Kiểm tra 15 phút lần 1 học kì 2 Địa lí 12- Đề số 2
Đề bài
Sự thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta hiện nay chủ yếu là do tác động của
-
A.
việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
-
B.
sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp cần nhiều lao động.
-
C.
cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật và quá trình đổi mới nền kinh tế.
-
D.
sự phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng.
Sau khi gia nhập WTO khu vực kinh tế nào tăng nhanh về tỉ trọng
-
A.
Kinh tế nhà nước.
-
B.
Kinh tế tư nhân.
-
C.
Kinh tế tập thể.
-
D.
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn hơn khai thác?
-
A.
Nghệ An.
-
B.
Quảng Bình.
-
C.
Bình Định.
-
D.
Bạc Liêu.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, hãy cho biết các đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là
-
A.
Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
-
B.
Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Cần Thơ.
-
C.
Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hạ Long, Cần Thơ, Huế.
-
D.
Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Ngành lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ nước ta vì:
-
A.
rừng có nhiều giá trị về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái.
-
B.
nhu cầu về tài nguyên rừng lớn và phổ biến ở tất cả các vùng.
-
C.
3/4 diện tích là đồi núi và có vùng rừng ngập mặn ở ven biển.
-
D.
độ che phủ rừng tương đối lớn và đang có xu hướng tăng lên.
Việc phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc ít người ở nước ta cần được chú trọng hơn nữa do
-
A.
các dân tộc ít người đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng.
-
B.
một số dân tộc ít người có những kinh nghiệm sản xuất quí báu.
-
C.
sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc hiện có sự chênh lệch đáng kể, mức sống của bộ phận dân tộc ít người thấp.
-
D.
trước đây chúng ta chưa chú trọng vấn đề này.
Cây rau màu ôn đới được trồng ở đồng bằng sông Hồng vào vụ
-
A.
Đông xuân.
-
B.
Hè thu.
-
C.
Mùa.
-
D.
Đông.
Nguyên nhân chính dẫn đến trình độ thâm canh cao ở Đồng bằng sông Hồng là
-
A.
Đất chật người đông, nhu cầu lương thực lớn.
-
B.
Để giải quyết tình trạng thất nghiệp.
-
C.
Do đất đai ở đây sớm bạc màu.
-
D.
Để có đủ thức ăn cho chăn nuôi.
Đàn lợn nước ta tập trung nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long vì
-
A.
Đây là hai đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng, khí hậu ôn hòa.
-
B.
Các dịch vụ về giống, thú y được đảm bảo.
-
C.
Nguồn thức ăn dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
-
D.
Các cơ sở công nghiệp chế biến thịt phát triển.
Nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông phẩm hàng hóa ở nước ta trong giiai đoạn hiện nay là
-
A.
khoa học – kĩ thuật.
-
B.
lực lượng lao động.
-
C.
thị trường.
-
D.
tập quán sản xuất.
Lời giải và đáp án
Sự thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta hiện nay chủ yếu là do tác động của
-
A.
việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
-
B.
sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp cần nhiều lao động.
-
C.
cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật và quá trình đổi mới nền kinh tế.
-
D.
sự phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng.
Đáp án : C
Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế theo hướng CNH – HĐH đòi hỏi nhu cầu lao động cao trong các ngành CN –XD và dịch vụ.
=> Thúc đẩy sự thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta hiện nay.
Sau khi gia nhập WTO khu vực kinh tế nào tăng nhanh về tỉ trọng
-
A.
Kinh tế nhà nước.
-
B.
Kinh tế tư nhân.
-
C.
Kinh tế tập thể.
-
D.
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Đáp án : D
Sau khi gia nhập WTO, nước ta đã mở rộng thị trường và thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
=> thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh về tỉ trọng.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn hơn khai thác?
-
A.
Nghệ An.
-
B.
Quảng Bình.
-
C.
Bình Định.
-
D.
Bạc Liêu.
Đáp án : D
Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 20
Căn cứ vào Atlat Địa lí Viêt Nam trang 20:
B1. Nhận biết kí hiệu sản lượng thủy sản khai thác (cột màu hồng) và nuôi trồng (cột màu xanh)
B2. Xác định được:
- tỉnh Bạc Liêu có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn hơn khai thác (cột màu xanh cao hơn).
- Các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Bình Định có sản lượng thủy sản nuôi trồng thấp hơn khai thác (cột màu xanh thấp hơn)
=> Loại đáp án A, B, C
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, hãy cho biết các đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là
-
A.
Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
-
B.
Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Cần Thơ.
-
C.
Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hạ Long, Cần Thơ, Huế.
-
D.
Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Đáp án : A
Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5:
B1. Nhận biết kí hiệu đô thị trực thuộc Trung ương.
