Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất.

  • C.

    Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp.

  • D.

    Tăng cường sự phân hoá lãnh thổ sản xuất.

Câu 5 :

Việc phát huy thế mạnh của từng vùng đã dẫn tới

  • A.

    sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng.

  • B.

    phân hóa sản xuất giữa các vùng và hình thành vùng kinh tế trọng điểm.

  • C.

    chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hình các trung tâm công nghiệp.

  • D.

    hình thành vùng kinh tế trọng điểm và dich vụ tư vấn đầu tư.

Câu 6 :

Ý nghĩa kinh tế của rừng được biểu hiện ở việc

  • A.

    điều hòa khí hậu và hạn chế ô nhiễm môi trường không khí.

  • B.

    bảo vệ đất, ngăn cản quá trình xói mòn rửa trôi.

  • C.

    cung cấp nhiều lâm sản và các dược liệu.

  • D.

    bảo vệ đa dạng sinh học.

Câu 7 :

Phát biểu nào không đúng với hoạt động khai thác thủy sản của nước ta hiện nay

  • A.

    Sản lượng khai thác ngày càng tăng.

  • B.

    Đẩy mạnh phát triển đánh bắt xa bờ.

  • C.

    Nghề cá phát triển mạnh ở Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

  • D.

    Khai thác thủy sản nội địa là chủ yếu.

Câu 8 :

Để giảm tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là

  • A.

    phát triển và mở rộng mạng lưới các đô thị.

  • B.

    xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở đô thị.

  • C.

    hạn chế sự gia tăng dân số cả ở nông thôn và đô thị.

  • D.

    xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, công nghiệp hoá nông thôn.

Câu 9 :

Cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đơi là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng

  • A.

    Trung du và miền núi Bắc Bộ.

  • B.

    Đồng bằng sông Hồng.

  • C.

    Tây Nguyên.

  • D.

    Bắc Trung Bộ.

Câu 10 :

Nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư ở nước ta:

  • A.

    Tập quán canh tác và thâm canh cây lúa nước.

  • B.

    Chính sách phát triển dân số của Nhà nước.

  • C.

    Lịch sử định cư và phương thức sản xuất.

  • D.

    Tăng cường đầu tư khai hoang mở rộng đất ở.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Vùng có mật đô dân số thấp nhất hiện nay của nước ta là:

  • A.

    Tây Bắc.

  • B.

    Đông Nam Bộ.

  • C.

    Bắc Trung Bộ.

  • D.

    Tây Nguyên.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tây Bắc có mật độ thấp nhất 69 người/km2.

Câu 2 :

Điều kiện kinh tế - xã hội nào sau đây thuận lợi cho sản xuất cây công nghiệp ở nước ta?

  • A.

    Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có cả cận nhiệt, cận xích đạo.

  • B.

    Có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp.

  • C.

    Có mạng lưới các cơ sở chế biến nguyên liệu cây công nghiệp.

  • D.

    Có nhiều giống cây công nghiệp thích hợp với điều kiện sinh thái.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xác định từ khóa câu hỏi: “điều kiện kinh tế - xã hội”

Lời giải chi tiết :

Xác định từ khóa câu hỏi: “điều kiện kinh tế - xã hội”

- Các đáp án A, B là điều kiện tự nhiên

=> Loại.

- Đáp án C, D đều là điều kiện kinh tế - xã hội.

  Tuy nhiên trong sản xuất cây công nghiệp mạng lưới các cơ sở chế biến quan trọng hơn so với giống cây trồng.

Câu 3 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, những vùng nuôi nhiều bò ở nước ta là    

  • A.

    Tây Nguyên, đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

  • B.

    Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

  • C.

    Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.

  • D.

    Duyên hải Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 18

Lời giải chi tiết :

Dựa vào Atlat ĐLVN trang 18, kí hiệu chăn nuôi bò nhiều nhất ở vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

=>  vùng nuôi bò nhiều nhất ở nước ta là Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

Câu 4 :

Việc hình thành các vùng chuyên canh ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện xu hướng:

  • A.

    Tăng cường tình trạng độc canh.

  • B.

    Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất.

  • C.

    Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp.

  • D.

    Tăng cường sự phân hoá lãnh thổ sản xuất.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Hiểu thế nào là vùng chuyên canh

=> từ đó chỉ ra được vai trò của các vùng chuyên canh.

Lời giải chi tiết :

Vùng chuyên canh là vùng chuyên sản xuất các loại sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh nổi bật nhất chủ yếu.

=> Góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng cường chuyên môn hóa sản xuất của vùng.

Câu 5 :

Việc phát huy thế mạnh của từng vùng đã dẫn tới

  • A.

    sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng.

  • B.

    phân hóa sản xuất giữa các vùng và hình thành vùng kinh tế trọng điểm.

  • C.

    chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hình các trung tâm công nghiệp.

  • D.

    hình thành vùng kinh tế trọng điểm và dich vụ tư vấn đầu tư.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Việc phát huy thế mạnh từng vùng nhằm:

- đẩy mạnh phát triển kinh tế,

-  sự phân hóa sản xuất giữa các vùng.

Lời giải chi tiết :

Việc phát huy thế mạnh từng vùng nhằm:

- đẩy mạnh phát triển kinh tế,

tăng cường hội nhập với thế giới

=> đã dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng trong cả nước

+ Trung du miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về khoáng sản, nguyên liệu nông – lâm nghiệp -> đẩy gmạnh công nghiệp khai thác, chế biến -> nâng cao vị thế

+ ĐBSH, ĐNB: thế mạnh dân cư lao động và cơ sở hạ tầng, kĩ thuật, thu hút đầu tư -> thúc đẩy phát triển công nghiệp hiện đại (công nghiệp hóa dầu ở ĐNB) và một số ngành công nghiệp trọng điểm; ĐBSH còn là một trong những vựa lúa lớn nhất nước ta                  

+ Tây Nguyên phát huy thế mạnh về sản xuất cây công nghiệp lâu năm -> cung cấp nông sản cho xuất khẩu,

+ BTB có thế mạnh nông – lâm- ngư nghiệp -.> phát triển công nghiệp chế biến.

+ DHNTB có thế  mạnh phát triển tổng hợp kinh tế biển.

+ ĐBSCL thế mạnh nổi  bật về thủy sản, vùng trọng điểm lương thực của cả nước.

Câu 6 :

Ý nghĩa kinh tế của rừng được biểu hiện ở việc

  • A.

    điều hòa khí hậu và hạn chế ô nhiễm môi trường không khí.

  • B.

    bảo vệ đất, ngăn cản quá trình xói mòn rửa trôi.

  • C.

    cung cấp nhiều lâm sản và các dược liệu.

  • D.

    bảo vệ đa dạng sinh học.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xác định từ khóa: ý nghĩa kinh tế.

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa kinh tế của rừng là cung cấp nhiều lâm sản và các dược liệu

=> Đáp án C đúng

- Các đáp án A, B, D là ý nghĩa về bảo vệ môi trường tự nhiên và sự đa dạng sinh học.

=> Loại A, B, D

Câu 7 :

Phát biểu nào không đúng với hoạt động khai thác thủy sản của nước ta hiện nay

  • A.

    Sản lượng khai thác ngày càng tăng.

  • B.

    Đẩy mạnh phát triển đánh bắt xa bờ.

  • C.

    Nghề cá phát triển mạnh ở Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

  • D.

    Khai thác thủy sản nội địa là chủ yếu.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nước ta tiếp giáp vùng biển rộng lớn, nhiều ngư trường trọng điểm với nguồn lợi thủy hải sản dồi dào

=> Hoạt động đánh bắt thủy sản vùng biển ven bờ và hiện nay là ngoài khơi xa được đẩy mạnh, mang lại sản lượng thủy hải sản vô cùng lớn.

=> Nhận xét: Khai thác thủy sản nội địa là chủ yếu là không đúng.

Câu 8 :

Để giảm tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là

  • A.

    phát triển và mở rộng mạng lưới các đô thị.

  • B.

    xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở đô thị.

  • C.

    hạn chế sự gia tăng dân số cả ở nông thôn và đô thị.

  • D.

    xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, công nghiệp hoá nông thôn.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Mục đích của di dân tự do là dân cư từ các vùng nông thôn ồ ạt lên thành thị để tìm kiếm việc làm

=> cần có chính sách gì để hạn chế.

Lời giải chi tiết :

- Nguyên nhân của di dân tự do là: Vùng nông thôn, do tính mùa vụ của hoạt động sản xuất nông nghiệp => dẫn đến tình trạng thiếu việc làm.

=> Người dân từ nông thôn di chuyển lên thành thị để tìm kiếm việc làm, cải thiện đời sông.

=> Để khắc phục tình trạng di dân này cần tạo nhiều việc làm cho người dân ở vùng nông thôn bằng các biện pháp xóa đói giảm nghèo, đa dạng hóa hoạt động kinh tế, phát triển sản xuất công nghiệp…

Câu 9 :

Cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đơi là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng

  • A.

    Trung du và miền núi Bắc Bộ.

  • B.

    Đồng bằng sông Hồng.

  • C.

    Tây Nguyên.

  • D.

    Bắc Trung Bộ.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vùng nào có đầy đủ đai khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới

=> phát triển đầy đủ các loại cây này.

Lời giải chi tiết :

Với đặc điểm địa hình cao nhất cả nước (vùng núi Tây Bắc) => Trung du và miền núi Bắc Bộ hội tụ đầy đủ 3 đai khí hậu: Nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới núi cao

=> tạo điều kiện phát triển  các loài cây ăn quả, dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.

Câu 10 :

Nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư ở nước ta:

  • A.

    Tập quán canh tác và thâm canh cây lúa nước.

  • B.

    Chính sách phát triển dân số của Nhà nước.

  • C.

    Lịch sử định cư và phương thức sản xuất.

  • D.

    Tăng cường đầu tư khai hoang mở rộng đất ở.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ với đặc điểm phân bố dân cư nước ta: tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng (đặc biệt đồng bằng sông Hồng), phần lớn là dân cư nông thôn; thưa thớt ở vùng núi.

=> Tìm ra nguyên nhân

Lời giải chi tiết :

Dân cư nưóc ta phân bố không đồng đều:

- Đồng bằng sông Hồng có truyền thống canh tác lúa lâu đời

-> phương thức canh tác lúa nước đòi hỏi nhiều lao động

Cùng với lịch sử nghìn năm văn hiến

=> Vùng thu hút mạnh mẽ dân cư sinh sống. Đây là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước.

- Đồng bằng sông Cửu Long cũng là vùng chuyên canh lúa nước nhưng lịch sử khai thác lãnh thổ còn trẻ. Vùng có dân số ít hơn Đồng bằng sông Hồng.

=> Vậy lịch sử khai thác lãnh thổ kết hợp với phương thức canh tác sẽ thu hút phần lớn dân cư vê đây sinh sống.

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.