B2. Đọc tên các đô thị trực thuộc Trung ương, gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
Ngành lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ nước ta vì:
-
A.
rừng có nhiều giá trị về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái.
-
B.
nhu cầu về tài nguyên rừng lớn và phổ biến ở tất cả các vùng.
-
C.
3/4 diện tích là đồi núi và có vùng rừng ngập mặn ở ven biển.
-
D.
độ che phủ rừng tương đối lớn và đang có xu hướng tăng lên.
Đáp án : C
Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi và có vùng rừng ngập mặn ven biển.
=> độ che phủ rừng lớn, hầu hết các vùng lãnh thổ ở miền núi phía Tây và cả vùng đồng bằng ven biển đều phát triển ngành lâm nghiệp
=> Do vậy, lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết vùng lãnh thổ nước ta.
Việc phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc ít người ở nước ta cần được chú trọng hơn nữa do
-
A.
các dân tộc ít người đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng.
-
B.
một số dân tộc ít người có những kinh nghiệm sản xuất quí báu.
-
C.
sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc hiện có sự chênh lệch đáng kể, mức sống của bộ phận dân tộc ít người thấp.
-
D.
trước đây chúng ta chưa chú trọng vấn đề này.
Đáp án : C
Từ khóa câu hỏi :“vấn đề phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc”
=> Vậy nguyên nhân cần xác định phải liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở các dân tộc
=> Nguyên nhân phù hợp nhất là C. sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc hiện có sự chênh lệch đáng kể, mức sống của bộ phận dân tộc ít người thấp
Cây rau màu ôn đới được trồng ở đồng bằng sông Hồng vào vụ
-
A.
Đông xuân.
-
B.
Hè thu.
-
C.
Mùa.
-
D.
Đông.
Đáp án : D
Liên hệ đặc trưng khí hậu vào mùa đông của ĐBSH.
Vùng ĐBSH nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa đông bắc -> tạo nên một mùa đông lạnh
=> thuận lợi để phát triển rau quả ôn đới vào vụ Đông.
Nguyên nhân chính dẫn đến trình độ thâm canh cao ở Đồng bằng sông Hồng là
-
A.
Đất chật người đông, nhu cầu lương thực lớn.
-
B.
Để giải quyết tình trạng thất nghiệp.
-
C.
Do đất đai ở đây sớm bạc màu.
-
D.
Để có đủ thức ăn cho chăn nuôi.
Đáp án : A
- Vấn đề đặt ra đối với ĐBSH hiện nay là dân số đông -> gây sức ép lớn lên các vấn đề ăn, ở, việc làm, môi trường.
- Mục đích của thâm canh là tăng năng suất, sản lượng lúa trên một đơn vị diện tích.
=> Từ đó tìm ra các vấn đề sẽ được giải quyết nếu đẩy mạnh thâm canh.
ĐBSH có mức độ tập trung dân số đông nhất cả nước.
=> Nhu cầu về lương thực cũng như đất ở, đất chuyên dụng lớn.
=> Khả năng mở rộng đất nông nghiệp là rất hạn chế
=> Cần áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, đẩy mạnh thâm canh để tăng năng suất và sản lượng lúa.
Đàn lợn nước ta tập trung nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long vì
-
A.
Đây là hai đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng, khí hậu ôn hòa.
-
B.
Các dịch vụ về giống, thú y được đảm bảo.
-
C.
Nguồn thức ăn dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
-
D.
Các cơ sở công nghiệp chế biến thịt phát triển.
Đáp án : C
Liên hệ tới nguồn thức ăn chủ yếu của đàn lợn.
=> tìm ra nguyên nhân phân bố
Nguồn thức ăn chủ yếu của đàn lợn là các phụ phẩm của ngành trồng trọt (ngô, lúa, rau màu)
=> ĐBSH và ĐBSCL là 2 vùng trọng điểm lương thực của nước ta
=> Vì vậy đàn lớn phân bố chủ yếu ở 2 vùng này
Nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông phẩm hàng hóa ở nước ta trong giiai đoạn hiện nay là
-
A.
khoa học – kĩ thuật.
-
B.
lực lượng lao động.
-
C.
thị trường.
-
D.
tập quán sản xuất.
Đáp án : C
Mục địch của việc phát triển sản xuất nông sản hàng hóa là tạo ra nhiều sản phẩm để thu lợi nhuận.
Mục địch của việc phát triển sản xuất nông sản hàng hóa là tạo ra nhiều sản phẩm để thu lợi nhuận.
=> Yêu cầu về đầu ra sản phẩm (thị trường tiêu thụ) là rất quan trọng
=> Thị trường tiêu thụ rộng lớn -> sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất phát triển và ngược lại khi thị trường nông sản biến động sẽ có tác động trực tiếp đến nền sản xuất.